Các tin tức tại MEDlatec
Cách chữa dị ứng thời tiết và biện pháp phòng ngừa hiệu quả
- 29/09/2021 | Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không và cách xử lý khi bị dị ứng
- 24/04/2021 | Tìm hiểu nguyên nhân vì sao bị dị ứng thời tiết
- 20/10/2021 | Những dạng viêm da dị ứng thời tiết mọi người thường gặp
1. Nhận biết dấu hiệu bị dị ứng thời tiết
Đặc điểm của dị ứng thời tiết là thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm. Hệ thống miễn dịch nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh, nhất là sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm, từ đó hình thành nên các phản ứng quá mẫn và biểu hiện ra các triệu chứng dị ứng trên lâm sàng. Tình trạng dị ứng thời tiết có thể gặp ở cả mùa hè hay mùa đông.
Dị ứng thời tiết gặp phải ở những người có cơ địa nhạy cảm
Nhận biết sớm các dấu hiệu dị ứng thời tiết sẽ giúp bạn xử trí nhanh chóng, hiệu quả và có biện pháp ngăn ngừa tốt hơn. Ở mỗi người, triệu chứng dị ứng thời tiết có thể khác nhau song dưới đây là những dấu hiệu phổ biến:
1.1. Nổi mề đay
Đây là dấu hiệu dị ứng thời tiết thường gặp nhất, trên da sẽ thấy rõ tình trạng sưng phù, nổi mảng mề đay dày cộm, có màu hồng hoặc trắng nổi bật. Thông thường, nổi mề đay xuất hiện khá sớm khi da tiếp xúc với yếu tố thời tiết gây dị ứng như: độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp, mưa lạnh, nắng nóng,…
1.2. Da ửng đỏ và mẩn ngứa
Tùy theo sức đề kháng và cơ địa dị ứng của mỗi người mà dấu hiệu dị ứng có thể là toàn thân hoặc một số vùng da bị ửng đỏ kèm theo ngứa dai dẳng. Đây cũng là dấu hiệu sớm và thường gặp của dị ứng thời tiết.
Dị ứng thời tiết có thể gây ra tình trạng viêm mũi nghiêm trọng
1.3. Viêm mũi dị ứng
Ngoài triệu chứng trên da thì dị ứng thời tiết còn gây triệu chứng cho hệ hô hấp, nhất là ở những người có sức khỏe yếu. Bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khô rát khó chịu vùng mũi hoặc ngạt mũi, chảy nhiều dịch mũi, hắt hơi thường xuyên,… Viêm mũi dị ứng nghiêm trọng còn gây ra tình trạng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung.
Viêm mũi dị ứng thời tiết có thể chỉ kéo dài 20 - 30 phút song cũng có thể nhiều ngày hoặc hết mùa đông tùy vào mức độ dị ứng.
1.4. Khó thở, khò khè, ho
Đây là triệu chứng nguy hiểm cần lưu ý của dị ứng thời tiết vì có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc những người mắc bệnh về đường hô hấp.
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này tái phát nhiều lần khi thời tiết thay đổi hoặc thời điểm nhất định trong năm, nên đi khám và có biện pháp điều trị sớm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Cách chữa dị ứng thời tiết và biện pháp phòng ngừa
Dùng thuốc là cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản, hiệu quả nhanh để đẩy lùi các triệu chứng dị ứng thời tiết. Tuy nhiên cần đi khám và dùng thuốc chữa dị ứng theo chỉ định của bác sĩ, các loại thuốc thường dùng gồm:
Cách chữa dị ứng thời tiết thường dùng là thuốc chống dị ứng, giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng thời tiết
-
Thuốc kháng Histamin như: loratadin, cetirizine.
-
Thuốc kháng thụ thể H2 như doxepin hay cimetidine.
-
Corticoid nếu phản ứng dị ứng nghiêm trọng và kéo dài.
-
Prednisolone nếu dị ứng thời tiết gây mề đay, phù mạch, tăng bạch cầu ái toan.
Bên cạnh chữa dị ứng thời tiết bằng thuốc, bạn nên chủ động phòng ngừa và kiểm soát triệu chứng bệnh bằng thói quen sống lành mạnh, khoa học như:
-
Ăn nhiều trái cây, rau củ quả hoặc nước ép: giúp cơ thể bổ sung nhiều Vitamin và khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các phản ứng dị ứng quá mức.
-
Hạn chế đồ uống có cồn, tránh hút thuốc hoặc tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi,… Đây là những yếu tố cộng hưởng có thể khiến tình trạng dị ứng thời tiết của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh, điều hòa ở mức 25 - 27 độ C để giảm chênh lệch nhiệt quá mức với môi trường ngoài. Lưu ý dưỡng ẩm cho da, bổ sung độ ẩm cho phòng ngủ hoặc làm việc khi dùng máy lạnh.
-
Uống Vitamin C và các Vitamin tổng hợp, đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường miễn dịch, điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Uống nước hoa quả giàu Vitamin C giúp hạn chế tình trạng dị ứng thời tiết
-
Tránh làm việc hoặc có biện pháp bảo vệ, che chắn da khi làm việc dưới trời nắng gặt hoặc gió lạnh khô như: mặc quần áo ấm, đội mũ rộng vành, đặc biệt cần giữ ấm cho đầu, cổ, chân tay khi thời tiết lạnh.
Mặc dù các triệu chứng dị ứng thời tiết trên đây gây nhiều khó chịu cho bạn nhưng nên hạn chế gãi quá nhiều, gãi móng tay hoặc vật sắc nhọn gây tổn thương da. Dị ứng thời tiết trên da nếu kết hợp với vết thương hở dễ gây nhiễm trùng, viêm da nghiêm trọng. Thay vào đó, có thể dùng kem dưỡng ẩm hoặc kem trị ngứa để giảm ngứa rát do dị ứng.
3. Có thể chữa hoàn toàn dị ứng thời tiết không?
Nguyên nhân gốc rễ gây dị ứng thời tiết là do rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể, có thể đi kèm với sự tích độc và sức khỏe yếu do bệnh lý. Thời tiết thay đổi chỉ là yếu tố kích thích gây ra dị ứng và rất khó để kiểm soát nguyên nhân thời tiết này.
Phản ứng dị ứng là những phản ứng phức tạp khi hệ miễn dịch sinh ra hàng loạt các kháng thể, chất hóa học nhằm chống lại yếu tố kích thích từ môi trường. Trong đó, tiêu biểu là histamin gây ra các phản ứng dị ứng đặc trưng mỗi khi cơ thể gặp phải điều kiện thời tiết thay đổi.
Không thể chữa dứt điểm dị ứng thời tiết
Như vậy, không thể chữa dứt điểm tình trạng dị ứng thời tiết, chỉ có thể điều trị từng đợt và hạn chế các triệu chứng bằng việc dùng thuốc hoặc hạn chế tiếp xúc với yếu tố thời tiết thuận lợi. Ở những người bị dị ứng nghiêm trọng, các chuyên gia khuyến khích nên chủ động phòng ngừa và chuẩn bị thuốc điều trị cắt cơn ở mỗi đợt bùng phát.
Dị ứng thời tiết tuy thường không nguy hiểm nhưng gây không ít phiền toái, khó chịu cho người mắc phải. Do đó, hãy chủ động phòng ngừa, áp dụng những cách chữa dị ứng thời tiết ngay khi có dấu hiệu xuất hiện. Các trường hợp dị ứng nặng có nguy cơ biến chứng thì cần đến cơ sở y tế khám, điều trị hoặc liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!