Các tin tức tại MEDlatec
Chlamydia sinh dục là bệnh gì, tác động đến sức khỏe như thế nào?
- 13/12/2020 | Chlamydia test nhanh - Phương pháp phát hiện sớm bệnh Chlamydia
- 21/04/2020 | Chlamydia - Một bệnh lý lây qua đường sinh dục
- 22/07/2020 | Các xét nghiệm bệnh lậu giang mai, Chlamydia nhanh và chính xác
1. Chlamydia là gì, có bao nhiêu chủng gây bệnh?
Chlamydia là những vi khuẩn kí sinh không thể tự di chuyển, sinh trưởng tốt trong môi trường nội bào, có ba chủng loại ký sinh có thể gây bệnh cho con người như sau:
-
Chlamydia psittaci: vi khuẩn thường ký sinh ở chim chóc, có thể gây bệnh sốt vẹt ở người.
-
Chlamydia pneumoniae: vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường hô hấp qua không khí.
-
Chlamydia trachomatis (loại gây bệnh chủ yếu): do chúng lây truyền qua đường sinh dục nên còn được gọi là chlamydia sinh dục.
Chỉ có ba trong số chín chủng loại có khả năng truyền nhiễm và gây bệnh trên cơ thể con người
Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm số bệnh nhân lây nhiễm chlamydia sinh dục (còn có tên khác là hoa liễu) khoảng 89 triệu ca. Chúng có khả năng gây bệnh ở cả nam giới và nữ giới, biểu hiện qua các triệu chứng sau:
Ở nam giới
-
Viêm niệu đạo: xuất hiện dịch niệu đạo bất thường, lượng ít hoặc vừa, có tính chất trong, nhầy, có màu trắng đục hoặc vàng. Một số trường hợp chỉ có biểu hiện dính, ướt ở miệng lỗ sáo hay thậm chí không có triệu chứng gì.
-
Viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt: mào tinh hoàn/bìu sưng nề, viêm đau một bên (nếu viêm cả hai bên có thể gây vô sinh), triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo viêm niệu đạo
-
Viêm trực tràng: một số dấu hiệu nghi ngờ như tiêu chảy, hậu môn tiết dịch hoặc máu.
-
Các triệu chứng khác: ngứa ngáy, tiểu buốt, tiểu khó, sốt, mệt mỏi,…
Ở nữ giới
Khi bị vi khuẩn tấn công, các triệu chứng điển hình ở nữ giới thường không rõ ràng. Vì vậy, bạn nên lưu ý một số dấu hiệu sau:
-
Viêm cổ tử cung: tiết dịch bất thường có tính chất nhầy, hơi đục, số lượng ít. Đồng thời cổ tử cung sưng đỏ, chạm vào dễ chảy máu.
-
Viêm niệu đạo: ngứa âm đạo, sưng nề lỗ niệu đạo, đi tiểu khó.
-
Viêm tuyến Bartholin: chảy mủ, sưng đỏ một hoặc hai bên âm đạo, cảm giác đau khi vận động, quan hệ tình dục,…
-
Viêm tiểu khung: sốt cao, rét run, đau bụng dưới bất thường, khí hư có lẫn mủ, rối loạn kinh nguyệt,…
Nữ giới cần đặc biệt quan tâm đến chu kỳ kinh nguyệt của mình cũng như những dấu hiệu bất thường khác
Ở trẻ em
Trẻ em cũng có thể bị lây bệnh trong quá trình sinh nở nếu như mẹ bị nhiễm Chlamydia sinh dục, trẻ sẽ có những triệu chứng sau:
-
Viêm phổi: ho có đờm hoặc ho khan (khá giống ho gà), thở nhanh, phổi nghe ran, nhưng thường trẻ không sốt.
-
Viêm kết mạc: thường xuất hiện một bên trong khoảng từ 5 - 15 ngày với những dấu hiệu như bờ mi sưng nề, có mủ, kết mạc bên trong đỏ tấy.
