Các tin tức tại MEDlatec

Bệnh nhân nhồi máu lỗ khuyết thường gặp triệu chứng nào?

Ngày 19/04/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Hội chứng lỗ khuyết có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, là nguyên nhân dẫn tới tử vong. Người bệnh nên chủ động tìm hiểu, nắm được một số triệu chứng điển hình của bệnh nhồi máu lỗ khuyết để đi điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ chia sẻ một vài triệu chứng thường gặp của bệnh, giúp bạn phát hiện sớm vấn đề sức khỏe của bản thân.

1. Thế nào là nhồi máu lỗ khuyết?

Chắc hẳn ít người từng nghe và tìm hiểu về tình trạng nhồi máu lỗ khuyết (hay ổ khuyết), hiểu đơn giản, hiện tượng này xảy ra khi xuất hiện những ổ nhồi máu với kích thước nhỏ, thường nhỏ hơn 15mm. lỗ khuyết chủ yếu nằm sâu, khó phát hiện, đồng thời không để lại triệu chứng rõ ràng. Chính vì thế bệnh nhân thường chủ quan, không kịp thời phát hiện và chữa trị.

Nhồi máu lỗ khuyết thường gặp với người bị cao huyết áp

Các bác sĩ cho biết người có cấu tạo mạch máu nhỏ có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao. Bên cạnh đó, nếu là bệnh nhân từng bị cao huyết áp hoặc tiểu đường thì bạn càng phải cẩn thận, theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện ra lỗ khuyết.

Trên thực tế, nhồi máu lỗ khuyết là một dạng bệnh thường gặp của nhồi máu cơ tim, có khoảng 20 - 23% tổng số bệnh nhân đang phải đối mặt với tình trạng kể trên. Về lâu về dài, bệnh nhân có nguy cơ hoại tử não do không được cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết, dẫn tới thiếu glucose cũng như oxy. Thậm chí, một số người bệnh được chẩn đoán đột quỵ não do ảnh hưởng của chứng nhồi máu cơ tim.

Như vậy, nhồi máu cơ tim nói chung và nhồi máu dạng lỗ khuyết nói riêng là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Người bệnh nên theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm bệnh để hạn chế những diễn biến xấu hơn xảy ra.

2. Dấu hiệu cảnh báo chứng nhồi máu lỗ khuyết

Để phát hiện nguy cơ mắc bệnh, chúng ta nên dựa vào các triệu chứng bất thường, chủ động đi kiểm tra sức khỏe sớm.

Bệnh nhân thường có dấu hiệu méo mặt

Đa số bệnh nhân nhồi máu lỗ khuyết đều có dấu hiệu liệt mặt, thường là liệt một bên mặt. Lúc này, cơ mặt của bệnh nhân yếu hơn so với bình thường, có dấu hiệu chảy xệ và trở nên lệch. Triệu chứng này càng trở nên rõ rệt hơn mỗi khi bệnh nhân cười, nụ cười méo rất rõ. Tốt nhất, ngay khi gặp phải dấu hiệu bất thường này, chúng ta nên tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, phát hiện kịp thời.

Bên cạnh đó, khi cơn nhồi máu xuất hiện, khả năng nói của người bệnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Bệnh nhân đột nhiên nói ngọng, giọng nói nghe khác lạ và rất hay nói lắp bắp,… Đây là những dấu hiệu điển hình giúp chúng ta phát hiện nguy cơ nhồi máu cơ tim và đi điều trị sớm.

Cơ của bệnh nhân nhồi máu lỗ khuyết cũng yếu hơn so với bình thường, chính vì thế cánh tay hoặc chân của họ vận động kém linh hoạt hơn, thậm chí là nhiều trường hợp bị liệt. Bên cạnh những triệu chứng điển hình kể trên, bệnh nhân còn phải đối mặt với nhiều dấu hiệu khác, ví dụ như: đau nhức đầu, chóng mặt và có dấu hiệu nôn mửa,…

Bệnh nhân gặp các triệu chứng được liệt kê ở trên cần đi cấp cứu sớm, bởi vì chứng bệnh này tiến triển rất nhanh. Nếu không tận dụng được khoảng thời gian vàng, bệnh nhân sẽ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần được đi cấp cứu kịp thời

3. Nhồi máu lỗ khuyết có để lại biến chứng hay không?

Bất cứ dạng nhồi máu cơ tim nào cũng có thể để lại biến chứng nếu bệnh nhân không kịp thời cấp cứu, xử lý. mờ mắt, rối loạn tiểu tiện hoặc giảm trí nhớ là những di chứng thường gặp ở bệnh nhân, trong đó có người bị nhồi máu lỗ khuyết. Để phục hồi, bệnh nhân cần trải qua một thời gian chăm sóc, điều trị khá dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn từ chính người bệnh và người thân trong gia đình.

