Các tin tức tại MEDlatec

Biểu hiện ung thư vòm họng: Nhận biết sớm để tăng cơ hội sống

Ngày 24/07/2024
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Biểu hiện ung thư vòm họng chưa thực sự rõ nét trong giai đoạn đầu. Thậm chí, người bệnh còn hay nhầm lẫn triệu chứng bệnh với bệnh lý liên quan đến hô hấp. Đây là nguyên nhân khiến không ít bệnh nhân mắc ung thư vòng họng phát hiện bệnh muộn, không đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.

1. Tổng quan về bệnh lý

Họng có cấu trúc dạng ống, nằm phía trong khu vực đầu cổ. Hệ thống dạng ống này chạy sau mũi tới thanh quản. Đồ ăn, thức uống trước khi vào dạ dày đều phải đi qua miệng và họng. Họng cũng giữ vai trò như hệ thống hỗ trợ truyền không khí từ mũi và miệng vào phổi. 

Ung thư vòm họng khởi phát tại khu vực sau mũi

Bởi thực hiện đồng thời cả chức năng dẫn truyền không khí và thức ăn nên cấu trúc của họng tương đối đặc biệt để đảm bảo thức ăn không bị lẫn vào phổi. Theo đó, khi nhai và nuốt thức ăn, nắp thanh môn lập tức đóng lại, giúp thức ăn không bị tràn vào phổi. 

Các bộ phận cơ bản của hệ thống họng gồm có:

  • Vòm họng. 
  • Miệng họng. 
  • Hạ vọng. 

Trong đó, vòm họng là phần nằm ở vị trí sau mũi. Ung thư vòm họng là dạng ung thư khởi phát sau mũi. Tỷ lệ ca mắc mới ung thư vòm họng tương đối cao, tập trung khá nhiều tại châu Á. 

2. Ung thư vòm họng có điều trị khỏi được không? 

Việc điều trị thành công ung thư vòm họng nói riêng hay ung thư nói chung được tính theo tỷ lệ kéo dài sự sống trên 5 năm cho người bệnh. Thực tế, hiệu quả điều trị cho từng bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn phát hiện, mức độ di căn, tình trạng sức khỏe,... 

Nếu điều trị sớm, khả năng kéo dài sự sống cho người bệnh là khá cao

Nếu phát hiện và điều trị trong giai đoạn đầu, tỷ lệ kéo dài thêm sự sống 5 năm cho người bệnh có thể trên 70%. Trường hợp điều trị ở giai đoạn muộn, khả năng sống thêm 5 năm ở người bị mắc ung thư vòm họng thường không vượt quá 40%. 

3. Biểu hiện ung thư vòm họng

3.1. Xuất hiện hạch ở cổ

Hạch xuất hiện ở cổ có thể là biểu hiện nhận biết rõ rệt của bệnh, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo có thể bệnh đã di căn. Thường thì hạch ác tính không bị mất đi mà có xu hướng lớn dần, gây chèn ép. 

Cổ xuất hiện hạch - biểu hiện ung thư vòm họng khá đặc trưng

3.2. Biểu hiện bất thường do bướu gây ra

Người bị ung thư vòm họng hay gặp phải triệu chứng giống với bệnh lý xoang mũi như ngạt mũi, mũi chảy dịch hoặc máu,... Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị ù tai, đau nhức tai khiến thính lực suy giảm, mắt bị mờ. Các triệu chứng này là dấu hiệu cho thấy bướu bắt đầu chèn ép họng và các khu vực lân cận. 

3.3. Biểu hiện toàn thân

Cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân, da xanh xao, chán ăn, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi,... là dấu hiệu thường gặp ở người ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng. Khi đó, bệnh nhân nên chủ động kiểm tra sớm tại các hệ thống y tế chuyên về ung bướu, tai mũi họng. 

3.4. Các biểu hiện khác

Ngoài 3 nhóm triệu chứng kể trên, người bị mắc ung thư vòm họng còn có thể gặp phải một vài dấu hiệu khác như:

  • Khó nuốt do thực quản bị khối u chèn ép. 
  • Khó thở do khối u phát triển lớn, gây áp lực lên đường thở. 
  • Khàn giọng do khối u tác động lên dây thanh quản. 

