Các tin tức tại MEDlatec
Hướng dẫn cha mẹ cách dạy trẻ đồng cảm
- 01/06/2023 | 7 cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả nhất
- 01/05/2024 | Hướng dẫn ba mẹ dạy trẻ cách bình tĩnh trong mọi tình huống
- 01/05/2024 | Hướng dẫn mẹ cách dạy trẻ vệ sinh cá nhân
1. Trẻ sẽ biểu hiện ra sao nếu biết đồng cảm?
Sự đồng cảm là cảm xúc phức tạp, trẻ cần có thời gian để học tập từ cha mẹ và những người xung quanh. Khi biết đồng cảm, trẻ thường có những biểu hiện sau:
Một đứa trẻ biết đồng cảm với người khác sẽ thường có những biểu hiện như sau:
Trẻ cảm nhận được mình làm một cá thể riêng biệt
- Trẻ hiểu rõ rằng trẻ là một cá thể hoàn toàn riêng biệt trong cuộc sống này.
- Trẻ hiểu rằng người khác sẽ có những cảm xúc và suy nghĩ hoàn toàn toàn khác với mình.
- Trẻ có thể cảm nhận được những cảm giác chung mà gần như tất cả mọi người xung quanh đều có thể trải qua, chẳng hạn như sự tức giận, đau buồn, cảm giác hạnh phúc, bất ngờ,...
- Trẻ có thể hiểu được cảm xúc của bạn bè cùng lứa tuổi trong những hoàn cảnh cụ thể, chẳng hạn, khi thấy bạn của trẻ chào tạm biệt mẹ khi được đưa đến trường, trẻ sẽ hiểu được cảm giác của người bạn đó là như thế nào.
Trẻ biết cách chia sẻ đồ chơi của mình với người khác
- Trẻ biết cách an ủi, chia sẻ với người khác, chẳng hạn trẻ tặng cho bạn mình một món đồ chơi để an ủi bạn, mong bạn cảm thấy đỡ buồn.
Những năm đầu đời của trẻ có các mốc quan trọng để giúp trẻ tiếp nhận, học hỏi nhiều kỹ năng và tình cảm, cụ thể như:
- Từ 6 tháng tuổi: Trẻ có thể cảm nhận và học học từ tất cả những người mà trẻ được tiếp xúc. Trong một số tình huống cụ thể, cách phản ứng của cha mẹ và những người xung quanh sẽ có tác động nhất định đến cảm xúc của trẻ. Chẳng hạn, khi có một khách đến nhà chơi, trẻ sẽ quan sát phản ứng của mọi người trong gia đình đối với vị khách đó để cảm nhận xem người khách lạ này có an toàn với trẻ không. Hay cũng có thể nói rằng, phản ứng của bố mẹ, người thân trong nhà đối với vị khách đó có ảnh hưởng lớn đến phản ứng của trẻ đối với vị khách đó.
- Từ 18 - 24 tháng tuổi: Lúc này, trẻ đã biết đi và có thể cảm nhận rất nhiều điều mới mẻ xung quanh, từ đó có sự phát triển lớn về tâm lý. Trẻ đã có những cảm xúc, suy nghĩ và mục tiêu riêng của mình. Trẻ hiểu rõ bản thân mình là một cá thể riêng biệt khi quan sát mình trong gương.
Từ 18 tháng đến 24 tháng tuổi, trẻ đã hiểu nhiều hơn về cảm xúc của người khác và đây chính là thời điểm phù hợp để cha mẹ dạy cho trẻ cách đồng cảm với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, bạn không nên quá kỳ vọng vì đây là một cuộc hành trình và trẻ cần có thời gian để học hỏi, trải nghiệm.
