Các tin tức tại MEDlatec
Bị viêm phế cầu khuẩn có thể gây ra những bệnh lý nào?
- 07/08/2021 | Viêm phế cầu khuẩn nguy hiểm như thế nào và cách phòng ngừa
- 03/04/2023 | Viêm phổi do phế cầu khuẩn và những thông tin cần lưu ý
- 12/08/2022 | Phế cầu khuẩn là gì và có thể gây ra bệnh lý gì?
1. Phế cầu khuẩn là gì?
Phế cầu khuẩn có tên tiếng Anh là Streptococcus Pneumoniae. Vi khuẩn này thường trú ngụ tại vùng mũi họng của người khỏe mạnh bình thường và khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Phế cầu khuẩn gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm
2. Các thể bệnh gây ra do phế cầu khuẩn
Bệnh nhân bị viêm phế cầu khuẩn, nhất là những loại phế cầu khuẩn kháng kháng sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác điều trị, đồng thời, đối mặt với nhiều biến chứng và di chứng. Các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra bao gồm:
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương và nhiễm trùng ở khu vực phía sau màng nhĩ. Trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trong độ tuổi từ 6 - 18 tháng tuổi rất dễ bị viêm tai giữa do phế cầu khuẩn. Lúc này, bé sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, quấy khóc, khó chịu và đau tai, tai chảy dịch mủ,… Nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây biến chứng thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, giảm hoặc mất thính lực, viêm màng não, viêm não,…
Viêm phổi
Đây cũng là một trong những bệnh lý thường gặp do viêm phế cầu khuẩn, thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già, người suy giảm miễn dịch hay người mắc bệnh mãn tính. Viêm phổi do vi khuẩn phế cầu có những triệu chứng như sốt, ho, ớn lạnh, khó thở, đau tức ngực, cứng cổ, mất tỉnh táo,… Người bị viêm phổi, đặc biệt là trẻ em nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao. Còn người lớn có thể bị suy hô hấp và đối mặt nhiều biến chứng do phổi bị phá hủy nặng nề.
Viêm phổi - một trong những bệnh lý thứ phát thường gặp của viêm phế cầu khuẩn
Viêm màng não
Bệnh lý này có tính chất nguy hiểm, gây khó khăn trong điều trị do tỷ lệ kháng kháng sinh cao. Trẻ dưới 5 tuổi bị viêm màng não do vi khuẩn phế cầu được điều trị khỏi hoàn toàn là 70%, tỷ lệ tử vong khi được điều trị tích cực là 5 - 15%, không điều trị là 30%.
Triệu chứng của bệnh là sốt cao, đau đầu, cơ và xương khớp bị mỏi. Các biến chứng và di chứng nặng nề của viêm màng não do viêm phế cầu khuẩn bao gồm tổn thương thần kinh sọ não, viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não, áp xe dưới màng cứng, áp xe não,…
Viêm xoang
Nếu các bệnh lý trên thường xảy ra ở trẻ nhỏ thì bệnh lý này chủ yếu gặp ở người lớn. Viêm xoang do viêm phế cầu có các triệu chứng điển hình như đau đầu, nghẹt mũi, khó thở, có dịch mủ màu vàng hoặc xanh chảy ra từ mũi,…
Viêm xoang không chỉ khiến người bệnh gặp khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt mà nếu không điều trị tích cực sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như nhiễm trùng ổ mắt, viêm màng não, áp-xe não,… hay thậm chí là tử vong.
Viêm khớp nhiễm trùng
Viêm phế cầu khuẩn còn có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng bên trong khớp. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau tại khớp, cảm giác đau tăng dần khi vận động hay sờ vào khớp. Tiếp đến các triệu chứng toàn thân như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở có mùi và người rét run.
Vi khuẩn phế cầu có thể khiến người bệnh bị viêm khớp nhiễm trùng
Nhiễm khuẩn huyết
Sau viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết là bệnh lý thứ phát rất thường gặp và có mức độ nguy hiểm cao với tỷ lệ tử vong là 20 - 50%. Người mắc bệnh lý này sẽ có các triệu chứng như sốt, rét run, nhức đầu, đau cơ, đặc biệt là lơ mơ, ngủ gà, không tỉnh táo. Nếu không được điều trị thì sẽ gặp các biến chứng như suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn và tử vong.
2. Các biện pháp phòng ngừa viêm phế cầu khuẩn
Để phòng ngừa viêm phế cầu khuẩn và các bệnh lý do vi khuẩn phế cầu gây ra, cần thực hiện tốt các hướng dẫn sau.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bề mặt tại nơi công cộng.
- Luôn che chắn, bảo vệ vùng mũi miệng bằng cách đeo khẩu trang, nhất là khi ra ngoài và đến nơi đông người.
- Tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh về hô hấp, kể cả là do viêm phế cầu khuẩn hay do nguyên nhân nào khác để tránh lây nhiễm bệnh.
- Không hút thuốc lá và tiếp xúc khói thuốc lá thụ động.
Đặc biệt, chủ động tiêm ngừa vắc xin là cách giúp phòng ngừa phế cầu khuẩn hiệu quả. Nếu có mắc bệnh thì triệu chứng bệnh cũng nhẹ hơn và việc điều trị cũng đơn giản, hiệu quả hơn.
Theo đó, trẻ từ 5 - 6 tuần tuổi đến 5 tuổi cần được tiêm phòng vắc xin ngừa phế cầu khuẩn. Bố mẹ cần đưa bé đến các trạm y tế hay phòng khám, bệnh viện uy tín để được hướng dẫn và tiêm phòng.
Tiêm ngừa vắc xin giúp phòng ngừa vi khuẩn phế cầu
Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ đáng tin cậy để khách hàng lựa chọn. MEDLATEC cam kết sử dụng vắc xin chính hãng, được bảo quản trong điều kiện tốt nhất, đạt tiêu chuẩn chất lượng. Vắc xin luôn có sẵn với thời hạn sử dụng xa, có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu và yêu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng cẩn thận để loại bỏ các yếu tố nguy cơ trước khi tiêm phòng. Sau khi tiêm, khách hàng được nhân viên y tế theo dõi sát sao để phòng và xử lý tốt các sự cố nếu có.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn nắm được các bệnh lý do viêm phế cầu khuẩn gây ra. Mọi nhu cầu khám và điều trị bệnh lý về hô hấp, bạn có thể đến Chuyên khoa Hô hấp của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Hoặc nếu có nhu cầu tiêm phòng vắc xin phòng ngừa phế cầu khuẩn, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn dịch vụ và hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!