Các tin tức tại MEDlatec
Bị bệnh trái rạ bao lâu thì khỏi?
- 20/06/2024 | Bị thủy đậu có được tắm không? Cần lưu ý điều gì?
- 20/06/2024 | Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh nhất, hiệu quả và an toàn
- 20/06/2024 | Giải đáp những thắc mắc thường gặp về bệnh thủy đậu
- 23/06/2024 | Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Cách chữa an toàn và phòng ngừa lây nhiễm
1. Đôi nét về bệnh trái rạ
Đây là căn bệnh do virus Varicella-Zoster gây ra. Khi nhiễm virus, bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng như sốt cao, chán ăn, cơ thể đau nhức, mỏi mệt và xuất hiện những nốt ban đỏ trên da.
Trẻ bị sốt có thể do bệnh trái rạ
Những nốt ban này sẽ tiến triển thành mụn nước và khi vỡ ra có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo nếu không xử trí đúng cách. Bệnh trái rạ cũng có thể gây biến chứng về thần kinh, tim mạch, thậm chí có thể gây tử vong.
Trẻ em dưới 10 tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh. Tuy nhiên, người trưởng thành, nhất là người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ có thai,.. cũng có thể bị trái rạ.
Căn bệnh này có thể lây lan qua những con đường sau:
- Đường hô hấp: Khi tiếp xúc gần, nói chuyện với người bệnh, nhất là khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, bạn rất có thể bị lây nhiễm bệnh. Virus trong giọt bắn từ người bệnh sẽ lơ lửng trong không khí và khi bạn hít phải chúng qua đường mũi, đường miệng thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh là rất cao.
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các nốt mụn nước của người bệnh: Chẳng hạn, khi bạn chạm vào vùng da bị bệnh của người bệnh, virus sẽ có điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào cơ thể bạn và gây bệnh thủy đậu.
- Tiếp xúc gián tiếp: Khi ra môi trường bên ngoài, loại virus này có thể tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, nếu tiếp xúc với những đồ vật của người bệnh có chứa virus thì bạn cũng có thể bị lây nhiễm thủy đậu.
Hầu hết những người bị bệnh trái rạ đã khỏi sẽ không bị lại nữa vì cơ thể đã có thể sản sinh ra kháng thể chống lại loại virus này. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch giảm sút nghiêm trọng, virus thủy đậu vẫn có thể tái hoạt động và gây ra bệnh zona thần kinh.
2. Bệnh trái rạ bao lâu thì khỏi?
Virus Varicella-Zoster xâm nhập vào cơ thể thường không gây ra ngay những triệu chứng rầm rộ. Phần lớn, bệnh nhân sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh trong khoảng từ 1 đến 3 tuần. Đối với những người có hệ miễn dịch kém như phụ nữ mang thai, người già, người mắc bệnh nền thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn.
Sau đó, bệnh trái rạ sẽ chuyển sang giai đoạn khởi phát với một số triệu chứng như sốt, chán ăn, đau đầu, nổi ban đỏ, ngứa ngáy,... Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày.
Người có thể trạng yếu sẽ lâu khỏi bệnh hơn người khác
Đến giai đoạn toàn phát, người bệnh bắt đầu xuất hiện mụn nước có chứa dịch đặc và có kích thước như những hạt đậu. Những nốt mụn này sẽ lan rộng ra nhiều vùng da trên khắp cơ thể.
Sau đó, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn bình phục. Tùy thuộc vào thể trạng người bệnh, mức độ bệnh và cách chăm sóc mà thời gian bình phục sẽ khác nhau. Phần lớn, cơ thể bệnh nhân sẽ được phục hồi sau khoảng 1 tuần. Khi khỏi bệnh, những nốt mụn nước đã khô, đóng vảy và bong ra. Lúc này, bệnh nhân cần lưu ý chăm sóc, vệ sinh da theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo.
Như vậy, người bị bệnh trái rạ sẽ mất khoảng 7 đến 21 ngày để xuất hiện những triệu chứng cụ thể. Sau đó, từ giai đoạn khởi phát đến giai đoạn bình phục, cần 7 đến 10 ngày nữa. Tuy nhiên, những con số này chỉ mang tính tham khảo, vì những người có thể trạng sức khỏe kém sẽ mất nhiều thời gian để khỏi bệnh hoàn toàn.
3. Một số lưu ý về bệnh trái rạ
Người bị bệnh trái rạ cần lưu ý những vấn đề như sau để bệnh nhanh khỏi và phòng tránh nguy cơ biến chứng:
- Điều trước tiên, người bị trái rạ cần thực hiện đó là cách ly với người xung quanh, tránh đến những nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người xung quanh
- Đeo khẩu trang, nhất là khi tiếp xúc với người khác: Đây cũng là cách phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả. Việc đeo khẩu trang thường xuyên còn giúp hạn chế tình trạng virus phát tán ra bên ngoài môi trường, từ đó giảm tối đa nguy cơ lây bệnh.
- Vệ sinh cơ thể: Khi bị trái rạ, bệnh nhân không nên kiêng tắm như quan điểm của nhiêu người vì đây là quan điểm sai lầm. Nếu không vệ sinh sạch sẽ cơ thể, người bệnh sẽ vô cùng khó chịu và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Do đó, người bệnh nên tắm rửa mỗi ngày. Tuy nhiên, cần tắm đúng cách như sau:
- Tắm bằng nước ấm, không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng để tắm.
- Không nên chà xát mạnh vào những vùng da bị bệnh để hạn chế nguy cơ vỡ mụn nước.
- Người bệnh nên cắt móng tay, thường xuyên rửa tay và hạn chế thói quen gãi hay cào mạnh vào vùng da đang tổn thương.
- Thời gian tắm không nên quá lâu.
- Sau khi tắm cần lau khô người bằng khăn sạch.
- Nên lựa chọn những bộ đồ rộng và có chất liệu thấm hút tốt.
- Chế độ ăn uống phù hợp và đầy đủ dưỡng chất: Khi bị trái rạ, bệnh nhân sẽ mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau rát miệng,... vì thế hãy lựa chọn những món ăn dạng lỏng để người bệnh có thể hấp thụ một cách dễ dàng. Cháo hoặc súp hay các loại nước ép hoa quả,... rất dễ ăn, giàu dưỡng chất lại dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với người bệnh.
- Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh, chẳng hạn như khăn mặt, khăn tắm,... Khi giặt quần áo, chăn gối,... bệnh nhân cũng nên giặt riêng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Người bệnh có thể bật quạt nhẹ nhàng để cảm thấy dễ chịu, mát mẻ, hạn chế ra mồ hôi. Lưu ý không nên bật quạt mạnh hoặc đến những nơi có gió lớn.
Cha mẹ có thể an tâm khi đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu tại MEDLATEC
Trên đây là những thắc mắc giúp bạn giải đáp câu hỏi “bệnh trái rạ bao lâu thì khỏi” và một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh. Căn bệnh này có thể lây lan và gây biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Các chuyên gia khuyên bạn, nhất là mẹ bầu và trẻ em, hãy tiêm phòng thủy đậu để bảo vệ sức khỏe.
Mọi thắc mắc về bệnh hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh, tiêm phòng thủy đậu, quý khách hàng có thể liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!