Các tin tức tại MEDlatec

Chè để qua đêm có ăn được không và những lưu ý khi bảo quản

Ngày 23/04/2025
Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng bởi sự phong phú. Chỉ với món chè, chúng ta đã có vô vàn các công thức được biến tấu theo vùng miền, nguyên liệu theo mùa. Khi nấu chè tại nhà hoặc mua sẵn, nhiều người hay có thói quen bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Tuy nhiên, không ít người vẫn băn khoăn vấn đề chè để qua đêm có ăn được không. MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau.

1. Trả lời câu hỏi: Chè để qua đêm có ăn được không? 

Phần lớn các loại chè đều được chế biến từ nhiều nguyên liệu. Trong đó phải kể đến một số loại nguyên liệu quen thuộc như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, dừa, trân châu, khoai môn, sương sáo,... Để tạo độ ngọt, người ta thường cho thêm đường, nước cốt dừa. 

Với món chè chứa nước cốt dừa tươi, bạn không nên để qua đêm. Bởi loại nguyên liệu này dễ bị biến chất nếu đã tiếp xúc với không khí. Còn với món chè nấu từ nguyên liệu đơn giản như đậu đen không cho thêm đường, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 ngày. 

 Chè để qua đêm có ăn được không còn tùy thuộc vào nguyên liệu, công thức chế biến

Tóm lại, chè để qua đêm có ăn được không còn tùy thuộc vào loại nguyên liệu, công thức chế biến. Tuy vậy, để thưởng thức trọn vị thơm ngon, bạn không nên bảo quản chè quá 24 giờ. Vì ngay cả khi không bị hỏng, hương vị của hầu hết các món chè sau thời gian bảo quản đều không thể thơm ngon như lúc đầu. Nếu nhận thấy màu sắc và mùi vị của món chè đã biến đổi, bạn tốt nhất không nên sử dụng. 

2. Lưu ý khi bảo quản các món chè qua đêm

Muốn bảo quản các món chè qua đêm, bạn cần chú ý đến quá trình phối trộn nguyên liệu, chuẩn bị dụng cụ chứa đựng. Cụ thể:

2.1. Không trộn lẫn nguyên liệu

Một số món chè quen thuộc như chè thập cẩm, chè khúc bạch,... thường bao gồm nhiều nguyên liệu. Nếu muốn bảo quản những món chè này sang ngày hôm sau, bạn nên để riêng từng nguyên liệu. 

Đặc biệt với nguyên liệu dễ bị hư hỏng như nước cốt dừa tươi, trái cây tươi, bạn lại càng không nên trộn lẫn với nhau. Thay vào đó, bạn hãy để riêng vào từng hộp chứa và bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh. 

Bạn không nên trộn lẫn các nguyên liệu khi bảo quản chè

2.2. Đậy kín dụng cụ chứa 

Dụng cụ chứa như hộp đựng cần phải được rửa sạch. Ứng với từng nguyên liệu, bạn lại chứa vào từng hộp riêng, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tác dụng chính của việc đậy kín nắp hộp chứa là ngăn không khí tiếp xúc với nguyên liệu, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn chéo trong quá trình bảo quản. 

2.3. Không bảo quản quá 2 - 3 ngày 

Dù nhiều món chè có thể để qua đêm nhưng thời gian bảo quản cũng không nên quá 2 đến 3 ngày. Vì sau khoảng thời gian này, hương vị của chè khó thơm ngon như ban đầu, các nguyên liệu cũng dần biến chất, không tốt cho cơ thể. 

3. Những thực phẩm, đồ uống khác không nên để qua đêm

Bên cạnh một số món chè, bạn không nên bảo quản qua ngày hôm sau với những món đồ uống, thực phẩm sau đây:

3.1. Nước chè xanh

Với nước chè xanh, bạn chỉ nên uống trong ngày. Bởi nếu để qua đêm, loại nước này thường bị xỉn màu, vitamin B và Vitamin C có xu hướng bị phân hủy. Không những vậy, nước chè khi để lâu còn tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển. 

Nước chè xanh chỉ nên sử dụng trong ngày, không thích hợp bảo quản qua đêm 

3.2. Trứng luộc 

Trứng luộc là loại thực phẩm không thích hợp để qua đêm. Ngay cả khi bảo quản trong môi trường tủ lạnh, nhiều loại vi khuẩn vẫn phát triển mạnh do sự phân hủy của thành phần dinh dưỡng. Trường hợp để ngoài môi trường, trứng dễ bị ôi thiu gây đau bụng khi ăn vào. 

