Các tin tức tại MEDlatec
Chi tiết phác đồ điều trị viêm màng não Bộ Y tế
- 31/01/2024 | Giá vắc xin viêm màng não mô cầu BC là bao nhiêu?
- 23/09/2024 | Bệnh viêm màng não: nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
- 24/09/2024 | Viêm màng não mô cầu là gì? Làm sao để phòng tránh?
1. Triệu chứng một số dạng viêm màng não thường gặp
Viêm màng não là tình trạng viêm xảy ra ở lớp màng bao quanh não và tủy sống. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân diễn biến bệnh phức tạp và nghiêm trọng, có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
1.1. Viêm não - màng não do virus Entero
Enterovirus là nhóm virus lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc phân - miệng, chủ yếu xảy ra ở người trẻ tuổi và trẻ em. Khi mắc bệnh lý này, trẻ sẽ mệt mỏi, đau đầu, nôn, sốt,...
Trường hợp nguyên nhân gây bệnh là Coxsackie nhóm A và B thì người bệnh sẽ bị phỏng nước ở niêm mạc lòng chi, niêm mạc miệng. Có một số chủng Enterovirus khác khi mắc phải sẽ bị viêm cơ tim, nổi ban dát sẩn, đau cơ bụng và ngực. Tuy nhiên, chủng này tương đối lành tính và điều trị khỏi, tỷ lệ tử vong thấp.
Enterovirus có thể gây nên viêm màng não
1.2. Viêm màng não do HiB
HiB là nguyên nhân chính khiến gây viêm màng não mủ cho trẻ dưới 6 tuổi. Đối với người trưởng thành, HiB gây viêm màng não thường xuất phát từ viêm nhiễm lân cận như viêm tai giữa, viêm xoang,... hoặc viêm phổi, tiểu đường,...
Bệnh nhân viêm màng não xuất phát từ nguyên nhân HiB thường bị nôn, đau đầu, sốt,... Sau khi khỏi bệnh vẫn có một số trường hợp để lại di chứng thần kinh: não úng thủy, mất thính lực, nói chậm,...
1.3. Viêm màng não do não mô cầu
Viêm màng não mô cầu do N.meningitidis gây nên thường khởi phát cấp, đi kèm nhiễm khuẩn huyết dễ lây và phát triển thành dịch. Bệnh lý này thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi.
Triệu chứng phổ biến ở viêm màng não mô cầu là rét run, sốt cao, đau đầu, tăng cảm giác đau toàn thân, nôn, cứng gáy, sợ ánh sáng. Hội chứng màng não có thể xảy ra nhưng không phải với tất cả ca bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng nổi ban dạng sẩn hồng trên da. Ban nằm rải khắp toàn thân, kích thước 2 - 10mm, có chấm xuất huyết da. Bệnh tiến triển nặng sẽ khiến cho có mảng xuất huyết hoặc vùng hoại tử da lớn.
Bệnh nhân viêm màng não mô cầu khi tiến triển nguy kịch sẽ đông máu nội mạch rải rác, suy đa tạng, hạ huyết áp,... Tỷ lệ tử vong do bệnh vào khoảng 10 - 15%.
1.4. Viêm màng não do phế cầu
S.pneumoniae gây nên viêm màng não phế cầu, chủ yếu ở người trưởng thành. Người bệnh sẽ có ổ phế cầu ở nhiều vùng của cơ thể như: phổi, tai giữa, sọ não,... Nếu bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, thuộc đối tượng nghiện bia rượu, mắc bệnh tiểu đường,... thì dễ có nguy cơ bệnh tiến triển nặng.
Viêm màng não phế cầu dễ phát triển từ biến chứng bệnh tiểu đường
1.5. Viêm não do Herpes
Herpes simplex (HSV) gây viêm màng não ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là 50 tuổi và dưới 20 tuổi. Virus này xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên sau đó tấn công não và gây viêm.
Bị viêm màng não do Herpes thường có triệu chứng: nôn, nhức đầu, sốt cao, co giật, hay quên, rối loạn tri giác,... Nếu điều trị không hiệu quả người bệnh có thể gặp di chứng: nói khó, vã mồ hôi, cơn gồng vặn người, rối loạn trí tuệ,... Đây là bệnh viêm màng não duy nhất có thuốc đặc trị.
2. Phác đồ điều trị viêm màng não Bộ Y tế
Trong tài liệu hướng dẫn về điều trị bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế ban hành, số: 5642/QĐ-BYT (31/12/2015) đã có hướng dẫn phác đồ điều trị viêm màng não Bộ Y tế đối với trường hợp xuất phát từ nguyên nhân nhiễm khuẩn như sau:
2.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị kháng sinh bằng kinh nghiệm của bác sĩ, Khi có kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ thì cân nhắc thay đổi kháng sinh. Do tính chất cấp cứu nên người bệnh cần được hỗ trợ tích cực, xử trí sớm biến chứng.
2.2. Phác đồ điều trị
2.2.1. Điều trị ban đầu
- Kháng sinh
Thường sử dụng với bệnh nhân có chức gan, thận ổn định (liều thấp áp dụng ở trẻ dưới 7 ngày tuổi) là: Amikacin (c), Gentamicin, Ampicilin, Cefotaxim, Ceftazidim, Ceftriazon, Penicillin G, Rifampin, Vancomycin,...
- Hạ nhiệt
Sử dụng Paracetamon liều 15mg/kg/lần để hạ nhiệt, không quá 60mg/kg/ngày.
- Liệu pháp hỗ trợ
Dexamethason 0.4mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch châm, dùng 4 ngày (cùng hoặc trước kháng sinh 15 phút).
- Chống phù não
Manitol 1g/kg/6giờ, nằm đầu cao 300, bù nước và điện giải.
- Điều trị co giật
+ Phòng co giật: Sử dụng barbituric 5 - 20 mg/kg/ngày, đường uống.
+ Cắt cơn co giật: Seduxen 0.1 mg/kg (pha với 2 ml NaCl 0.9%) tiêm tĩnh mạch đến khi ngừng giật.
Thực hiện đúng phác đồ điều trị viêm màng não Bộ Y tế giúp tăng cơ hội phục hồi hoàn toàn cho bệnh nhân
2.2.2. Theo dõi điều trị
Theo hướng dẫn phác đồ điều trị viêm màng não Bộ Y tế, khi người bệnh đã nhận kết quả nhuộm Gram cần điều chỉnh kháng sinh phù hợp ngay:
- Cầu khuẩn Gram dương: Ceftriaxone hoặc cefotaxim và vancomycin.
- Song cầu khuẩn Gram âm: Penicillin G hoặc ceftriaxon.
- Trực khuẩn Gram dương: Ampicillin - aminoglycosid.
- Trực khuẩn Gram âm: Ceftriaxon - aminoglycosid.
Nếu không có kết quả cấy hoặc lâm sàng không cải thiện, sau 48 giờ điều trị, người bệnh thực hiện lại xét nghiệm dịch não tủy. Trương hợp dịch não tủy không cải thiện sẽ có phác đồ thay thế.
Viêm màng não nhiễm khuẩn được xếp vào dạng bệnh lý nguy hiểm, có thể để lại di chứng nặng nề nếu không được điều trị đúng. Áp dụng đúng phác đồ điều trị viêm màng não Bộ Y tế hướng dẫn giúp bệnh nhân phục hồi hoàn toàn, ngăn chặn tối đa khả năng biến chứng.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cặn kẽ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!