Tin tức
Góc tìm hiểu: Vai trò của huyết tương trong cơ thể là gì?
- 28/01/2021 | Tìm hiểu về thành phần và chức năng của huyết tương
- 04/02/2020 | Các nguyên nhân của sự tăng mức độ troponin huyết tương ngoài hội chứng mạch vành cấp
- 15/11/2020 | Việc truyền huyết tương áp dụng trong những trường hợp nào?
1. Huyết tương là gì?
Nhiều người cho rằng, màu đỏ tươi đặc trưng của máu đến từ tế bào hồng cầu - thành phần chính của dịch chất này. Tuy nhiên, máu là hỗn hợp nhiều thành phần, mỗi thành phần đều có vai trò quan trọng khác nhau. Trong đó, chiếm khoảng 55 - 65% thể tích máu trong cơ thể là huyết tương - một chất dịch trong có màu vàng nhạt.
Huyết tương là thành phần chiếm tỉ lệ cao trong máu
Chỉ khi tách huyết tương trong máu bằng phương pháp riêng mới thấy được màu sắc của huyết tương. Thành phần và sinh lý của dịch chất này không ổn định mà thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý của cơ thể. Ví dụ sau khi ăn một thời gian, khi dưỡng chất được ruột hấp thu bắt đầu chuyển vào máu, huyết tương sẽ có màu hơi đục. Sau đó khoảng một vài giờ, huyết tương trong trở lại và nếu tách chiết sẽ thấy có màu vàng chanh.
Trong truyền máu¸ thành phần huyết tương cũng được kiểm tra để đánh giá tính tương thích, đảm bảo an toàn cho người nhận. Với cơ thể người, huyết tương trong máu có vai trò quan trọng. Trước khi tìm hiểu về vai trò này, cần biết về thành phần của nó.
Huyết tương chứa rất nhiều thành phần
Trong huyết tương, 90% thể tích dịch là nước, chỉ có khoảng 10% là các chất tan nhưng lại giữ vai trò quan trọng nhất. Cụ thể, các thành phần tan của huyết tương bao gồm:
Protein huyết tương
Protein chiếm khoảng 7% về thể tích của huyết tương, gồm nhiều loại protein khác nhau song quan trọng gồm:
-
Albumin: Đây là protein huyết tương quan trọng và phổ biến nhất tạo nên áp suất thẩm thấu của máu. Nồng độ chất này trong máu đạt khoảng 3,5 - 5g/dL máu. Vai trò quan trọng khác của thành phần huyết tương này là liên kết với các hợp chất không tan để vận chuyển cùng trong huyết tương.
-
Globulin: Gồm nhiều dạng thù hình như alpha, beta và gamma tương ứng với các protein có vai trò khác nhau. Nổi bật là gamma globulin có kháng thể được tổng hợp từ tương bào.
-
Fibrinogen: Chất này được tạo ra ở gan và chuyển vào huyết tương với dạng chuyển đổi là fibrin, có vai trò trong quá trình hình thành cục máu đông để cầm máu khi bị tổn thương.
Thành phần hữu cơ
Ngoài thành phần chính là các protein, huyết tương còn chứa khoảng 3% thành phần hữu cơ đa dạng với hàm lượng thấp, tiêu biểu như: Glucose, Vitamin, Amino acid, peptide điều hòa lipid, steroid hormone,…
Muối khoáng
Muối khoáng trong huyết tương chỉ chiếm một lượng nhỏ, bao gồm Ca, Na, K,…
Huyết tương chứa chất giúp vận chuyển chất đi khắp cơ thể
2. Vai trò của huyết tương với cơ thể
Tế bào và các mô của cơ thể cần lượng lớn dinh dưỡng đa dạng khác nhau, yêu cầu phải cung cấp liên tục theo nhu cầu. Vì thế mà tuần hoàn máu trong cơ thể cũng phải diễn ra liên tục. Thành phần máu có vai trò vận chuyển những nguyên liệu quan trọng đến nơi cơ thể gần là huyết tương. Nhờ có huyết tương, các nguyên liệu quan trọng như sắt, oxy, glucose, hormone, protein được vận chuyển khắp cơ thể.
