Các tin tức tại MEDlatec
Cần làm gì khi tự cách ly ở nhà để đảm bảo an toàn cho chính mình và người thân?
- 12/10/2021 | Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi chỉ số SpO2 ở bệnh nhân Covid-19 tại nhà
- 12/10/2021 | Covid-19 gây bệnh cho cơ quan nào và mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe
- 12/10/2021 | Giải đáp nghi vấn: Covid-19 có lây qua đường máu không?
Những trường hợp phải cách ly ở nhà cần có chế độ chăm sóc riêng để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm
1. Đối tượng nào cần thực hiện cách ly tại nhà?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những đối tượng thuộc diện cách ly tại nhà bao gồm:
-
Trường hợp dương tính với Covid-19 không có triệu chứng, đã đủ điều kiện xuất viện vào ngày thứ 7, sẽ tiếp tục theo dõi, cách ly tại nhà trong 14 ngày tiếp theo.
-
Người mắc Covid-19 không có triệu chứng, không có yếu tố ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh (có bệnh lý nền hoặc đã điều trị ổn định, thể trạng bình thường).
-
Đối tượng không có khả năng tự chăm sóc cá nhân gồm trẻ em, người cao tuổi, mắc bệnh lý nền, đã cam kết tuân thủ và đảm bảo các điều kiện cần thiết theo hướng dẫn cách ly.
-
Người chăm sóc, chung sống cùng với người đã nhiễm hoặc có nghi ngờ nhiễm virus.
-
Những trường hợp được xác định là F1 có tiếp xúc gần với người nhiễm hoặc đã đi đến những nơi được xác nhận có ca dương tính.
-
Người đi từ vùng dịch đến địa phương khác đã chấp hành cách ly tập trung,
-
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam sau khi thực hiện cách ly tập trung.
Khai báo y tế và tuân thủ biện pháp cách ly để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh, tránh lây lan cho cộng đồng
2. Cần làm gì khi tự cách ly ở nhà?
Nếu không xảy ra phát sinh bất thường, thời gian cách ly tại nhà sẽ chỉ kéo dài khoảng 14 ngày. Trong khoảng thời gian này, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe của Bộ Y tế khuyến cáo:
Với đối tượng thực hiện cách ly
Chấp hành nơi cư trú
Bạn không được rời khỏi nhà trong suốt thời gian chấp hành cách ly. Tùy theo điều kiện của gia đình nên chuẩn bị phòng riêng, hoặc đánh dấu khu vực riêng cho bệnh nhân. Nếu có thể, bệnh nhân nên dùng phòng vệ sinh riêng.
Theo dõi tình trạng sức khỏe
Luôn chú ý đến mọi dấu hiệu bất thường trên cơ thể, theo dõi nhiệt độ 2 lần mỗi ngày. Báo ngay cho cơ sở y tế tại địa phương ngay khi các triệu chứng nghi ngờ xuất hiện như sốt, ho, mất vị giác/khứu giác,…
Tuân thủ phác đồ điều trị
Ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc mọi chỉ dẫn của nhân viên y tế trong việc sử dụng thuốc và chăm sóc. Không tự ý dùng thêm các thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Hạn chế tiếp xúc với mọi người
Hạn chế tối đa mọi sự tiếp xúc trực tiếp với người thân trong gia đình cũng như những người xung quanh. Không nên ra khỏi phòng riêng hoặc khu vực cách ly.
Đồ dùng sinh hoạt
Cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết riêng trong suốt quá trình cách ly, đáp ứng các nhu cầu cơ bản (chén đũa, cốc, khăn, bàn chải,…). Hạn chế tối đa sự tiếp xúc với mọi người trong nhà. Các vật dụng này cũng cần được để riêng khi làm vệ sinh, không để lẫn với những đồ dùng khác trong nhà, đặc biệt là đồ dùng cá nhân (áo quần, khăn tắm, gối, chăn,…).
Bảo đảm khử khuẩn an toàn
Vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn môi trường sống, các đồ dùng hằng ngày và những vị trí thường xuyên cần chạm tay vào (tay nắm cửa, nút bấm, bàn, ghế,…) bằng các loại xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn. Thu gom và gói kỹ những đồ dùng đã qua sử dụng của người thực hiện cách ly trước khi vứt rác, đặc biệt là khẩu trang, khăn giấy, bàn chải đánh răng, bát đũa sử dụng một lần,…
Quan trọng nhất, mọi người luôn phải rửa tay thường xuyên, nhiều lần trong ngày với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để tránh sự lây nhiễm gián tiếp thông qua các vật dụng sinh hoạt.
Bổ sung dinh dưỡng
Sức đề kháng có vai trò quyết định trong việc chống lại sự tấn công của virus. Để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn ngay từ bên trong, bạn cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và chất khoáng đến từ rau củ và trái cây tươi. Hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, chế biến mềm, lỏng giúp dễ hấp thu hơn.
Vận động
Cho dù cơ thể mệt mỏi, người thực hiện cách ly cũng cần phải cố gắng thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng (như yoga, đi bộ quanh phòng,…), giúp hỗ trợ nâng cao miễn dịch và chống lại các tác hại của virus.
Chế độ ăn uống và vận động rất quan trọng đối với người có nguy cơ dương tính với virus
Với những người trong gia đình
-
Tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của nhân viên y tế.
-
Sử dụng vật dụng bảo hộ như khẩu trang, găng tay, áo mưa,… khi cần phải tiếp xúc với bệnh nhân.
-
Chú ý dấu hiệu bất thường trên cơ thể bản thân, cũng như các dấu hiệu trở nặng của người bệnh và báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được xử trí kịp thời.
-
Hạn chế mọi sự tiếp xúc với mọi người xung quanh, không nên đi đến những nơi đông người như chợ, siêu thị,…
-
Động viên, khích lệ tinh thần lẫn nhau trong thời gian cách ly
-
Liên hệ ngay với đường dây nóng tại địa phương khi bản thân có dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng bệnh nhân chuyển biến nghiêm trọng.
Tích trữ lương thực, thực phẩm và các loại thuốc cần thiết thông qua các dịch vụ vận chuyển để tránh sự tiếp xúc nơi công cộng
Cần làm gì khi tự cách ly ở nhà có lẽ đã được giải đáp phần nào thông qua bài viết này. Nếu bạn hoặc người thân, bạn bè đang thuộc nhóm đối tượng cần cách ly thì có thể liên hệ đến các cơ sở y tế địa phương, hoặc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hướng dẫn.
Các kênh thông tin tiếp nhận hỗ trợ, tư vấn do Hệ thống Y tế MEDLATEC triển khai:
-
Tổng đài: 1900.56.56.56
-
Tính năng Video Call trên ứng dụng MedOn.
Chúc bạn và gia đình an toàn trong mùa dịch!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!