Các tin tức tại MEDlatec
Chủ quan sau tán sỏi niệu quản, bệnh nhân gặp biến chứng đau đớn
- 20/07/2020 | Sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp chẩn đoán
- 07/07/2020 | Phát hiện sớm sỏi thận nhờ chụp CT hệ tiết niệu
- 26/04/2020 | Những lưu ý quan trọng người mắc sỏi thận cần biết
- 21/05/2020 | Các phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả bạn nên biết
Tai biến, biến chứng sau tán sỏi thận
Trước khi đi khám 2 ngày, bệnh nhân H liên tục tiểu buốt, tiểu dắt và đặc biệt nước tiểu đầu bãi có màu hồng. Khi theo dõi, thấy nước tiểu ngày càng có màu đỏ hơn qua mỗi lần tiểu vì vậy đã đến bệnh viện kiểm tra.
Khai thác tiền sử, bệnh nhân đã từng tán sỏi niệu quản trái cách đây một năm nhưng chưa tái khám định kỳ. Nhận thấy, đây có thể là biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu, BS. Hồ Mạnh Linh - Chuyên khoa Thận, tiết niệu chỉ định bệnh nhân làm một số thăm dò chẩn đoán cận lâm sàng gồm: Tổng phân tích máu, nước tiểu; Xét nghiệm cặn nước tiểu; CRP, chức năng thận, điện giải; Siêu âm ổ bụng; X-quang hệ tiết niệu để chẩn đoán bất thường.
Kết quả bệnh nhân có bạch cầu niệu dương tính và trên hình ảnh siêu âm có thành bàng quang dày 4mm, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng chẩn đoán bệnh nhân bị viêm bàng quang cấp.
Bác sĩ Linh cho biết: Nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi là phương được áp dụng phổ biến với nhiều ưu điểm: Điều trị sỏi ít xâm lấn, an toàn, hiệu quả, nhưng bệnh nhân vẫn có thể bị tai biến, biến chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau khi sau thủ thuật chế độ sinh hoạt uống không đủ nước, nhịn tiểu, vệ sinh không đúng cách đều là những nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu.
Viêm bàng quang cấp được coi là tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu ít nặng nề nhất, tuy nhiên, nếu không theo dõi định kỳ và điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả như:
- Nhiễm trùng: Viêm bàng quang xuất huyết, viêm bàng quang mạn, viêm thận bể thận, nhiễm khuẩn huyết;
- Tiết niệu: Sỏi tiết niệu, rối loạn bài xuất của đường tiết niệu;
- Thận: Suy thận cấp, bệnh thận mạn.
Ngoài ra, các biến chứng nghiêm trọng ngay trong thủ thuật như tổn thương niệu quản cơ học (xước, thủng, rách, đứt niệu quản) hoặc biến chứng sau thủ thuật như chảy máu, nhiễm trùng (viêm bàng quang, viêm thận bể thận, nhiễm trùng huyết), chít hẹp niệu quản do xơ sẹo, tắc niệu quản.
Phòng tránh biến chứng sau tán sỏi niệu quản
Để phòng tránh biến chứng sau tán sỏi niệu quản, BS Linh khuyến cáo mỗi người cần:
- Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít/ngày;
- Bổ sung chất xơ, vitamin từ các loại rau xanh, trái cây tươi;
- Cân đối hai nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat, tránh ăn quá nhiều oxalat một lúc để đảm bảo đủ dưỡng chất cho vào cơ thể và không làm tăng nguy cơ tạo sỏi.
- Theo dõi định kỳ sau tán sỏi niệu quản ngược dòng theo lộ trình của bác sĩ, ít nhất sau tháng đầu tiên tái khám để kiểm tra tình trạng sonde JJ và rút JJ nếu ổn định. Sau đó tái khám ít nhất mỗi 6 tháng một lần để kiểm tra chức năng thận, siêu âm ổ bụng và tổng phân tích nước tiểu. Đây là điều không thể bỏ qua giúp theo dõi và phát hiện sớm các bất thường sau tán sỏi.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!