Các tin tức tại MEDlatec

Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì? Hướng dẫn phân tích kết quả

Ngày 06/02/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Khi nhận kết quả xét nghiệm máu, bạn chắc hẳn từng bắt gặp chỉ số PCT. Vậy, chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì? Trong bài viết sau đây, MEDLATEC sẽ tổng hợp đến quý bạn đọc một vài thông tin cơ bản về cách đọc kết quả phân tích chỉ số PCT.

1. Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì? 

PCT là một trong những chỉ số cơ bản trong xét nghiệm máu. Thế nhưng không phải ai cũng biết PCT thực chất là gì. 

1.1. Khái quát chỉ số PCT

PCT hay Procalcitonin là một dạng tiền chất của hormone. Trong đó, PCT tập hợp khoảng 116 axit amin với trọng lượng phân tử tương đương 127kD. Các tế bào C tại tuyến tụy, phổi cùng tuyến giáp làm nhiệm vụ tổng hợp PCT. Thông qua sự biến động của nồng độ tiền chất này, bác sĩ có thể chẩn đoán phân biệt bệnh lý nhiễm trùng. 

Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì là thắc mắc thường gặp 

Theo đó, kết hợp sự thay đổi nồng độ PCT cùng một vài triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm chuyên sâu khác, bác sĩ sẽ có thêm căn cứ phục vụ chẩn đoán. Cụ thể như:

  • Chẩn đoán phân biệt với bệnh lý do nhiễm khuẩn và bệnh lý không phải do yếu tố nhiễm khuẩn. 
  • Với bệnh nhân nằm trong nhóm nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân đang phải chăm sóc đặc biệt, xét nghiệm phân tích chỉ số PCT có thể hỗ trợ bác sĩ dự đoán biến chứng nhiễm khuẩn. 
  • Hỗ trợ công tác dự đoán diễn biến, khả năng đáp ứng điều trị ở người bị nhiễm khuẩn giai đoạn này. 
  • Cung cấp thông tin cần thiết trợ giúp bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh với người bị viêm phổi hoặc bị nhiễm khuẩn hô hấp. 

1.2. Nguyên lý của xét nghiệm kiểm tra chỉ số PCT 

Xét nghiệm kiểm tra chỉ số PCT sẽ dựa vào nguyên lý bắt cặp trong tổng thời gian tương đương 18 phút. Trong đó: 

  • Giai đoạn ủ thứ nhất: Các kháng nguyên cùng kháng thể đơn dòng bắt đầu đánh dấu Biotin. Đồng thời, kháng nguyên đơn đặc hiệu với kháng thể PCT sẽ tiến hành đánh dấu Ruthenium dẫn đến kết quả bắt cặp. 
  • Giai đoạn ủ thứ hai: Khi được bổ sung vi hạt phủ Streptavidin, phần phức hợp miễn dịch bắt đầu liên kết mạnh hơn cùng chất pha rắn. Quá trình này diễn ra dưới sự tương tác của Biotin cũng như Streptavidin. 

Sau đó, phần hỗn hợp phản ứng sẽ được đưa đến phòng đo. Tại đây, vi hạt bắt đầu nổi lên bề mặt điện cực. Khi đó, yếu tố không liên kết lần bị loại bỏ, đẩy ra ngoài phòng đo dưới sự tác động của ProCell/ProCell M. Nếu kích hoạt điện áp tại điện cực, phản ứng quang hóa cũng đồng thời diễn ra. Kết quả phân tích sẽ được ghi nhận thông qua tiêu chuẩn riêng. 

Quy trình xét nghiệm PCT sẽ trải qua 2 giai đoạn

2. Đối tượng cần làm xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số PCT

Như vậy, bạn đã được giải đáp chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì. Thực tế, xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số PCT có thể được chỉ định trong nhiều trường hợp. Đơn cử như: 

  • Người mắc bệnh lý nghiêm trọng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn: Xét nghiệm phân tích chỉ số PCT cần thực hiện ngay khi bệnh nhân vào viện, nhằm hỗ trợ xác định bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn hệ thống hay không. Khi đó, bệnh nhân thường biểu hiện những triệu chứng như lên cơn sốt hoặc rét run, cảm thấy buồn nôn, thở gấp, mạch nhanh hơn bình thường, lượng nước tiểu ít, trong trạng thái lơ mơ. 
  • Đánh giá tiên lượng và diễn biến của các bệnh viêm nặng: Như viêm cơ, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống và hội chứng suy đa tạng,... 

