Các tin tức tại MEDlatec

Bệnh tiểu đường tuýp 2: Làm sao để ngăn chặn bệnh hiệu quả?

Ngày 24/09/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Tiểu đường tuýp 2 có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Số ca mắc bệnh ngày càng tăng và đáng lo ngại hơn khi bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Cùng tìm hiểu về loại tiểu đường này và cách phòng ngừa bệnh trong bài viết sau.

1. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng tăng đường máu do thiếu insulin, do tác động của insulin chưa hiệu quả hoặc do cả hai. Thời gian đầu, khi hoạt động của Insulin chưa hiệu quả, tuyến tụy sẽ tạo thêm insulin để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, khi tuyến này không thể tiết ra đủ insulin để lượng đường trong máu về mức ổn định thì gây ra bệnh tiểu đường

Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày, hãy đi kiểm tra xem mình có mắc tiểu đường hay không

Người bệnh thường có các biểu hiện như: 

  • Thường xuyên khát nước. 
  • Hay đi tiểu. 
  • Gầy, sút cân nhanh.
  • Bị ngứa ran hoặc tê ở bàn tay, bàn chân. 
  • Mệt mỏi. 
  • Vết thương lâu lành. 
  • Hay cảm thấy đói. 

Người có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm: 

  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh. 
  • Từng bị tiểu đường thai kỳ. 
  • Người cao tuổi. 
  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh. 
  • Người béo phì.
  • Người ít hoạt động thể chất.

2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ?

Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2, nhiều người bệnh lo lắng rằng đây là loại tiểu đường nặng nhất. Thực ra, không có tiểu đường tuýp nào được đánh giá là nặng nhất. Tình trạng bệnh nặng hay nghiêm trọng phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát đường huyết của người bệnh, chẳng hạn như có duy trì chế độ ăn uống lành mạnh hay không, có uống thuốc theo chỉ định hay không và có thường xuyên tập thể dục hay không,... 

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh lý nghiêm trọng mà bạn không nên chủ quan

Nhiều bệnh nhân vẫn có thể kiểm soát bệnh và sống khỏe mạnh nếu áp dụng đúng hướng dẫn điều trị bệnh của bác sĩ. Ngược lại, một số bệnh nhân do không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nên gặp phải những biến chứng nguy hiểm, chất lượng sống rất thấp. 

Do đó, bạn không nên quan niệm bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ hơn bệnh tiểu đường tuýp 1. Nếu như không được kiểm soát tốt, cả 2 loại tiểu đường này đều gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. 

- Một số biến chứng bệnh:

+ Hạ đường huyết với những biểu hiện như mệt mỏi, run tay chân, thậm chí hôn mê nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân có thể do người bệnh dùng quá liều thuốc, tập thể dục quá sức hoặc hay bỏ bữa,...

+ Tăng áp lực thẩm thấu: Biến chứng này có thể xảy ra nếu đường huyết của bệnh nhân bị tăng cao quá mức khiến người bệnh bị mất nước nghiêm trọng và dẫn đến tình trạng hôn mê.

+ Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

+ Suy thận.

+ Giảm thị lực nghiêm trọng. 

+ Biến chứng thần kinh như tổn thương thần kinh ngoại biên, mất cảm giác khi bị vật nhọn đâm vào,...

+ Loét bàn chân, vết thương ở các chi khó lành, thậm chí phải cắt cụt chi.

Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể đặc trị căn bệnh này. Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn và dùng thuốc, luyện tập thể thao để kiểm soát bệnh hiệu quả. 

3. Phải làm sao để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2?

Nếu chúng ta thay đổi lối sống và chế độ ăn lành mạnh thì có thể phòng tránh được bệnh tiểu đường tuýp 2. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn để giảm nguy cơ mắc căn bệnh này: 

Ăn uống khoa học để phòng tránh tiểu đường

- Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp: Khi bạn ăn uống lành mạnh, bạn không chỉ có một vóc dáng đẹp mà còn có một sức khỏe tốt hơn. Một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho bạn như sau: 

+ Hãy uống nước lọc thay vì nước ép trái cây quá ngọt hoặc các loại đồ uống có đường khác. 

+ Ưu tiên ăn nhiều rau và trái cây.

+ Nếu lựa chọn sữa chua cho bữa ăn nhẹ, hãy lựa chọn sữa chua không đường. 

+ Hạn chế đồ uống có cồn.

+ Hạn chế ăn các loại thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, thay vào đó hãy ưu tiên ăn thịt nạc và các loại thịt gia cầm. 

+ Hãy bỏ qua socola và mứt, thay vào đó hãy chọn bơ đậu phộng. 

+ Không nên ăn chất béo bão hòa có trong bơ, mỡ động vật mà hãy chọn chất béo không no có trong dầu ô liu, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương.

- Luyện tập thể lực

Trước khi tập luyện, bạn hãy khám sức khỏe tim mạch. Hãy lựa chọn những bài tập phù hợp với mình để tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng khỏe mạnh. Mỗi ngày nên tập khoảng 30 phút và không nên tập cường độ nặng ngay khi vừa bắt đầu tập. Bạn nên tập với mức độ vừa phải. Khi cơ thể đã thích nghi thì tăng dần cường độ tập. Với trường hợp người già bị đau khớp thì nên chia thành nhiều lần tập trong ngày.

Xét nghiệm máu là cách giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường

- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để biết rõ những bất thường trong cơ thể và xử trí kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng. 

Số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường đang tăng nhanh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bệnh cũng như mức độ nguy hiểm của nó. Hi vọng thông qua bài viết này, độc giả đã hiểu cơ bản về bệnh và biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả. 

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại là đơn vị y tế uy tín trong việc thăm khám và chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường. 

Không chỉ cung cấp dịch vụ khám, xét nghiệm tại viện, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Khi lựa chọn dịch vụ này, quý khách sẽ được nhân viên của MEDLATEC đến địa chỉ đã đăng ký để lấy mẫu xét nghiệm và quý khách hàng chỉ cần trả thêm phụ phí 10.000 đồng/lượt đi lại lấy mẫu. 

Nếu có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm, quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết cho bạn. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.