Các tin tức tại MEDlatec
Chụp cắt lớp tim - những vấn đề nên lưu tâm
- 06/06/2020 | Tìm hiểu về kỹ thuật chụp cắt lớp tim
- 21/06/2019 | Chụp cắt lớp tim - giải pháp cho một trái tim khỏe mạnh
1. Các loại chụp cắt lớp tim
chụp cắt lớp tim là phương pháp kết hợp nhiều hình ảnh X-quang và hoạt động của máy tính để tạo ra các hình ảnh cắt ngang của tim. Đây là kỹ thuật sử dụng năng lượng của tia X có hoặc không có tương phản phản giúp bác sĩ hình dung được giải phẫu tim, các mạch lớn và tuần hoàn mạch vành.
Ảnh chụp cắt lớp tim bệnh nhân có triệu chứng đau ngực
Để chẩn đoán bệnh lý ở tim, hiện nay, có một số loại chụp cắt lớp được sử dụng phổ biến bao gồm:
1.1. Quét tim sàng lọc điểm canxi
Đây là phương pháp được dùng ở động mạch vành để phát hiện canxi tích tụ tìm thấy ở mảng bám xơ vữa động mạch. Nhờ áp dụng kỹ thuật này mà tình trạng vôi hóa mạch vành sớm do xơ vữa động mạch được phát hiện sớm trước khi các triệu chứng của bệnh phát triển. Lượng canxi ở mạch vành được xem là yếu tố có tính dự báo mạnh mẽ cho các vấn đề về tim ở tương lai. Vì thế người bệnh sẽ có được những hướng dẫn cụ thể trong thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Khi có canxi ở động mạch, dựa trên số lượng và mật độ của các mảng mạch vành bị vôi hóa, máy tính sẽ tạo ra một điểm số ước tính mức độ của bệnh động mạch vành. Toàn bộ quá trình chụp cắt lớp tim để quét sàng lọc điểm canxi chỉ diễn ra trong vài phút và không cần sử dụng tới thuốc cản quang.
1.2. Chụp cắt lớp mạch vành
Có thể xem đây là một dạng xét nghiệm hình ảnh tim không xâm lấn. Nhờ có độ phân giải hình ảnh cao mà 3 chiều chuyển động của tim và các mạch lớn được tạo ra rõ nét, giúp xác định được có hay không sự tích tụ của canxi hoặc chất béo trong các động mạch vành.
Phát hiện nguyên nhân đau ngực nhờ chụp cắt lớp động mạch vành
Trước khi tiến hành chụp, người bệnh sẽ được chỉ định tiêm thuốc cản quang để thu được hình ảnh có chất lượng tốt nhất khi chụp. Do là phương pháp không xâm lấn nên thời gian thực hiện chụp cắt lớp mạch vành nhanh hơn nhiều so với đặt ống thông tim, ít nguy cơ và ít gây khó chịu cho người bệnh.
Về cơ bản, giới chuyên gia cho rằng chụp cắt lớp mạch vành chính là tiêu chuẩn vàng đối với phát hiện bệnh động mạch vành, các mảng xơ vữa hoặc chất béo có tại đây để có phương án ngăn chặn các vấn đề phát sinh trong tương lai. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp bác sĩ xác định được sự xuất hiện của các triệu chứng đau ngực có phải do tắc nghẽn mạch vành không. Điều ấy đặc biệt có ý nghĩa đối với những người cao cholesterol, hút thuốc, cao huyết áp, tiểu đường hoặc có tiền sử gia đình về bệnh tim.
1.3. Chụp cắt lớp toàn thân
Chụp cắt lớp toàn thân là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng chụp cắt lớp điện toán nhằm tìm ra các bệnh hoặc các vấn đề tiềm ẩn trước khi triệu chứng xuất hiện. Thời gian thực hiện kỹ thuật này mất khoảng 15 phút, chủ yếu phân tích ba khu vực chính của cơ thể là tim, phổi, xương chậu hoặc bụng.
Điều đặc biệt đáng nói là hình ảnh thu được có thể giúp phát hiện phình động mạch chủ cũng như cặn canxi có trong mảng bám động mạch vành. Có một điều đáng lưu ý là không phải mọi trường hợp có hiện diện canxi ở động mạch vành đều có nghĩa là động mạch bị hẹp.
2. Chỉ định/chống chỉ định chụp cắt lớp tim
2.1. Chỉ định
Chụp cắt lớp tim được chỉ định với những đối tượng sau:
- Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.
- Người bị tăng lipid máu.
- Người nghiện thuốc lá nặng.
- Người có tiền sử gia đình đối với bệnh mạch vành.
- Thường xuyên đau ngực.
- Đã tiến hành điện tâm đồ và kiểm tra ECG nhưng không xác định rõ bất thường.
- Bệnh nhân đã từng điều trị bệnh mạch vành bằng tạo hình mạch bóng, phẫu thuật bắc cầu mạch vành, can thiệp mạch vành ngoài da, cần theo dõi kiểm tra sau điều trị bệnh lý về tim.
Chụp cắt lớp tim giúp phát hiện chính xác bất thường tại tim
2.2. Chống chỉ định
Chống chỉ định chụp CT cắt lớp tim trong các trường hợp:
- Người bị hen suyễn nặng.
- Bệnh nhân suy thận, suy tim nặng.
- Tiền sử dị ứng với thuốc cản quang.
- Phụ nữ đang mang thai.
2.3. Những vấn đề cần lưu ý
- Trước khi chụp cắt lớp tim cần phải có kết quả xét nghiệm chức năng thận và nhịn ăn 4 tiếng.
- 1 - 2 ngày sau khi chụp cần uống nhiều nước để đào thải thuốc cản quang qua đường nước tiểu.
- Những người bị cường giáp điều trị chưa ổn định, bị suy thận với độ lọc cầu thận < 30ml/phút/m2, có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang không được chụp cắt lớp mạch vành có tiêm thuốc cản quang.
- Một số tai biến có thể xảy ra đối với người chụp cắt lớp tim phải tiêm thuốc cản quang:
+ Sưng, ngứa, mẩn đỏ trên da trong 1h - 7 ngày sau khi chụp cắt lớp.
+ Dị ứng, sốc phản vệ, phù thanh quản, nôn,... trước 1h sau khi tiêm thuốc cản quang.
+ Suy chức năng thận.
Nhìn chung, chụp cắt lớp tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có giá trị vô cùng đặc biệt trong việc phát hiện, lên kế hoạch điều trị các bệnh lý về tim. Tuy phương pháp này có sử dụng tia X khiến nhiều người lo lắng về nguy cơ phơi nhiễm với tia xạ và dùng thuốc cản quang nhưng bạn có thể yên tâm rằng, trước khi đưa ra chỉ định, bác sĩ đã luôn cân nhắc lợi hại với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là địa chỉ được đông đảo khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ chụp cắt lớp trong thời gian qua. Đến với chúng tôi bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi mọi trường hợp đều được bác sĩ thăm khám, xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra chỉ định chụp đồng thời luôn sẵn lòng tư vấn, giải đáp cặn kẽ khi có kết quả; quá trình chụp diễn ra nhanh chóng, cho hình ảnh chính xác bởi máy chụp Siemens hiện đại bậc nhất nhập khẩu từ Đức,... Mọi thắc mắc khác về chụp cắt lớp tim, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của bệnh viện luôn sẵn lòng chia sẻ tận tình.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!