2. Hướng dẫn mẹ cách dạy trẻ đồng cảm
Dưới đây là những hướng dẫn cha me về cách dạy trẻ đồng cảm:
- Kể cho trẻ những câu chuyện người tốt- việc tốt phù hợp với lứa tuổi của trẻ . Phân tích đều hay - điều chưa phải để trẻ tiếp thu và dần hình thành những phản xạ riêng, nuôi dưỡng tâm hồn và xây dựng tính cách:
Mẹ hãy khen ngợi khi trẻ thể hiện sự đồng cảm
- Nói về cảm xúc: Có thể đặt tên cho những hành động của trẻ để giúp trẻ cảm nhận được cảm xúc. Đó có thể là sự công nhận, đánh giá cao, chẳng hạn như “ồ bạn thật tốt bụng” hoặc là cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như “điều đó có thể khiến cho bạn buồn đó, con có thể làm gì khác để bạn cảm thấy vui hơn không”.
- Khen ngợi khi trẻ thực hiện hành vi đồng cảm: Nếu nhận thấy con vừa thực hiện một hành động đồng cảm với người khác, bạn đừng ngại khen ngợi con, chẳng hạn như “Con thật hào phóng khi chia sẻ đồ chơi với em. Hãy nhìn em con kìa, em đang rất hạnh phúc vì điều đó”.
- Khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc với người khác: Cha mẹ hãy quan tâm đến trẻ thật nhiều và hãy khuyến khích con chia sẻ những cảm xúc với mình, hãy chăm chú lắng nghe những câu chuyện của con để con cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ. Đồng thời, cha mẹ cũng hãy chia sẻ cảm xúc của mình với trẻ nhiều hơn, chẳng hạn “bố mẹ cảm thấy rất vui vì con đã cho bạn chơi đồ chơi cùng”.
- Chỉ rõ cho con về hành vi đồng cảm của người khác: Đây là cách để giúp trẻ để ý nhiều hơn đến sự cư xử tử tế của người khác. Chẳng hạn khi nhận được sự giúp đỡ từ một người, bạn có thể nói với trẻ rằng “Bác ấy thật sự tốt với gia đình ta, điều đó làm mẹ cảm thấy rất vui và dễ chịu”.
- Dạy trẻ các quy tắc cơ bản của phép lịch sự để thể hiện sự quan tâm và tôn trọng mọi người, chẳng hạn dạy trẻ biết nói lời “cảm ơn” khi được người khác giúp đỡ và “làm ơn” khi mong muốn nhận được sự giúp đỡ của người khác. Cha mẹ cần dạy trẻ hiểu rằng, khi trẻ lịch sự thì mọi người sẽ yêu thương và giúp đỡ trẻ nhiều hơn và đồng thời mọi người cũng sẽ không vui khi trẻ có biểu hiện ra lệnh cho người khác.
Giao cho trẻ nhiệm vụ cho vật nuôi ăn
- Hãy giao cho trẻ những công việc nhỏ: Qua những nhiệm vụ nhỏ này, trẻ cũng có thể học được sự quan tâm. Một số nhiệm vụ mà bạn có thể giao cho trẻ 2 tuổi như cho vật nuôi ăn,...
- Nêu gương tốt cho trẻ về sự đồng cảm chẳng hạn như cho trẻ giúp bạn công việc đóng gói quần áo để gửi tặng các bạn nhỏ vùng cao, cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn cho người hàng xóm đang bị ốm,...
Có thể nói rằng, dạy trẻ quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh là một quá trình. Nếu trẻ chưa biết cách quan tâm, đồng cảm với mọi người xung quanh, bạn cũng không nên quá lo lắng hoặc thể hiện những cảm xúc tiêu cực với trẻ. Trẻ vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện bản thân trong tương lai.
Hi vọng, các bậc cha mẹ đã có thêm một nguồn thông tin tham khảo từ những gợi ý về cách dạy trẻ đồng cảm trong bài viết này. Nếu cần được tư vấn thêm về cách nuôi dạy và chăm sóc trẻ, cha mẹ có thể liên hệ đến Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!