4. Một số phương pháp tầm soát ung thư vòm họng

4.1. Nội soi 

Để quan sát kỹ vòm họng, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân nội soi mũi họng. Thông qua hình ảnh nội soi, bác sĩ có thể phát hiện dấu hiệu bất thường, vị trí và kích thước của khối u phát triển tại vòm họng. 

Nội soi mũi họng giúp bác sĩ phát hiện nhanh dấu hiệu bất thường 

4.2. Sinh thiết 

Trường hợp nhận thấy khối u xuất hiện tại vòm họng trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ lấy một phần mô nhỏ để sinh thiết. Thông qua quá trình phân tích, bác sĩ có thể xác định chính xác khối u đó thuộc loại ác tính hay lành tính. 

Bên cạnh đó, xét nghiệm sinh thiết còn được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu bất thường giống người bị ung thư vòm họng trong quá trình khám lâm sàng. 

4.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác

Bên cạnh nội soi hay sinh thiết, bệnh nhân có thể còn được chỉ định làm một số chẩn đoán hình ảnh khác như:

  • Chụp X-quang: Cho phép bác sĩ xác định kích thước, đặc điểm hình dạng và mức độ xâm lấn của khối u tới phần mô mềm. 
  • Chụp CT: Kỹ thuật hỗ trợ xác định chính xác vị trí, kích thước, tình trạng xâm lấn của khối u đến khu vực lân cận và các hệ cơ quan xa hơn. 
  • Chụp MRI: Giúp bác sĩ kiểm tra tổng thể mức độ xâm lấn, khả năng di căn đến những hệ cơ quan khác. Ngoài ra, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này cũng cung cấp khá chính xác những thông tin như vị trí, kích thước thực tế của khối u. 
  • Xạ hình xương: Giúp kiểm tra xem người bệnh bị di căn vào xương hay chưa. 

5. Phương pháp điều trị ung thư vòm họng

5.1. Phẫu thuật

Đây là phương pháp giúp loại bỏ khối u, hệ thống hạch quanh cổ và khu vực lân cận. Tùy thuộc theo giai đoạn tiến triển, tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh tiếp tục điều trị hóa trị hoặc xạ trị sau phẫu thuật. 

5.2. Hóa trị

Bệnh nhân cần dùng thuốc uống hoặc thuốc truyền vào cơ thể theo đường tĩnh mạch, nhằm tiêu diệt hay kìm hãm tốc độ phát triển của tế bào gây bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp bạn ở hóa trị và xạ trị. 

Bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất

5.3. Xạ trị 

Với hình thức xạ trị, bác sĩ sẽ tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách sử dụng tia X năng lượng cao. Hiện nay, có 2 hình thức xạ trị phổ biến là xạ trị trong và xạ trị ngoài. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp xạ trị phù hợp. 

5.4. Điều trị đích

Ở phương pháp điều trị đích, người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc tiêu diệt tế bào gây ung thư đặc hiệu. Trong đó, kháng thể đơn giản thường được chỉ định trong điều trị đích, nhằm tiêu diệt, kìm hãm tốc độ lan rộng của tế bào ung thư. 

6. Cần làm gì để phòng ngừa ung thư vòm họng? 

Để chủ động phòng ngừa ung thư vòm họng, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh thông qua những thói quen như:

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học. 
  • Không hút thuốc lá. 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia. 
  • Chủ động tiêm phòng HPV theo khuyến cáo của Bộ Y tế. 
  • Tập luyện thể dục thể thao. 
  • Duy trì lịch khám sức khỏe định kỳ để phát triển sớm, chữa trị kịp thời các bệnh lý nguy hiểm. 

Biểu hiện ung thư vòm họng hay bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh lý liên quan đến hô hấp. Trường hợp nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động tìm đến các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám sớm. Để đặt lịch khám cũng như tư vấn cụ thể, Quý khách sẽ liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.