Các tin tức tại MEDlatec
Chi phí lọc huyết tương: Nắm rõ để chủ động trong điều trị
- 19/06/2021 | Góc tìm hiểu: Vai trò của huyết tương trong cơ thể là gì?
- 09/06/2023 | Chi phí tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là bao nhiêu?
- 09/12/2024 | Thay huyết tương: Mục đích, đối tượng và quy trình thực hiện
1. Thay lọc huyết tương là gì và quy trình như thế nào?
Các bệnh nhân bị bệnh như viêm da tự miễn, hội chứng Guillain-Barré, suy gan, hoặc một số bệnh về máu thường được đề xuất lọc huyết tương như một phương án điều trị hiệu quả. Đây là một giải pháp y khoa tiên tiến, được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm y tế lớn.
1.1. Lọc huyết tương là gì?
Thay lọc huyết tương là một quy trình y tế tiên tiến nhằm loại bỏ huyết tương chứa các chất gây bệnh và thay thế bằng huyết tương mới hoặc dung dịch thay thế tương ứng thông qua một loại phương tiện chuyên dụng. Quy trình này giúp loại bỏ các tác nhân có hại trong huyết tương, như kháng thể tự miễn, phức hợp miễn dịch, cryoglobulin, các chất gắn vào protein, nội độc tố và các độc chất không đáp ứng với liệu pháp điều trị thông thường.
Lọc huyết tương là phương pháp điều trị quan trọng giúp đối phó với nhiều bệnh lý nghiêm trọng
1.2. Quy trình thực hiện thay huyết tương
Các bước thay lọc huyết tương thông thường sẽ được thực hiện như sau:
- Bước 1 - Kết nối hệ thống lọc máu: Bác sĩ sẽ tạo một đường dẫn máu bằng cách đặt một loại ống thông dài vào tĩnh mạch lớn của bệnh nhân, kết nối với hệ thống máy lọc chuyên dụng.
- Bước 2 - Tách huyết tương: Máu được dẫn qua máy lọc, nơi huyết tương cũ được tách ra khỏi các tế bào máu. Quá trình này có thể được thực hiện bằng máy ly tâm, sử dụng lực ly tâm để phân tách các thành phần máu dựa trên tỷ trọng khác nhau, hoặc bằng màng lọc, nơi máu truyền qua bộ phận lọc để tách riêng phần huyết tương.
- Bước 3 - Thay thế huyết tương: Huyết tương bị loại bỏ sẽ được thay thế bằng dung dịch albumin hoặc huyết tương mới tương ứng. Điều này giúp bổ sung các chất cần thiết trong huyết tương, như protein, ion, chất dinh dưỡng, hormone và các yếu tố đông máu, duy trì cân bằng điện giải, áp suất máu và hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Bước 4: Hoàn trả máu: Máu sau khi được thay thế huyết tương sẽ được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân bằng một ống thông khác. Quy trình này thường kéo dài từ 1 đến 3 giờ, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
2. Chi phí lọc huyết tương là bao nhiêu
Thay lọc hết xương là phương pháp điều trị bệnh vô cùng quan trọng đối với người bệnh. Vì thế chi phí lọc huyết tương hết bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Chi phí lọc huyết tương hết bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm
Chi phí cho một lần thay huyết tương tại Việt Nam có thể dao động tùy thuộc vào cơ sở y tế và tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Trung bình chi phí lọc huyết tương dao động từ 15 triệu đến 40 triệu đồng/lần.
Bên cạnh đó, bảo hiểm y tế (BHYT) có thể hỗ trợ chi trả một phần chi phí cho dịch vụ này nên người bệnh không cần quá lo lắng. BHYT có thể hỗ trợ với mức chi trả từ 80-100% chi phí nếu khám chữa bệnh đúng tuyến, và từ 40-100% chi phí nếu trái tuyến, tùy thuộc vào đối tượng và phạm vi thanh toán của thẻ BHYT mà bệnh nhân đang sử dụng cũng như quy định thanh toán bảo hiểm y tế của từng cơ sở.
Tuy nhiên, mức chi phí và hỗ trợ cụ thể cho thay lọc huyết tương có thể khác nhau và phụ thuộc vào chính sách của từng cơ sở y tế cũng như loại bảo hiểm mà bệnh nhân tham gia. Do đó, để biết chính xác chi phí và mức hỗ trợ từ bảo hiểm, bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế dự định thực hiện thay huyết tương để tham khảo thông tin.
3. Những lưu ý cần biết khi thay lọc huyết tương
Để quy trình lọc huyết tương đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng.
3.1. Chuẩn bị trước khi thay lọc huyết tương
- Thăm khám và tư vấn đầy đủ: Người bệnh cần tiến hành các bước thăm khám và xét nghiệm cần thiết để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe trước khi thay lọc huyết tương.
- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc: Tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ, bao gồm việc uống hoặc ngưng một số loại thuốc, thực phẩm bổ sung trước ngày điều trị.
- Uống nhiều nước: Điều này giúp lượng nước trong cơ thể được duy trì, từ đó tránh nguy cơ tụt huyết áp khi thay lọc huyết tương và sau thay lọc huyết tương.
- Lưu ý trong chế độ ăn uống: Ăn uống đầy đủ để cơ thể có sức khỏe tốt nhất khi thay lọc huyết tương, tuy nhiên cần chú ý tránh đồ ăn có nhiều đường, dầu mỡ, muối và cồn.
- Giữ tinh thần thoải mái: Giữ tinh thần lạc quan và thư giãn trước khi tiến hành liệu trình.
3.2. Trong quá trình lọc huyết tương
Quy trình lọc huyết tương thường kéo dài từ 1-3 giờ, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và phương pháp thực hiện. Trong quá trình này, bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu. Bạn cần hạn chế cử động mạnh và duy trì tư thế thoải mái để không ảnh hưởng đến quy trình.
3.3. Sau khi lọc huyết tương
Sau khi hoàn tất quy trình, bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố sau để phục hồi nhanh chóng:
- Theo dõi triệu chứng: Một số tác dụng phụ nhẹ có thể xuất hiện như hạ huyết áp, mệt mỏi, hoặc buồn nôn. Hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Sau khi lọc huyết tương hãy chú ý đến các tác dụng phụ và liên hệ ngay với bác sĩ khi cần thiết
- Chú ý chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đủ nước, ăn uống lành mạnh để cơ thể nhanh chóng tái tạo năng lượng.
- Tuân thủ lịch tái khám: Đảm bảo tuân thủ lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi tiến triển sức khỏe.
Như vậy bài viết trên đã gửi đến bạn thông tin đầy đủ về thay lọc huyết tương, chi phí lọc huyết tương cũng như những lưu ý khi thực hiện quy trình này. Hy vọng việc nắm rõ thông tin sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất trước khi điều trị bệnh.
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ thay lọc huyết tương hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ với Hệ thống y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!