3.3. Rau xanh đã qua chế biến chín

Rau xanh sau khi đã qua nấu chín thường chứa Nitrat. Trường hợp bảo quản qua đêm, lượng Nitrat này có thể biến đổi thành Nitrite. Tiêu thụ thực phẩm chứa Nitrite lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư. Do đó với các món canh, rau xào hay rau luộc, bạn hãy cố gắng tiêu thụ hết trong ngày. 

3.4. Nước đun sôi để nguội

Nước đun sôi để nguội nếu bảo quản không đúng cách, có thể phơi nhiễm trở lại các vi sinh vật gây bệnh. Do đó với nước đun sôi để nguội, bạn cũng chỉ nên uống trong ngày. 

Nước đun sôi để nguội bảo quản trong thời gian dài chứa Natri, Nitrit tương đối cao

3.5. Nấm, mộc nhĩ đã chế biến chín

Nấm và mộc nhĩ sau khi chế biến chín cũng chứa Nitrat gần giống như trong rau xanh đun chín. Đặc biệt sau khi để qua đêm, lượng Nitrat này lại càng có xu hướng tăng do nhiều dưỡng chất đã bị phân hủy, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng. 

4. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm ôi thiu và cách xử lý

Khi ăn phải thực phẩm ôi thiu, cơ thể có nguy cơ bị ngộ độc. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm:

  • đau bụng: Thường là triệu chứng xuất hiện đầu tiên, dấu hiệu này cho thấy cơ thể đang xuất hiện phản ứng tạo kích thích lên nhu động ruột, thúc đẩy đào thải chất độc. 
  • Buồn nôn, nôn mửa: Triệu chứng này là một phần của quá trình thúc đẩy đào thải chất độc. Khi bị nôn quá nhiều, cơ thể có nguy cơ bị mất nước nghiêm trọng. 
  • Tiêu chảy hay đi ngoài ra phân lỏng: Nguyên nhân gây tiêu chảy ở đây là do niêm mạc đường tiêu hóa bị viêm, làm cho lớp niêm mạc này hấp thụ lại nước, dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Sau mỗi lần đi ngoài, lượng độc tố trong cơ thể cũng bị đào thải bớt. Tuy nhiên nếu tình trạng tiêu chảy diễn ra dai dẳng trên 3 ngày, cơ thể thường rơi vào trạng thái mất nước nghiêm trọng. 
  • Đau đầu: Độc tố trong thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng có thể tác động đến hệ thần kinh gây triệu chứng đau đầu. Nếu bị ngộ độc nặng, bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái lú lẫn, co giật. 
  • Lên cơn sốt: Nếu tình trạng ngộ độc không quá nghiêm trọng, người bệnh thường chỉ bị sốt nhẹ. Đối với trường hợp ngộ độc nặng, thân nhiệt của người bệnh có thể tăng cao trên 39 độ C. 
  • Mệt mỏi, chán ăn: Đây thường là hệ quả của tình trạng mất nước, sốt cao, tiêu chảy,... khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. 

Đau bụng là một trong số những triệu chứng đặc trưng nhất của tình trạng ngộ độc thực phẩm

Trong phần lớn trường hợp bị ngộ độc ở mức độ nhẹ, những triệu chứng trên thường biến mất sau thời gian ngắn khi áp dụng biện pháp can thiệp, chăm sóc kịp thời. Thế nhưng, nếu cơ thể biểu hiện dấu hiệu như phân lẫn máu, sốt cao, nôn nhiều, chóng mặt, dấu hiệu co giật,... bạn hãy lập tức nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế để được can thiệp xử lý kịp thời. 

Dễ thấy rằng chè để qua đêm có ăn được không còn tùy thuộc vào món chè cần bảo quản. Đối với những món chè đã trộn lẫn nhiều nguyên liệu như nước cốt dừa, trái cây tươi, bạn không nên bảo quản qua đêm. Trường hợp muốn để dùng lâu hơn, bạn không nên trộn lẫn các nguyên liệu với nhau. 

Nếu cần tư vấn thêm về dinh dưỡng, Quý khách có thể liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Từ khoá: đau bụng

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.