Các tin tức tại MEDlatec

Bệnh sán chó có lây từ người sang người không? Cách phòng ngừa và xử trí khi nghi ngờ nhiễm bệnh

Ngày 05/04/2025
Tham vấn y khoa: BS. Phạm Văn Quang
Sán chó là ký sinh trùng dễ lây nhiễm từ chó sang người, đặc biệt là ở những nơi có môi trường ô nhiễm. Vậy bệnh sán chó có lây từ người sang người không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời băn khoăn này, biết được con đường lây bệnh để phòng ngừa và kịp thời xử trí đúng khi có dấu hiệu lây nhiễm.

1. Tổng quan về bệnh sán chó

Bệnh sán chó là một loại nhiễm ký sinh trùng phổ biến ở chó, do nhiều loài sán khác nhau gây ra. Các ký sinh trùng này thường sống trong ruột của chó và gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Các loài sán khác nhau có đặc điểm sinh học và chu kỳ sống riêng biệt, nhưng điểm chung là chúng đều có khả năng gây hại cho sức khỏe của vật chủ.

Chó là vật chủ chính, con người thường là vật chủ trung gian vô tình khi nuốt phải trứng ký sinh từ phân của chó nhiễm sán. Nguyên nhân khiến con người bị bệnh sán chó là:

- Chó mắc bệnh tiết trứng ký sinh qua phân, nếu tiếp xúc với phân này con người sẽ bị lây nhiễm.

- Nuôi thú cưng nhưng không rửa tay kỹ hoặc không vệ sinh sau khi tiếp xúc với chó nên lây nhiễm.

- Dùng nước và thực phẩm có trứng sán chó ký sinh.

Mô phỏng cách thức sán chó lây nhiễm sang người

2. Bệnh sán chó có lây từ người sang người không và con đường lây nhiễm sán?

2.1. Con đường nào làm lây nhiễm sán chó?

Lây nhiễm giun sán là hiện tượng nhiều người gặp phải. Cũng vì thế vấn đề: bệnh sán chó có lây từ người sang người không luôn nhận được sự quan tâm. Nếu không hiểu về con đường lây nhiễm ký sinh trùng này, nhiều người sẽ không thể trả lời được băn khoăn đó.

Sán chó lây nhiễm cho con người qua các con đường sau:

- Tiếp xúc trực tiếp với phân nhiễm

Khi chó nhiễm sán bài tiết ra phân, con người có thể vô tình tiếp xúc với các trứng sán qua tay, đồ vật hoặc bề mặt ô nhiễm, sau đó nuốt phải trứng sán khi ăn uống.

- Tiếp xúc gián tiếp qua môi trường

Các vật dụng, cỏ dại, đất đai hoặc bề mặt công cộng có thể là nguồn lây nhiễm nếu bị nhiễm trứng sán từ phân của chó. Những người thường xuyên làm việc ngoài trời hoặc không tuân thủ vệ sinh cá nhân có nguy cơ cao bị lây nhiễm.

- Thói quen vệ sinh kém sạch sẽ 

Rửa tay không sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chó hay môi trường bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng sán chó. 

2.2. Sán chó có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành được không?

Từ thông tin về con đường lây nhiễm ở trên, với câu hỏi: bệnh sán chó có lây từ người sang người không, có thể thấy được câu trả lời là: không thể lây nhiễm sán chó từ người bệnh sang người lành. 

Sở dĩ sán chó không có khả năng lây từ người sang người vì loại sán này gây bệnh ở loài chó. Sán chó chỉ duy trì vòng đời của nó trong ruột chó. Người là vật chủ trung gian bị lây nhiễm, sán không tạo được vòng đời mới khi ở trong ruột người.

Mặt khác, đốt sán chó cũng không thể đi qua được hậu môn của người, không di chuyển được qua sữa mẹ hay qua máu nên không thể lây từ người bệnh sang người lành, từ mẹ sang con.

Người bệnh được bác sĩ giải thích bệnh sán chó có lây từ người sang người không và hướng dẫn phương pháp trị bệnh

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó và biện pháp xử trí khi mắc bệnh

3.1. Phòng ngừa bệnh sán chó bằng cách nào?

Để phòng ngừa lây nhiễm sán chó, một số biện pháp sau đây cần được mỗi cá nhân và cộng đồng nghiêm túc thực hiện:

- Đối với cá nhân

+ Rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi tiếp xúc trực tiếp với chó hoặc đi ra ngoài. Trẻ em cần được dạy kỹ các quy tắc vệ sinh cá nhân để hạn chế việc nuốt phải vi khuẩn hay trứng ký sinh trùng.

+ Dọn vệ sinh nơi ở của chó sạch sẽ hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ lây lan ký sinh trùng trong gia đình.

+ Khám sức khỏe định kỳ cho thú cưng trong nhà để sớm phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng nhiễm ký sinh trùng, tránh nguy cơ lây nhiễm sang người.

- Đối với cộng đồng

+ Tuyên truyền, giáo dục kiến thức về vệ sinh cá nhân và con đường lây nhiễm sán chó cũng như các bệnh ký sinh trùng khác để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình.

+ Dọn dẹp môi trường công cộng định kỳ, nhất là những khu vực nuôi chó để xử lý kịp thời nguồn ô nhiễm có thể chứa trứng sán.

+ Tiêm phòng định kỳ cho chó để giảm nguy cơ phát triển và lây lan của sán chó. Việc này vừa giúp bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi vừa giảm nguy cơ bệnh sán lây truyền sang con người.

3.2. Người bị nhiễm sán chó cần làm gì?

Khi nghi ngờ nhiễm sán chó với các triệu chứng như: đau bụng, ngứa da, mệt mỏi,... thay vì băn khoăn, tìm hiểu bệnh sán chó có lây từ người sang người không, người bệnh hãy:

- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng tìm kiếm sự hiện diện của sán chó trong máu hoặc phân.

- Trường hợp đã được chẩn đoán và có đơn thuốc điều trị sán chó từ bác sĩ chuyên khoa, hãy thực hiện đúng phác đồ, không tự ý giảm hay tăng liều, không dừng thuốc để ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu diệt sán và tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống giàu dinh dưỡng và không ăn thực phẩm chưa được nấu chín kỹ.

- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để làm lại xét nghiệm xác nhận đã loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng hoặc phát hiện kịp thời để điều trị ngay nếu có nguy cơ bệnh tái phát.

Xét nghiệm ký sinh trùng giúp người bệnh được chẩn đoán đúng về khả năng lây nhiễm sán chó

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bệnh sán chó có lây từ người sang người không và biết cách phòng ngừa lây nhiễm, xử lý đúng khi có triệu chứng bệnh.

Nếu nghi ngờ nhưng chưa biết cách xác nhận khả năng nhiễm sán chó, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn xét nghiệm ký sinh trùng giúp chẩn đoán đúng và biết hướng điều trị hiệu quả. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.