Các tin tức tại MEDlatec
Bị rạn da màu đỏ là làm sao, nên xử lý thế nào?
- 12/10/2022 | Rạn da sau sinh - nguyên nhân và cách xử trí an toàn
- 01/11/2022 | 4 cách chữa rạn da sau sinh bằng nghệ an toàn - hiệu quả
- 31/12/2023 | Những loại kem bôi rạn da được tin dùng nhất hiện nay
- 30/06/2023 | Rạn da chân: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
1. Bị rạn da màu đỏ là do đâu?
Rạn da màu đỏ là tình trạng trên da có các đường nứt màu đỏ, nguyên nhân thường do:
1.1. Tăng cân quá nhanh
Nếu bỗng nhiên cân nặng tăng lên nhanh chóng quá mức sẽ dễ gây hư hại cấu trúc collagen và elastin. Điều này khiến cho da bị kéo giãn đột ngột và không kịp đàn hồi nên không thích nghi được. Kết quả của tình trạng đó là da ở các vùng đùi, bắp tay, bụng,... dễ có các vết rạn màu đỏ.
Tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn làm da bị kéo dãn và có các vết rạn đỏ
1.2. Tuổi dậy thì
Đây là mốc đánh dấu nhiều sự đổi thay trong cơ thể, đặc biệt là cân nặng, cơ bắp và chiều cao. Nếu sự thay đổi đó diễn ra quá nhanh cũng có thể làm cho da tổn thương, kéo căng quá mức gây nên hiện tượng bị rạn da màu đỏ. Tuy nhiên, đây là hiện tượng có thể phòng ngừa được bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E, A, C để duy trì đàn hồi cho da.
1.3. Mang thai
Thời kỳ mang thai, người phụ nữ dễ bị tăng cân nhanh chóng. Thêm vào đó, sự lớn lên của thai nhi khiến cho tử cung phát triển hơn, da bị kéo căng, collagen đứt gãy. Kết quả của những tác động này chính là da vùng bụng, đùi,... của người mẹ bị kéo giãn ra và có các vết rạn màu đỏ.
1.4. Tập luyện quá mức
Những người nỗ lực tập luyện quá mức sẽ phát triển nhanh các búi cơ, độ đàn hồi của da bị ảnh hưởng nên da bị kéo giãn quá mức, mô da bị gãy và nảy sinh hiện tượng bị rạn da màu đỏ không khắc phục được.
1.5. Một số vấn đề khác
Ngoài những yếu tố chính trên đây thì nhiều người xuất hiện các vết rạn da màu đỏ còn do:
- Nâng ngực: trong thời gian quá ngắn bỗng nhiên ngực có kích cỡ tăng đột ngột nên vùng da ngực bị rạn đỏ.
- Lạm dụng corticosteroid: đây là loại thuốc ức chế miễn dịch nếu dùng trong thời gian dài rất dễ gây nên tình trạng bị rạn da màu đỏ, da ngày càng bị bào mòn, collagen suy giảm,...
- Di truyền: mặc dù không phải là yếu tố phổ biến những có những người trong gia đình có người thân bị rạn da thì cũng sẽ có nguy cơ gặp ác vết rạn da màu đỏ.
- Vấn đề về sức khỏe: người mắc bệnh tiểu đường, Ehlers-Danlos, Cushing,... có nguy cơ bị rạn da màu đỏ.
Người mắc hội chứng Cushing có nguy cơ bị rạn da màu đỏ
2. Vết rạn da màu đỏ có tự hết được không, xử trí như thế nào?
2.1. Vết rạn da màu đỏ có thể tự hết hay không?
Hầu hết các trường hợp bị rạn da màu đỏ ban đầu sẽ là sự xuất hiện của các vết rạn da màu tím thẫm hoặc đỏ xảy ra do sự tổn thương của mao mạch. Theo thời gian, vết rạn sẽ chuyển sang màu trắng bạc hoặc hồng nhạt.
Thực tế cho thấy rằng hiện tượng rạn da màu đỏ không thể tự hết được vì đây là kết quả của tổn thương xảy ra ở cấu trúc tầng trung của da, khiến cho độ đàn hồi và khả năng sản sinh collagen của da kém đi. Tuy nhiên, nếu ngay khi phát hiện ra tình trạng da bắt đầu có vết rạn màu đỏ đã áp dụng biện pháp điều trị phù hợp thì dần dần vết rạn sẽ cải thiện.
2.2. Nên làm gì khi bị rạn da màu đỏ?
Có khá nhiều cách khắc phục tình trạng bị rạn da màu đỏ. Tùy theo mức độ tổn thương da mà mỗi người sẽ phù hợp với một cách điều trị khác nhau. Một số người chỉ cần dùng kem dưỡng ẩm bôi vào vết rạn, kiên trì một thời gian thì tổn thương trên da sẽ giảm, da căng mịn và khả năng đàn hồi được cải thiện. Bên cạnh đó, có một số loại thuốc trị rạn da màu đỏ cũng có thể cải thiện tình trạng này như: Mederma, Scar, Hiruscar, Dermatix,...
Nếu đã tiến hành sử dụng một số loại thuốc, kem trị rạn da màu đỏ không kê đơn tại nhà nhưng không hiệu quả thì việc can thiệp điều trị chuyên sâu là cần thiết. Để điều trị hiện tượng bị rạn da màu đỏ, hiện có thể áp dụng một số phương pháp như:
Bị rạn da màu đỏ phạm vi rộng, đã thoa kem nhưng không hiệu quả thì nên khám bác sĩ da liễu để can thiệp tích cực
- Bôi kem Retinoid tại chỗ
Hầu hết các loại kem retinoid đều có tác dụng kích thích sản sinh tế bào da để chữa lành tổn thương da dạng vết rạn. Điều đáng nói là Retinoid lại có thể gây kích ứng nên trước khi sử dụng nên thử bôi một ít kem lên vùng da mu bàn tay để quan sát xem hiện tượng này có xảy ra không rồi sau đó mới dùng.
- Laser
Phương pháp trị rạn da màu đỏ này dùng ánh sáng năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vùng bị rạn da màu đỏ để phá hủy tế bào hỏng trên bề mặt da. Mặc dù hiệu quả mà laser mang lại tương đối nhanh nhưng lại dễ bị tái phát và kích ứng nên trước khi áp dụng cần cân nhắc kỹ.
- Chemical Peeling
Để xử lý với vết rạn da màu đỏ, phương pháp này dùng axit nồng độ cao để lớp da chết bên ngoài bị loại bỏ. Ưu điểm của Chemical Peeling là giúp da trở nên đều màu, giảm nếp nhăn, làm da tươi sáng và cải thiện rõ rệt các sắc tố đậm màu.
Nhìn chung, mức độ rạn da màu đỏ sẽ có sự khác nhau ở từng người tùy thuộc vào cơ địa, tính chất làn da, nguyên nhân tác động,... Vì thế, muốn khắc phục hiện tượng bị rạn da màu đỏ thì cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác khiến da phải chịu tổn thương. Để đạt được mục đích này, tốt nhất quý khách hàng nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu ở những cơ sở y tế uy tín, thăm khám và thực hiện các biện pháp kiểm tra phù hợp.
Nếu bị rạn da màu đỏ, quý khách hàng có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 đặt lịch khám với bác sĩ da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Quý khách sẽ được đánh giá đúng mức độ tổn thương da, làm những kiểm tra cần thiết để xác định đúng căn nguyên và được hướng dẫn biện pháp khắc phục tình trạng rạn da hiệu quả.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!