Rối loạn ngôn ngữ cũng là vấn đề thường xảy ra với bệnh nhân từng bị nhồi máu cơ tim. So với khi khỏe mạnh, khả năng ngôn ngữ của người bệnh giảm đáng kể, họ rất hay nói lắp bắp, ngọng. Một số trường hợp nhồi máu cơ tim nặng, không kịp thời điều trị, bệnh nhân gần như không nói được.

Liệt là biến chứng khá nặng đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim, một số dạng liệt như: liệt tứ chi, nửa người hoặc liệt toàn thân. Điều này ảnh hưởng tới khả năng vận động, cuộc sống của người bệnh, họ trở nên phụ thuộc vào gia đình.

4. Phương pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân nhồi máu lỗ khuyết

4.1. Điều trị cho bệnh nhân

Như đã phân tích, bệnh nhân nhồi máu lỗ khuyết nếu được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì họ có cơ hội bình phục sức khỏe tốt. Ngày nay, phương pháp điều trị, xử lý cơn nhồi máu rất đa dạng và tùy vào thời điểm người bệnh phát hiện.

Bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị tùy vào từng giai đoạn phát hiện bệnh

Nếu kịp thời phát hiện cơn nhồi máu trong vòng 3 - 4.5 tiếng đồng hồ kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp dùng thuốc tiêu sợi huyết. Thuốc có nhiệm vụ làm tan máu đông khá tốt. Nhờ sử dụng thuốc kịp thời, đúng cách, rất nhiều bệnh nhân đã phục hồi sức khỏe và giảm thiểu tối đa nguy cơ tàn tật, liệt vận động.

Nếu bệnh nhân được phát hiện sau 4.5 - 12 tiếng thì phương pháp tiêm thuốc tiêu sợi huyết sẽ không được áp dụng. Thay vào đó, người bệnh sẽ được điều trị bằng cách lấy huyết khối. Nhìn chung, đây là phương pháp điều trị can thiệp sâu và đem lại hiệu quả cao, giúp bệnh nhân vượt qua cơn nguy kịch.

Song song với hai phương pháp điều trị kể trên, bác sĩ cũng nỗ lực kiểm soát chỉ số huyết áp, đường máu và mỡ máu của người bệnh nhằm mục đích bảo vệ não bổ, tránh những tổn thương nghiêm trọng xảy ra trong quá trình điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được điều trị nội khoa với các loại thuốc phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh.

4.2. Chăm sóc cho bệnh nhân

Sau khi vượt qua cơn nguy kịch, bệnh nhân nhồi máu lỗ khuyết cần được chăm sóc để sớm phục hồi sức khỏe và quay trở lại cuộc sống bình thường. Ở giai đoạn điều trị, người bệnh gần như không thể vận động, phải nằm yên một chỗ. Điều này có thể dẫn tới tình trạng viêm, loét da. Do đó, gia đình cần chú ý vệ sinh cho bệnh nhân cẩn thận.

Ở giai đoạn phục hồi, bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận

Đồng thời, chúng ta cần có kế hoạch luyện tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân bằng các bài tập vật lý trị liệu. Đây là cách giúp người bệnh có thể từng bước vận động, sinh hoạt trở lại. Thời gian này, bệnh nhân thường cảm thấy tự ti, mặc cảm và rất cần sự quan tâm, chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần từ người thân.

Ngoài ra, các bạn đừng quên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ dinh dưỡng để người bệnh duy trì sức khỏe và phục hồi nhanh nhất.

Mong rằng qua bài viết này bệnh nhân sẽ hiểu hơn về chứng nhồi máu lỗ khuyết, đặc biệt là các dấu hiệu bệnh. Từ đó, người bệnh sẽ đi điều trị kịp thời, tăng cơ hội phục hồi sức khỏe cho bản thân.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.