Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh quai bị gây sưng đau những vùng nào? Nguy cơ biến chứng ra sao?
- 04/10/2021 | Người mắc quai bị nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh
- 14/06/2021 | Những biến chứng cần cảnh giác khi người lớn bị quai bị
- 19/06/2021 | Viêm tinh hoàn do quai bị: cách điều trị và phòng ngừa
- 21/09/2021 | Bệnh quai bị mấy ngày sẽ khỏi và cách phòng ngừa bệnh
- 21/07/2021 | Triệu chứng bệnh quai bị bé trai và bé gái khác nhau như thế nào?
1. Bệnh quai bị gây sưng đau những vùng nào?
Thông thường sau khi nhiễm virus paramyxovirus, thường ủ bệnh khoảng 18 đến 25 ngày và không xuất hiện những triệu chứng bất thường.
Sau khi thời gian ủ bệnh kết thúc, bệnh nhân bước sang giai đoạn khởi phát với những biểu hiện khá rõ ràng như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sốt kèm theo đau nhức đầu.
Đến giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có triệu chứng đau góc hàm, tuyến mang tai lúc này bắt đầu sưng to dần, có thể sưng 1 hoặc cả 2 bên mang tai, thông thường sẽ sưng cả hai bên. Tuy nhiên, hai bên sẽ sưng không đều nhau, bên sưng to, bên sưng nhỏ.
Trẻ mắc quai bị có thể bị sốt
Như vậy, với câu hỏi “Bệnh quai bị gây sưng đau những vùng nào”, thì câu trả lời chính là sưng vùng tuyến mang tai và sưng đau tinh hoàn, đôi khi là tuyến dưới hàm. Khi quan sát hai vùng sưng này sẽ thấy căng bóng và không bị đỏ, sờ vào thấy nóng, khi ấn vùng sưng khiến bệnh nhân bị đau nhưng không gây lõm. Sau đó, vùng sưng này có thể lan rộng sang má, vùng dưới hàm, cũng có thể lan đến ngực khiến phù phần xương ứng trước. Người bệnh có cảm giác bị khó nuốt, khó nói, họng bị sưng đỏ, đau lan sang cả hai tai, khó thở đôi khi phải mở khí quản.
Thông thường bệnh nhân sẽ hết sốt sau 3 đến 4 ngày và sau đó tuyến nước bọt cũng sẽ giảm sưng dần dần. Bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 10 ngày. Phần lớn những người đã từng mắc quai bị sẽ không bị lại lần 2.
Bệnh quai bị có thể lây nhiễm qua đường hô hấp
Đa số bệnh nhân mắc quai bị đều có biểu hiện rất rõ ràng nhưng cũng có một số trường hợp nhiễm virus nhưng lại không có triệu chứng, dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Những đối tượng bệnh nhân này có nguy cơ lây nhiễm sang những người khỏe mạnh mà có thể chính họ cũng không hay biết.
2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị
2.1. Phương pháp điều trị bệnh quai bị
Hiện nay, việc điều trị bệnh quai bị chủ yếu là điều trị khắc phục triệu chứng vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Một số biện pháp cần được thực hiện đối với người bệnh như dùng thuốc giảm đau, chống viêm corticoid hoặc chườm nóng để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, súc miệng bằng nước muối sau ăn, nên lựa chọn những thực phẩm dạng lỏng,…
Trong thời gian bị bệnh, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tốt nhất nên nằm nghỉ, hạn chế đi lại, điều này cần thiết đối với những trẻ bị bệnh đang trong tuổi vị thành niên, nhất là trong thời gian bị sốt và sưng tuyến nước bọt.
Lưu ý, căn bệnh này có thể lây nhiễm sang người khác qua đường hô hấp, tiếp xúc với giọt bắn khi trò chuyện với người bệnh hay ăn chung đồ ăn với người bệnh, tiếp xúc với đồ vật có chứa dịch tiết đường hô hấp của người bệnh,… Chính vì thế, người bệnh cần cách ly ít nhất 2 tuần để tránh lây nhiễm sang người khác.
2.2. Nguy cơ biến chứng của bệnh quai bị
Ngoài thắc mắc “Bệnh quai bị gây sưng đau những vùng nào”, thì biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị cũng khiến nhiều người quan tâm, lo lắng. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm:
Tăng nguy cơ vô sinh
Nếu như không biết chăm sóc cho bệnh nhân đúng cách, thì những biến chứng của bệnh hoàn toàn có thể xảy ra, trong đó đáng lo ngại nhất là quai bị có khả năng gây vô sinh cho người bệnh.
Bệnh quai bị có thể làm tăng nguy cơ vô sinh
Cụ thể là những trường hợp bị bệnh quai bị khi đang ở tuổi sau dậy thì khi mắc bệnh, ngoài biểu hiện sưng tuyến mang tai, còn có thể bị sưng đau ở 1 hoặc 2 bên tinh hoàn. Sau đó khoảng 2 tháng mới có thể nhận biết rõ tinh hoàn của bệnh nhân có bị teo hay không? Trong trường hợp bị teo tinh hoàn thì có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Thông thường tỉ lệ bị teo tinh hoàn do bệnh quai bị gây ra chiếm khoảng 30 đến 40%.
Sinh non hoặc thai chết lưu
Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ thì biến chứng có thể gặp phải là sảy thai hoặc sinh con mang dị tật bẩm sinh. Đối với những phụ nữ bị bệnh ở giai đoạn cuối thai kỳ, có thể phải đối mặt với biến chứng sinh non hay tình trạng thai chết lưu.
Nhồi máu phổi
Biến chứng này là hậu quả sau khi viêm tinh hoàn dẫn tới huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến. Nhồi máu phổi có thể dẫn đến hoại tử mô phổi, rất nguy hiểm.
Viêm buồng trứng
Các trẻ em gái mắc quai bị ở tuổi sau dậy thì có nguy cơ bị viêm buồng trứng là có thể dẫn tới vô sinh.
Viêm tụy
Đây là một biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị với tỷ lệ khoảng 3 đến 7%.
Các tổn thương thần kinh
Một số bệnh nhân mắc quai bị không được chăm sóc đúng cách có thể gây ra những tổn thương thần kinh, chẳng hạn như viêm não, viêm màng não. Biến chứng này khiến người bệnh bị đau nhức đầu, co giật, rối loạn thị giác, viêm đa rễ thần kinh hay viêm tủy sống cắt ngang.
Tiêm vắc xin để phòng ngừa quai bị
Ngoài những biến chứng kể trên, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng khác như viêm cơ tim, viêm tuyến lệ, viêm tuyến giáp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, xuất huyết do giảm tiểu cầu,…
Hiện nay, phương pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất chính là tiêm vắc xin phòng ngừa quai bị. Đây là cách rất hiệu quả để tạo ra kháng thể, cho miễn dịch ít nhất trong khoảng 17 năm. Trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ em trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ có thai, người phải tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị,… được khuyến cáo nên tiêm để bảo vệ sức khỏe.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bệnh quai bị gây sưng đau những vùng nào”, cũng như các biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn đăng ký khám và điều trị bệnh hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh, có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!