Các tin tức tại MEDlatec
Các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cha mẹ cần ghi nhớ
- 01/02/2024 | Chỉ mẹ cách chăm sóc khi trẻ bị sởi
- 20/08/2024 | Tổng hợp các phương pháp xét nghiệm sởi và địa chỉ xét nghiệm uy tín
- 20/08/2024 | Sởi diễn biến phức tạp - chuyên gia khuyến cáo biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả trong mùa tựu trường
1. Vì sao trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ cao đối với bệnh sởi?
Sau khi trẻ chào đời 3 - 6 tháng kháng thể mà trẻ được thừa hưởng từ mẹ ở thời kỳ bào thai sẽ dần dần suy giảm. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ dưới 1 tuổi còn non yếu nên thiếu khả năng sinh kháng thể tự thân để chống lại virus sởi. Trong khi đó, đến lúc trẻ được 9 tháng tuổi mới có thể tiêm phòng vắc xin sởi. Đây chính là lý do chính khiến cho trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc bệnh sởi khá cao.
Khả năng lây truyền nhanh chóng và biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi chiếm tỷ lệ cao ở nhóm người có đề kháng kém, miễn dịch yếu. Trẻ dưới 1 tuổi thuộc nhóm này nên rất dễ bị lây sởi từ môi trường sống hoặc người thân.
Trẻ dưới 1 tuổi miễn dịch yếu, kháng thể ít nên có nguy cơ mắc bệnh sởi cao
2. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cha mẹ cần ghi nhớ
Các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi được tiến triển theo các giai đoạn như sau:
2.1. Giai đoạn ủ bệnh
Từ thời điểm trẻ bị virus sởi xâm nhập vào cơ thể, virus này sẽ ủ bệnh khoảng 10 - 14 ngày. Vì thế, giai đoạn này hầu như không có sự xuất hiện dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi.
2.2. Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi khởi phát, tình trạng phổ biến là triệu chứng viêm long đường hô hấp trên, kéo dài trong 2 - 4 ngày:
- Ngạt mũi, sổ mũi.
- Ho khan.
- Sốt cao.
- Có gỉ mắt, sưng nề mí mắt, đỏ mắt, viêm kết mạc.
- Đường hô hấp trên có biểu hiện viêm long.
- Viêm thanh quản.
- Có các nốt Koplik trong miệng.
- Trẻ bị tiêu chảy.
2.3. Giai đoạn toàn phát
Khoảng thời gian ở giai đoạn phát ban thường kéo dài 2 - 5 ngày. Sau khi bị sốt cao 3 - 4 sẽ xuất hiện dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi là tình trạng phát ban. Đặc trưng của nốt ban sởi là không xuất hiện cùng lúc ở nhiều vùng của cơ thể mà xuất hiện theo trình tự.
Nốt ban sởi mọc trước tiên ở sau tai và gáy rồi lan đến vùng đầu - mặt - cổ, hai tay và lan ra khắp vùng bụng, thân dưới. Đặc trưng của nốt ban sởi là kích thước nhỏ, màu đỏ, hơi gồ lên trên da, có thể là đốm rải rác hoặc liên kết thành từng mảng. Khi nốt ban sởi lan khắp cơ thể thì cơn sốt của trẻ sẽ giảm dần.
Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi điển hình là sự xuất hiện ban đỏ theo trình tự đầu - mặt - thân
2.4. Giai đoạn hồi phục
Ở giai đoạn này, trẻ đã cắt sốt. Nốt ban sởi bắt đầu nhạt màu, bỏng vảy. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi trong giai đoạn hồi phục là sự lặn dần của ban sởi theo trình tự mọc lúc đầu. Điều này có nghĩa là vị trí nào ban sởi mọc trước thì vùng da đó cũng sẽ mất ban sởi trước.
Một số hiếm trường hợp trẻ vẫn sốt mặc dù ban sởi đã lặn. Đây là tình huống nguy hiểm bởi bệnh có nguy cơ tiến triển nặng.
3. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cần được nhập viện
Do trẻ dưới 1 tuổi sức đề kháng kém nên khi bị sởi nguy cơ biến chứng nguy hiểm càng tăng. Nếu phát hiện dấu hiệu bệnh sởi dưới 1 tuổi sau đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được điều trị ngăn chặn biến chứng kịp thời:
- Bỏ bú, không ăn uống, co giật.
- Ngủ li bì, quấy khóc, sốt cao, đã dùng thuốc hạ sốt nhưng khó hạ.
- Thở rít, thở co rút lồng ngực, nhịp thở nhanh.
- Nhìn kém, viêm loét giác mạc, loét miệng.