Ngoài ra, xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số PCT còn hỗ trợ theo dõi tiến trình điều trị kháng khuẩn cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn huyết. 

Xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số PCT thường được chỉ định cho người có dấu hiệu nhiễm khuẩn 

3. Phân tích kết quả xét nghiệm PCT 

Đối với mỗi đối tượng, chỉ số PCT được xem là bình thường khi nằm trong các khoảng sau: 

  • Trẻ mới sinh trong vòng 72 giờ: PCT dưới 2.0ng/ml. 
  • Trẻ mới sinh trong vòng 18 đến 30 giờ: PCT dưới 2.0ng/ml.
  • Trẻ mới sinh được hơn 72 giờ: PCT xấp xỉ 0.15ng/ml. 
  • Người trưởng thành: PCT xấp xỉ 0.15ng/ml. 

Khi đọc kết quả xét nghiệm máu phân tích chỉ số PCT ở người trưởng thành, bạn hãy lưu ý một vài ngưỡng giới hạn sau: 

  • Khi chỉ số PCT thấp hơn 0.05ng/ml: Cơ thể chưa bị nhiễm khuẩn. 
  • Khi chỉ số PCT dao động từ 0.05 đến 0.5ng/ml: Có khả năng cơ thể đang bị nhiễm khuẩn khu trú. Tuy nên để chắc chắn hơn, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh làm thêm xét nghiệm khẳng định khác. 
  • Khi chỉ số PCT dao động từ 0.5 đến 2.0ng/ml: Rất có khả năng cơ thể đang bị nhiễm trùng khu trú hoặc nhiễm trùng khắp toàn thân. Mặc dù vậy, nếu chỉ dựa vào thông tin này, bác sĩ chưa thể khẳng định bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết hay chưa. 
  • Khi chỉ số PCT dao động từ 2.0 đến 10.0ng/ml: Cơ thể có thể đang bị nhiễm trùng huyết. Trong nhiều trường hợp, đây còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm màng não nhưng chưa xuất hiện biến chứng suy đa tạng. 
  • Khi chỉ số PCT lớn hơn 10.0ng/ml: Cơ thể đang bị nhiễm trùng huyết kèm biến chứng sốc nhiễm trùng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. 

Với người bệnh đang trong quá trình điều trị bệnh lý nhiễm trùng, sự biến động của chỉ số PCT cần được cập nhật liên tục. Nếu như xét nghiệm cho thấy PCT đang ổn định, tăng dần, đây chính là tín hiệu cho thấy bệnh nhân chưa thực sự đáp ứng phác đồ điều trị. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định tăng kháng sinh. 

Kết quả xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số PCT phản ánh nhiều điều về sức khỏe 

4. Lưu ý cần biết trước khi làm xét nghiệm PCT

Sau đây là một vài lưu ý bạn nên tham khảo trước khi làm xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số PCT: 

  • Chỉ số PCT không bị tác động bởi các yếu tố như lipid máu, tan máu,... 
  • Người đang điều trị bằng Biotin liều cao trên 5mg/ngày không nên làm xét nghiệm kiểm tra PCT. 
  • Yếu tố thấp khớp, nồng độ đạt tới 1500 IU/ml không làm kết quả phân tích sai lệch. 
  • Trong một số trường hợp, PCT thường tăng dù cơ thể không bị nhiễm trùng. Cụ thể như: 
  • Tình trạng sốc tim nặng hoặc sốc tim nghiêm trọng. 
  • Ảnh hưởng của bệnh lý ung thư tế bào nhỏ, ung thư biểu mô tuyến giáp
  • Bệnh nhân bị chấn thương hoặc trải qua đại phẫu, bỏng nặng. 
  • Trẻ sơ sinh dưới 48 giờ. 

Người đang điều trị bằng Biotin liều cao không nên làm xét nghiệm trong vòng 8 giờ kể từ khi dùng thuốc 

Như vậy từ phần tổng hợp chia sẻ của MEDLATEC, bạn chắc hẳn đã biết chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là gì. Thông qua chỉ số này, bác sĩ sẽ phần nào đưa ra được chẩn đoán phân biệt bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng. Xét nghiệm phân tích chỉ số PCT có thể được tiến hành tại nhiều cơ sở y tế. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên địa chỉ uy tín, có bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại để đảm bảo nhận được kết quả xét nghiệm chuẩn xác. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này, trong đó nổi bật là đội ngũ chuyên gia và bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012, chứng chỉ CAP được cấp bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Để đặt lịch khám hoặc xét nghiệm, Quý khách vui lòng liên hệ MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.