Các tin tức tại MEDlatec
Các phương pháp điều trị thoát vị bẹn ở trẻ và ưu nhược điểm
- 14/06/2021 | Giải đáp: Thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
- 14/11/2020 | Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ nên biết
- 16/06/2021 | Thoát vị bẹn có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
1. Những điều bạn cần biết về bệnh thoát vị bẹn ở trẻ
Nguyên nhân chủ yếu gây nên loại bệnh lý này là do bẩm sinh tỷ lệ thường gặp khoảng 2 - 5% trẻ em và ống phúc tinh mạc. Theo nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc bệnh ở bé trai cao hơn gấp 9 lần so với các bé gái, vị trí chủ yếu là ở bên phải. Ngoài ra, những trường hợp sinh thiếu tháng cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao.
Tỷ lệ trẻ bị thoát vị bẹn ở bé trai cao hơn bé gái
Dấu hiệu của bệnh thoát vị bẹn ở trẻ
Một trong những dấu hiệu nhận biết dễ nhất đó là tình trạng xuất hiện một khối sưng phồng bất thường ở vùng bẹn của trẻ. Đặc biệt, khi trẻ vận động, chơi đùa, gào khóc thì khối u này có thể to lên, ngược lại khi bé nằm im thì sẽ xẹp xuống. Các ông bố, bà mẹ nên quan sát kỹ con mình ngay khi bé chào đời, bởi khối phồng có thể sẽ xuất hiện ngay từ lúc đó. Với những biểu hiện sờ mềm, không gây đau. Điều này sẽ gây ra tâm lý chủ quan, không để ý, đến lúc có những biểu hiện như đau vùng ống bẹn, nôn, trướng bụng,… thì mới đưa bé đi khám.
Trướng bụng là một trong những dấu hiệu của thoát vị bẹn ở trẻ
Cách thức chẩn đoán bệnh thoát vị bẹn
Bệnh có thể dễ dàng nhận biết, chẩn đoán bằng lâm sàng như nhìn, sờ, siêu âm,… Ngoài ra, trẻ cũng được chỉ định làm một số xét nghiệm để chắc chắn hơn về kết quả như nội soi ổ bụng, soi đèn.
Khi người nhà của bé đã có kết quả chính xác thì nên phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phương án điều trị tốt nhất. Tình trạng cần được điều trị sớm, bởi những suy nghĩ chủ quan, kéo dài thời gian có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, hoại tử buồng trứng hoặc tổn thương tinh hoàn,… chức năng của thành bụng suy yếu, khả năng phục hồi trở nên khó khăn.
2. Các phương pháp điều trị thoát vị bẹn ở trẻ
Các phương pháp điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em bao gồm: phẫu thuật theo kiểu truyền thống và thực hiện mổ nội soi. Cụ thể như sau:
Đối với phương pháp phẫu thuật truyền thống
Phẫu thuật theo kiểu truyền thống là thực hiện mổ cắt bao thoát vị. Với kỹ thuật mổ hở, đầu tiên bác sĩ sẽ gây mê cho bệnh nhân, do đó trong quá trình thực hiện bé sẽ không có bất cứ cảm giác đau đớn nào. Tiếp theo, các bác sĩ sẽ thực hiện mổ bằng cách rạch một vết nhỏ theo nếp lằn của bụng dưới, tiến hành đẩy ruột hoặc các bộ phận bên trong bao thoát vị trở lại vị trí phù hợp, phẫu tích bao thoát vị và thắt lại, cuộc phẫu thuật kết thúc.
Sau khi thực hiện xong cuộc phẫu thuật, người bệnh cần nằm lại tại bệnh viện 2 - 3 ngày để các bác sĩ có thể tiện theo dõi sự tiến triển của vết mổ cũng như tình trạng hồi phục sức khỏe của trẻ.
Nhược điểm của phương pháp phẫu thuật truyền thống này là không thể xác định được trẻ có nguy cơ bị thoát vị bẹn ở phía đối diện hay không. Trẻ vẫn có khả năng tái phát lại với tỷ lệ là 2 - 5%, bố mẹ cần lưu ý để theo dõi bé sau cuộc phẫu thuật.
Thực hiện mổ hở trong điều trị thoát vị bẹn ở trẻ
Đối với phương pháp mổ nội soi
Hiện nay, khi y học đang ngày càng phát triển, có những trường hợp thay vì mổ hở theo kiểu truyền thống thì được chỉ định nên mổ nội soi. Việc điều trị thoát vị bẹn ở trẻ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Đối với phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện rạch da rất nhỏ, đủ kích thước để có thể đưa dụng cụ y tế vào ổ bụng. Với kích thước chỉ 3mm dành riêng cho trẻ em sẽ đem lại kết quả thẩm mỹ cao hơn và giảm thiểu những cơn đau sau mổ.
Phương pháp mổ nội soi có ưu điểm vượt trội hơn hẳn mổ hở là cho phép phát hiện đứa bé có nguy cơ bị thoát vị bẹn bên đối diện, đồng thời có thể thực hiện những thao tác đóng lại khiến khả năng bị thoát vị ở bên đối diện không còn.
3. Những lưu ý sau khi thực hiện điều trị thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ
Bên cạnh các phương pháp điều trị thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ, việc chăm sóc giúp trẻ phục hồi sau cuộc phẫu thuật cũng là điều được các ông bố, bà mẹ quan tâm. Dưới đây là những điều chúng ta cần làm để có thể giảm thiểu tối đa những biến chứng sau mổ bằng cách:
-
Cần có sự chăm sóc chu đáo: Dù là thực hiện mổ hở hay mổ nội soi, bố mẹ của bé cũng cần chú ý cách chăm sóc trẻ cẩn thận, thực hiện vệ sinh vết mổ, thay băng sạch sẽ hàng ngày để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây tình trạng viêm nhiễm.
-
Thực hiện ăn uống khoa học: Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, người thân không nên cho bé ăn một lần quá no, mà cần chia nhỏ bữa ăn đảm bảo đủ chất và không ảnh hưởng đến vết mổ.
-
Nghỉ ngơi đầy đủ: Sau mổ, trẻ tránh vận động, chạy nhảy, cần được nghỉ ngơi đầy đủ để lấy lại sức. Cần chú ý đảm bảo vết mổ đã hồi phục hoàn toàn thì mới có thể quay lại cuộc sống sinh hoạt, vui chơi bình thường.
-
Thực hiện tái khám theo đúng chỉ định, lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa, để được theo dõi tình trạng sức khỏe, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bé cần được chăm sóc thật tốt sau ca mổ
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã biết được các phương pháp điều trị thoát vị bẹn ở trẻ, để có thể chủ động hơn trong vấn đề sức khỏe của con cái. Đây là bệnh lý gây nên những biến chứng nguy hiểm, nên các ông bố, bà mẹ cần theo dõi tình trạng bẹn của bé, đưa bé đi khám nếu phát hiện những điều bất thường.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ ngay qua số Hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tâm lý MEDLATEC tư vấn và giải đáp một cách nhanh chóng nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!