Đầu tiên là vai trò huyết tương trong vận chuyển protein, lượng vận chuyển tương ứng với khoảng 75g protein trên mỗi 1l huyết tương. Hai protein chính được vận chuyển gồm:
Albumin
Albumin đảm bảo áp suất thẩm thấu giữa phần chất lỏng của máu bên trong các mạch máu, từ đó máu chỉ vận chuyển trong mạch máu mà không tràn vào mô hay tế bào.
Globulin
Protein của huyết tương này hoạt động như những kháng thể chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Trong huyết tương chứa các chất chống đông máu và các chất kháng đông, tiêu biểu như protein C, Protein S và antithrombin III. Chức năng đông máu này sẽ được kích hoạt khi cơ thể bị tổn thương và xảy ra sự chảy máu, giúp hạn chế tối đa sự thất thoát máu.
Rất nhiều chất dinh dưỡng và chất đào thải được vận chuyển đến tế bào cũng như từ tế bào đi ra nhờ các chất có mặt trong huyết tương. Các chất vận chuyển đa dạng gồm: haptoglobin vận chuyển huyết sắc tố tự do. Transferrin vận chuyển sắt, transcobalamin vận chuyển B12,… Không chỉ chất dinh dưỡng và chất bã đào thải qua thận, phổi và tuyến tiêu hóa, mồ hôi cũng được huyết tương vận chuyển, ngăn ngừa ngộ độc tế bào.
Huyết tương tốt là yếu tố quan trọng giúp con người có sức khỏe tốt
Một lượng nhỏ các nội tiết tố và cytokine cũng được huyết tương vận chuyển song vai trò của chúng là vô cùng quan trọng, tham gia và ảnh hưởng mọi hoạt động.
Mỗi thành phần của huyết tương đều có nhiệm vụ khác nhau, vì thế trong các trường hợp cần truyền huyết tương, bác sĩ có thể truyền hết hoặc truyền theo thành phần mà cơ thể cần. Việc này giúp giảm lãng phí huyết tương bổ sung cho người bệnh, giảm chi phí khám chữa bệnh và lọc huyết tương từ máu, hạn chế tai biến truyền máu có thể gặp phải.
Vì thế, làm rõ thành phần và vai trò của huyết tương là bước tiến quan trọng của y học để phát triển công nghệ truyền máu hiện đại, đảm bảo truyền đủ, đúng, an toàn và hiệu quả. Trong đó, hiện nay chế phẩm huyết tương chủ yếu được sử dụng là huyết tương tươi đông lạnh và huyết tương giàu tiểu cầu.
3. Khi nào cần truyền huyết tương?
Truyền huyết tương hiện nay khá phổ biến và dễ dàng do công nghệ tách máu cũng như tách thành phần huyết tương phát triển. Các trường hợp sau đây, bác sĩ có thể chỉ định truyền huyết tương tách từ chế phẩm máu do hiến tặng cho bệnh nhân để điều trị khắc phục bệnh.
-
Bệnh nhân bị bẩm sinh giảm hoặc thiếu yếu tố đông máu và không có chế phẩm truyền chuyên biệt.
-
Bệnh nhân truyền máu lượng lớn và đang gặp tình trạng chảy máu, rối loạn máu.
-
Chảy máu cấp kèm theo giảm yếu tố đông máu.
-
Xuất hiện ban xuất huyết do giảm tiểu cầu trong huyết tương trong khi phải thay huyết tương.
-
Bệnh lý đông máu do giảm nặng yếu tố đông máu hoặc tiêu thụ.
Truyền huyết tương được thực hiện khi bệnh nhân thiếu hụt thành phần của dịch chất này
Các vấn đề sức khỏe do thiếu hụt một vài thành phần của huyết tương trên sẽ được khắc phục nếu truyền chất dịch này đúng cách.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!