Các tin tức tại MEDlatec
Cấy dịch màng tim có nguy hiểm hay không?
- 22/04/2020 | Xét nghiệm cấy dịch tai là gì và được thực hiện khi nào?
- 07/04/2020 | Cấy dịch âm đạo có thể phát hiện được những bệnh phụ khoa nào?
- 20/04/2020 | Xét nghiệm cấy dịch họng sẽ phát hiện được những gì?
1. Dịch màng tim là gì?
Dịch màng tim là một chất lỏng nằm giữa hai lớp màng ngoài tim gồm lá thành và lá tạng. Dịch có chức năng bôi trơn và giúp cho tim hoạt động một cách trơn tru, dễ dàng hơn. Khi lượng dịch tăng cao bất thường hoặc bị xâm nhập bởi vi khuẩn sẽ gây ra các bệnh lý và hội chứng như tràn dịch màng tim, viêm màng ngoài tim cấp,...
Tràn dịch màng tim là hiện tượng tích tụ một lượng lớn dịch trong khoang màng tim dẫn đến chèn ép tim, rối loạn các mạch máu, tụt huyết áp, sốc, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hình 1: Tràn dịch màng ngoài tim
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tràn dịch màng tim và thường được xác định thông qua các xét nghiệm dịch màng tim như xét nghiệm nhuộm AFB tìm trực khuẩn lao; cấy dịch màng tim tìm vi khuẩn, nấm gây bệnh; các xét nghiệm sinh hóa protein, LDH, glucose để phân biệt dịch thấm và dịch tiết; xét nghiệm PCR xác định tác nhân virus; xét nghiệm tế bào học và chất chỉ điểm ung thư,...
Dấu hiệu đặc trưng của tràn dịch màng tim đó là tam chứng Beck khi bác sĩ thăm khám lâm sàng:
- Tụt huyết áp: huyết áp tụt giảm đột ngột và có thể không đo được, mạch yếu, da xanh nhợt, toát mồ hôi, rối loạn tri giác,...
- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Tiếng tim mờ.
- Ngoài ra người bệnh sẽ có các biểu hiện đau tức vùng ngực, tim đập nhanh, ho, khó thở, khó nuốt và thường hay hồi hộp, lo âu.
Hình 2: Người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ngực, khó thở.
2. Xét nghiệm cấy dịch màng tim và phương pháp lấy bệnh phẩm
Cấy dịch màng tim là phương pháp nuôi cấy dịch màng tim trong các môi trường dinh dưỡng nhằm tìm kiếm sự có mặt của vi sinh vật gây bệnh. Các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng nếu có sẽ được kích thích sinh sôi và phát triển. Thông qua nhuộm soi, thử tính chất sinh vật hóa học và các kỹ thuật định danh khác sẽ xác định được chủng loại của vi khuẩn. Từ đó tiến hành làm kháng sinh đồ và tìm ra kháng sinh phù hợp.
Phương pháp lấy bệnh phẩm hiện nay đó là chọc hút dịch màng tim bằng cách đưa kim vào khoang màng ngoài tim và hút dịch ra ngoài. Người trực tiếp thực hiện phải là bác sĩ có chuyên môn cao và đã được đào tạo về lĩnh vực tim mạch. Trước khi tiến hành chọc hút, bác sĩ phải giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân về mục đích và cách thức thực hiện.
Điều dưỡng chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho quá trình chọc dò như săng có lỗ, khăn vô khuẩn, kim chọc dò, bơm tiêm, găng tay, bông, gạc,... Kiểm tra và đo các dấu hiệu sinh tồn ổn định cho bệnh nhân, động viên họ tâm lý thoải mái, không nên quá lo lắng và đặc biệt không được ho mạnh khi đang chọc dò.
Bắt đầu quy trình kỹ thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm ngửa, đầu giường nâng lên cao khoảng 60 độ, kê gối ở dưới lưng, bộc lộ vùng chọc dò.
- Tiến hành sát khuẩn xung quanh bề mặt vùng đâm kim 2 lần bằng cồn iod và cồn 70 độ.