- Tiểu ít, khóc nhưng không có nước mắt, môi khô.
- Viêm xương chũm.
- Suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
4. Cách chăm sóc và điều trị, phòng ngừa sởi cho trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi bị sởi cần được tăng cữ bú mẹ để cải thiện đề kháng
4.1. Chăm sóc và điều trị
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị đối với bệnh sởi. Vì thế, những trường hợp có dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi đã được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa vẫn tập trung vào việc điều trị cải thiện và kiểm soát các dấu hiệu mắc phải.
- Sốt
Trẻ cần uống paracetamol hạ sốt theo liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng do bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cho con mặc quần áo thoáng và mỏng, tiếp tục dùng sữa công thức hoặc bú mẹ để cải thiện đề kháng nhưng cần chia thành nhiều cữ bú trong ngày kết hợp bổ sung nước cho trẻ (trên 6 tháng tuổi).
- Ho
Trường hợp trẻ bị ho mà không có biểu hiện bất thường nào thì có thể dùng thuốc ho thảo dược không chứa mật ong hoặc dùng thuốc do bác sĩ kê đơn.
- Ngạt mũi
Ngạt mũi khiến trẻ khó bú, ăn kém. Cha mẹ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ trước cữ bú hoặc bữa ăn.
- Viêm kết mạc
Cha mẹ chỉ nên dùng khăn mặt mềm và sạch để lau mặt cho con. Nếu trẻ có nhiều gỉ mắt thì cần khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
- Đau loét miệng
Bố mẹ cần chủ động vệ sinh lưỡi miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hoặc bú bằng nước muối sinh lý. Trẻ cũng cần tăng cường uống nước để tránh các dấu hiệu mất nước.
- Dinh dưỡng
Bệnh sởi có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn, khiến trẻ lười ăn,... Nếu con có các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ hãy cố gắng cho con tăng cữ bú, ăn thành nhiều bữa nhỏ. Đồ ăn của trẻ nên ở dạng mềm và lỏng để dễ dàng tiêu hóa, đảm bảo cung cấp năng lượng và bù dịch cho cơ thể sớm hồi phục.
Trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh sởi cần được bổ sung vitamin A theo chỉ định của bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể.
4.2. Phòng ngừa sởi cho trẻ dưới 1 tuổi
- Tiêm vắc xin là phương pháp tốt nhất giúp phòng ngừa sởi cho trẻ dưới 1 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ cần được tiêm 1 mũi vắc xin sởi vào thời điểm 9 tháng tuổi, mũi tiếp theo sẽ tiêm khi trẻ được 18 tháng.
- Cách ly hoặc hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người nghi nhiễm sởi để tránh nguy cơ lây sang trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ mỗi ngày, nhất là da, mắt và vùng mũi họng vì đây là con đường ngắn và nhanh nhất để trẻ lây nhiễm sởi.
- Tăng cường dinh dưỡng đầy đủ, nhất là các nguồn thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin để trẻ có sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống thoáng, sạch để loại bỏ môi trường cho mầm bệnh sinh sôi.
Việc nhận biết sớm dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Nhận biết để thăm khám và điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ biến chứng và đảm bảo sự phát triển toàn diện.
An tâm lựa chọn gói khám, sàng lọc bệnh sởi nhanh chóng và an toàn với thăm khám, sàng lọc bệnh sởi nhanh chóng, an toàn tại MEDLATEC
Sở hữu năng lực chuyên môn vượt trội, Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị đáp ứng thăm khám, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh lý sởi nói riêng và các bệnh lý truyền nhiễm khác nói chung một cách hiệu quả. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, MEDLATEC triển khai gói tầm soát giúp phát hiện sớm bệnh với chi phí hợp lý, cụ thể như sau:
STT | Danh mục | Ý nghĩa |
1 | Công thức máu (18 chỉ số) | Xác định số lượng tế bào máu |
2 | Ure | Chức năng thận |
3 | Creatinine | Chức năng thận |
4 | AST | Chức năng gan |
5 | ALT | Chức năng gan |
6 | Điện giải đồ: Na/K/Cl | Xác định có rối loạn điện giải hay không |
7 | CRP | Xác định chỉ số viêm nhiễm |
8 | Điện tim | Chẩn đoán rối loạn nhịp tim |
9 | Chụp X-quang tim phổi | Theo dõi biến chứng phổi |
10 | Nội soi Tai - mũi - họng | Kiểm tra tổn thương trong họng |
MEDLATEC xét nghiệm chẩn đoán bệnh Sởi nhanh chóng, chính xác
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cho trẻ có thể liên hệ đặt trước lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!