Các tin tức tại MEDlatec
Cách trị thận yếu tại nhà và những lưu ý cần biết
- 09/06/2022 | Dấu hiệu nhận biết tình trạng thận yếu và cách điều trị
- 01/09/2023 | Sử dụng thuốc trị thận yếu như thế nào cho hiệu quả?
- 10/09/2024 | “Điểm danh” 9 dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ
1. Thận yếu là gì? Dấu hiệu nhận biết thận bị yếu
Thận yếu là tình trạng các chức năng như lọc máu, đào thải độc tố,... của cơ quan này bị suy giảm. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Có một số dấu hiệu có thể nhận biết tình trạng thận yếu
Một vài dấu hiệu nhận biết tình trạng thận yếu như:
● Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, da xanh xao hơn, sụt cân,...
● Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hoa mắt.
● Thường bị đau lưng.
● Chỉ số huyết áp không ổn định (thường có xu hướng tăng).
● Cảm thấy khó thở, hụt hơi,...
● Giảm ham muốn tình dục,...
2. Nguyên nhân gây nên tình trạng thận yếu là gì?
Thận đóng vai trò quan trọng, chịu trách nhiệm loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi cơ thể thông qua hoạt động lọc máu. Khi thận suy yếu, các chức năng đào thải độc tố sẽ bị giảm dần, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan khác và đến sức khỏe người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân khiến thận ngày một yếu hơn, ví dụ, các bệnh lý ở cầu thận, bệnh đái tháo đường, huyết áp cao hay sỏi thận,... khiến thận dễ bị tổn thương, xơ hóa. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học như thường xuyên căng thẳng, không ngủ đủ giấc, dùng chất kích thích, ăn quá mặn,... cũng tác động xấu đến chức năng thận. Bên cạnh đó, những người cao tuổi cũng có xu hướng dễ bị thận yếu hơn do quá trình lão hóa.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thận yếu
3. Tầm quan trọng của việc thăm khám tình trạng thận yếu tại cơ sở y tế
Việc điều trị thận yếu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cụ thể: thận yếu do chế độ sinh hoạt sẽ có cách điều trị khác với tình trạng thận yếu do bệnh lý. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Rất nhiều người bệnh chủ quan, tự ý điều trị tại nhà có thể khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Ngoài ra, việc tự chữa tại nhà có thể khiến người bệnh lỡ mất giai đoạn sớm của bệnh, chỉ thăm khám khi dấu hiệu đã nặng. Lúc này, thận có thể đã suy yếu sang giai đoạn sau, việc điều trị cũng phức tạp, tốn thời gian và chi phí hơn.
Mặc dù vậy, sau khi đã khám bệnh và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp thêm các cách trị thận yếu tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Cách trị thận yếu tại nhà bạn có thể tham khảo
4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Việc xây dựng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh là rất cần thiết. Một nguyên tắc những người bị thận yếu cần lưu ý là cân bằng dinh dưỡng (đủ đạm, bột, béo, đường), nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu yếu tố vi lượng và vitamin như (sắt, acid folic, vitamin A, B, C, E,...), cắt giảm natri, kali và photpho. Cụ thể như sau:
Cách điều trị thận yếu tại nhà: Xây dựng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng
● Các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất nên ăn: ớt chuông đỏ, bí ngô, các loại rau lá xanh đậm (cải xoăn, súp lơ, cải bina,...), táo, dâu tây, thịt gà (không ăn da), cá, dầu oliu...
● Không ăn mặn.
● Các thực phẩm giàu natri nên hạn chế: thịt muối, xúc xích, đồ đóng hộp, bánh quy mặn, rau quả ngâm muối,...
● Các thực phẩm giàu photpho nên hạn chế: đồ ăn sẵn, phô mai chế biến sẵn, đồ uống có gas, bia, rượu,...
● Các thực phẩm giàu kali nên hạn chế: chuối, các loại quả sấy khô, khoai tây, mơ...
● Hạn chế ăn quá nhiều đạm.
● Uống đủ nước.
Cơ thể cần được cung cấp đủ nước để đào thải độc tố
4.2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Một trong những cách trị thận yếu tại nhà bạn cần lưu ý là xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học. Cụ thể:
● Tăng cường tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
● Điều trị và uống thuốc theo phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định.
● Tránh những loại đồ ăn, đồ uống có chứa chất kích thích có hại cho sức khỏe như bia, rượu hay thuốc lá.
● Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, giảm căng thẳng, tăng cường thư giãn bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc thiền.
● Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau trong quá trình điều trị nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
● Theo dõi và kiểm soát cân nặng và chỉ số huyết áp định kỳ.
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp bạn khỏe mạnh hơn
5. Những lưu ý quan trọng khi điều trị thận yếu tại nhà
Khi áp dụng các cách trị thận yếu tại nhà, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
● Những biện pháp kể trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và không có tác dụng chữa bệnh. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
● Một số mẹo điều trị dân gian cho đến nay vẫn chưa có kiểm chứng khoa học về tính hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng các bài thuốc này mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
● Trong quá trình điều trị, nếu bệnh nhân có xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần dừng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.
● Một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh chính là cách để giảm tải các áp lực lên thận, giúp cho cơ thể và các chức năng của thận được hồi phục dần cũng như tái sửa chữa những tế bào đang bị hư tổn.
● Đặc biệt, bệnh nhân bị thận yếu cần phải đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và tuyệt đối không nhịn vì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị để nâng cao hiệu quả
Trên đây là các thông tin liên quan đến thận yếu và những cách điều trị thận yếu tại nhà. Tốt nhất, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám ngay tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!