- Gây tê cho bệnh nhân.
- Bác sĩ xác định vị trí đâm kim và tiến hành chọc hút lấy dịch ra ngoài.
- Trong quá trình thao tác cần phải quan sát nét mặt của bệnh nhân để đảm bảo an toàn, tránh sự cố xảy ra.
- Sau khi chọc hút dịch xong, bác sĩ sát khuẩn lại vết chọc rồi sau đó băng lại bằng gạc vô khuẩn.
- Cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi và dặn dò những điều chú ý sau chọc dò.
Hình 3: Kỹ thuật chọc hút dịch màng tim.
Ống dịch sau khi lấy cần đưa nhanh chóng đến phòng xét nghiệm để phân tích. Bảo quản ở nhiệt độ thường có thể để được tối đa 6 tiếng, nếu chưa gửi được ngay cần bảo quản theo đúng quy định.
3. Quy trình nuôi cấy dịch màng tim tại phòng xét nghiệm
Khi mẫu bệnh phẩm được gửi đến, nhân viên xét nghiệm sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng của dịch xem có đạt yêu cầu hay không. Số lượng đảm bảo trên 2mL và vận chuyển, bảo quản có đúng cách, đúng và đủ thông tin hành chính.
Chuẩn bị hóa chất sinh phẩm, thạch môi trường và các dụng cụ nuôi cấy cần thiết, tủ ấm,... Các đĩa thạch máu, chocolate và macconkey khi lấy từ tủ lạnh ra phải để ở nhiệt độ phòng 15 - 30 phút trước khi cấy. Quan sát đại thể tình trạng dịch như độ đục hoặc trong, màu vàng hay lẫn máu. Sau đó tiến hành nhuộm một mẫu Gram và soi dưới kính hiển vi để quan sát hình thái vi khuẩn.
Tiến hành dùng pipet vô trùng hút dịch và cho vào bề mặt các đĩa môi trường. Dùng que cấy chuyên dụng và ria cấy phân vùng theo đúng quy định. Chú ý các thao tác khi cấy bắt buộc phải vô khuẩn, tránh tạp nhiễm.
Cho các đĩa thạch vào tủ ấm 5 - 10% CO2 ở nhiệt độ 35 - 37 độ C và theo dõi sau 24 - 48h.
Hình 4: Kỹ thuật viên xét nghiệm quan sát và định danh vi khuẩn.
Nếu không thấy khuẩn lạc mọc kết luận âm tính không tìm thấy vi khuẩn/ nấm gây bệnh. Ngược lại nếu thấy khuẩn lạc mọc, cần nhuộm soi và thử các tính chất sinh vật hóa học và test nhanh để xác định chủng loại vi khuẩn đó. Tiến hành đặt kháng sinh đồ đối với vi khuẩn tìm được.
Cần lưu ý một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả như thao tác không đảm bảo vô khuẩn, vận chuyển và bảo quản không đúng cách, kỹ thuật viên tay nghề kém dẫn đến đọc sai kết quả, lượng mẫu quá ít không đủ làm,...
Như vậy để đảm bảo một kết quả chính xác bắt buộc phải tuân thủ các quy tắc khi cấy dịch màng tim, đồng thời nâng cao chuyên môn y tế giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Về vấn đề này bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đến khám và sử dụng các dịch vụ y tế tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Tại đây, chúng tôi tự hào khi có một cơ sở vật chất khang trang sạch sẽ, hệ thống trang thiết bị y tế chuyên sâu, hiện đại ở tất cả các chuyên khoa. Qua đó đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng với sự phục vụ tận tình, chu đáo của các y bác sĩ luôn yêu thương và chăm sóc bệnh nhân đồng thời không quên rèn luyện, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Khám chữa bệnh chính xác, hiệu quả, nhanh chóng và chi phí hợp lý chính là những gì MEDLATEC mang tới cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài 1900 56 56 56 hoặc đến trực tiếp tại cơ sở nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!