Các tin tức tại MEDlatec
Bút tiêm tiểu đường: Gồm những loại nào và sử dụng ra sao?
- 13/09/2024 | Xét nghiệm tiểu đường gồm những phương pháp nào, nên thực hiện ở đâu?
- 15/09/2024 | Các loại thịt cho người tiểu đường để kiểm soát bệnh hiệu quả
- 15/09/2024 | Sữa Ensure cho người tiểu đường: Có nên dùng hay không?
- 15/09/2024 | Các loại máy test tiểu đường phổ biến và lưu ý khi sử dụng
1. Vai trò của insulin đối với điều trị tiểu đường
Tiểu đường là bệnh mạn tính, rất phổ biến, thậm chí ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh bao gồm tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc có đủ insulin nhưng loại hormone này lại hoạt động không hiệu quả, do đó, lượng đường huyết sẽ cao hơn mức bình thường.
Bổ sung Insulin giúp người bệnh ổn định đường huyết
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đường nhưng chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Bệnh cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ để hạn chế gây ra những biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, suy thận, tai biến mạch máu não, nhìn mờ,...
Đa số bệnh nhân chỉ cần thay đổi chế độ ăn kết hợp với chế độ tập luyện hợp lý cùng với một số loại thuốc phù hợp để cải thiện triệu chứng và kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, nếu phương pháp này không mang lại hiệu quả tích cực thì người bệnh cần được bổ sung insulin bằng bút tiêm tiểu đường hay bút tiêm insulin.
Bổ sung insulin cho cơ thể là cách giúp bệnh nhân kiểm soát tốt lượng đường máu. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng insulin vì hiện nay có rất nhiều loại insulin nếu không có chuyên môn và bổ sung sai loại, sai cách, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều rủi ro.
Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại insulin cụ thể. Một số loại insulin có thể kể đến như insulin tác dụng nhanh, loại có tác dụng trung bình, hay loại có tác dụng kéo dài và insulin hỗn hợp.
2. Bút tiêm tiểu đường là gì và một số loại phổ biến
Bút tiêm tiểu đường rất nhỏ gọn, hình dạng giống một chiếc bút và chứa ống tiêm, đầu bút nhọn. Loại bút này có thể điều chỉnh liều lượng insulin và một số loại còn có thể ghi nhớ được liều lượng tiêm hay thời gian tiêm. Dưới đây là cấu tạo cơ bản của loại bút đặc biệt này:
Có nhiều loại bút tiêm tiểu đường khác nhau
- Nắp bút: Có tác dụng để bảo vệ đầu kim tiêm.
- Dưới phần nắp bút sẽ có nệm cao su bảo vệ.
- Buồng chứa insulin.
- Cửa sổ chỉ liều.
- Vòng xoay chọn liều.
- Nắp kim ngoài và nắp kim trong.
- Miếng dán bảo vệ.
- Núm bút.
- Mũi kim tiêm (bán rời).
Có nhiều loại bút tiêm tiểu đường khác nhau và mỗi loại bút sẽ có một số chi tiết cho khác nhau. Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ để sử dụng đúng cách, tránh việc sử dụng bút sai cách dẫn đến vấn đề đáng tiếc.
- Có thể phân loại bút tiêm insulin thành 2 loại khác nhau như sau:
+ Bút tiêm insulin dùng một lần: Là loại bút tiêm đã có chứa sẵn insulin (thường là 3ml). Khi đã dùng hết, bệnh nhân bỏ bút đi và mua loại mới thay thế.
+ Bút tiêm insulin tái sử dụng: Loại bút này sẽ thường đi kèm với hộp nạp sẵn lượng insulin nhất định. Khi hết insulin thì bệnh nhân sẽ mua hộp mới để thay thế. Loại bút tiêm tiểu đường này có thể dùng nhiều lần và giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí.
- Một số loại bút tiêm insulin phổ biến trên thị trường:
+ Bút tiêm Mixtard 30 Flexpen: Là loại bút đã được bơm sẵn hỗn dịch tiêm. Tác dụng của sản phẩm này là giúp cơ thể hấp thu glucose hiệu quả và ức chế sản xuất glucose từ gan.
+ Bút tiêm Insulatard FlexPen 100IU/3ml: Thành phần chính là Insulin human. Loại insulin này có tác dụng kéo dài và giúp người bệnh ổn định đường huyết. Bút có chứa hỗn dịch và được tiêm trực tiếp vào da.
+ Bút tiêm Novomix 30 FlexPen: Loại bút tiêm này có chứa insulin aspart hoà tan và insulin aspart kết tinh với protamine. Sau khi sử dụng khoảng 10 đến 20 phút, thuốc sẽ phát huy tác dụng. Hiệu quả thuốc sẽ kéo dài trong khoảng 24 giờ.
3. Hướng dẫn sử dụng bút tiêm tiểu đường
Tùy theo cấu tạo mà mỗi loại bút tiêm sẽ có cách sử dụng riêng. Do đó, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm để dùng bút tiêm tiểu đường đúng cách.
Dưới đây là gợi ý về những bước cơ bản khi dùng bút tiêm:
Rửa tay sạch sẽ trước khi tiêm insulin
- Kiểm tra insulin xem đã đúng loại insulin như bác sĩ đã kê đơn hay không và đồng thời kiểm tra hạn sử dụng để tránh mua sai loại và dùng phải bút đã hết hạn. Bên cạnh đó, bạn cần tháo nắp bút để kiểm tra chất lượng insulin, đảm bảo insulin không bị vẩn đục.
- Gắn kim vào thân bút, cần dùng kim mới để đảm bảo vô khuẩn.
- Làm test an toàn: Sau khi chọn liều thì cần ấn nút tiêm để xem insulin có trào ra ngoài không. Nếu có, đây là dấu hiệu cho thấy bút tiêm hoạt động bình thường.
- Chọn liều theo hướng dẫn sử dụng vì mỗi loại bút sẽ có cách chọn liều khác nhau.
- Tiêm thuốc: Chọn vị trí tiêm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Sau đó ấn từ từ vào núm bút cho đến khi tiêm hết liều, chữ số chỉ liều bằng 0. Giữ bút trong vòng 5 đến 10 giây là có thể tháo ra.
- Cuối cùng tháo và hủy kim tiêm.
Một số lưu ý:
- Về cách bảo quản kim tiêm: Nếu bút mới thì cần bảo quản ở nhiệt độ từ 5 đến 8 độ C. Bút đã dùng thì có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng và không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào bút. Không dùng chung bút tiêm với bệnh nhân khác.
- Trước khi mua bút tiêm cần tham khảo ý kiến bác sĩ, kiểm tra hạn sử dụng, kiểm tra chất lượng insulin xem có vẩn đục hay bị đổi màu không, nên mua bút tiêm tiêm tại cơ sở uy tín, đảm bảo về chất lượng để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Bệnh nhân tiểu đường nên đi khám định kỳ
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bút tiêm tiểu đường. Hi vọng qua đây, bạn đã biết cách lựa chọn và sử dụng loại bút đặc biệt này để góp phần kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Người tiểu đường có nhu cầu đặt lịch kiểm tra đường huyết tại viện hoặc lấy mẫu xét nghiệm tận nơi vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!