Một số triệu chứng của bệnh có sự trùng lặp với những bệnh khác, rất dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy bạn cần chú ý một số dấu hiệu phân biệt như sau:
-
Lậu: mủ trong bệnh lậu có tính chất đặc, màu xanh hoặc vàng, số lượng nhiều.
-
Viêm âm đạo do trùng roi: dịch tiết có số lượng nhiều, tính chất loãng, nổi bọt, màu vàng xanh và mùi hôi khó phai mặc dù được vệ sinh sạch sẽ.
-
Viêm âm đạo do nấm: bệnh nhân ngứa ngáy dữ dội, có thể làm tổn thương vùng sinh dục và lây lan đến các vị trí xung quanh (vùng bẹn, tầng sinh môn,…) do gãi nhiều. Ngoài ra, dịch tiết còn có tính chất đục, màu trắng như váng sữa và dính thành mảng dày vào thành âm đạo nhưng không có mùi hôi.
2. Những yếu tố nguy cơ cần lưu ý
Vi khuẩn thường cư ngụ trong dịch tiết đường sinh dục (dịch âm đạo, niệu đạo, ống cổ tử cung,…). Có trường hợp người mắc không có bất kỳ biểu hiện nào nên khả năng lây bệnh rất cao. Vì vậy, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
-
Quan hệ tình dục dưới bất kỳ hình thức nào (miệng, hậu môn, âm đạo) không sử dụng biện pháp an toàn đều có nguy cơ lây nhiễm, ở bất kỳ độ tuổi nào, đối với cả nam giới, nữ giới hay quan hệ đồng tính.
-
Có nhiều bạn tình.
-
Người đang hoặc từng có tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm đường sinh dục đều có nguy cơ lây bệnh cho bạn tình.
-
Tìm hiểu, thẳng thắn trò chuyện kỹ lưỡng với người bạn yêu thương để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.
-
Phụ nữ có thai mắc bệnh không được chữa trị sẽ có khả năng lây bệnh cho trẻ trong khi sinh nở.
Nếu một trong hai không may bị lây nhiễm đều cần phải được điều trị triệt để
3. Một số biện pháp dự phòng tối ưu nên áp dụng
Rất nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng. Chưa kể, nền y học hiện tại vẫn chưa có xét nghiệm đặc hiệu cho loại vi khuẩn này. Vì vậy, để phòng tránh một cách có hiệu quả, bạn nên duy trì và áp dụng một số biện pháp sau đây:
-
Thường xuyên thăm khám và thực hiện tầm soát định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Nếu có phát hiện lây nhiễm, bạn và cả người thương đều cần phải hợp tác nghiêm túc thực hiện quá trình điều trị.
-
Duy trì lối sống lành mạnh, chung thủy, một vợ một chồng.
-
Sử dụng biện pháp an toàn (ngoại trừ thuốc tránh thai, thuốc diệt tinh trùng,...) để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ và bảo vệ cơ thể khi quan hệ tình dục.
-
Vì đây là chủng vi khuẩn ký sinh nội bào, nên chúng dễ chết ở môi trường bên ngoài nhất là dưới tác dụng của chất sát khuẩn thông thường. Cho nên, việc duy trì thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ cực kỳ quan trọng để bảo vệ cơ thể, phòng tránh lây nhiễm hiệu quả.
-
Phụ nữ có thai phải thường xuyên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, nếu được chẩn đoán phát hiện mắc bệnh cần được can thiệp và điều trị sớm nhất có thể, tránh việc lây truyền cho trẻ khi sinh nở.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe chính là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa mọi yếu tố nguy cơ
Để làm các xét nghiệm chẩn đoán cũng như điều trị bệnh có hiệu quả tốt, bạn nên chọn những cơ sở y tế có độ uy tín và chất lượng cao giúp đảm bảo sự chính xác và an toàn. Đến với đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn sẽ được hưởng các chế độ chăm sóc chất lượng và những tư vấn tận tình, bổ ích của chúng tôi. Liên hệ ngay 1900.56.56.56 để tìm hiểu các thông tin cần thiết liên quan.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!