Các tin tức tại MEDlatec
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý
- 02/01/2014 | Thoát vị đĩa đệm: Mổ hay không mổ?
- 19/03/2020 | Chụp X - quang thoát vị đĩa đệm có chẩn đoán bệnh chính xác không?
- 05/02/2015 | Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống hiệu quả
- 17/01/2015 | Thoát vị đĩa đệm: Áp lực 'đổ đầu' sụn khớp
1. Thế nào là bệnh thoát vị đĩa đệm?
Một đĩa đệm cột sống được ví giống như một mẩu đệm cao su với 1 nhân nhầy mềm có bên ngoài được bao bọc bởi một lớp bao xơ. Thoát vị đĩa đệm là bệnh khi một hoặc một số đĩa đệm nằm giữa các đốt sống gặp vấn đề. Cụ thể là khi bên ngoài bao xơ xuất hiện vết rách khiến nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng một số đĩa đệm nằm giữa các đốt sống gặp vấn đề
Dựa vào vị trị đĩa đệm bị thoát vị mà bệnh được chia làm 2 loại chính:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: là dạng bệnh tương đối phổ biến. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này là do thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: triệu chứng thường gặp là cảm giác đau nhức ở vùng vai, cổ và sau gáy. Cơn đau sẽ dần dần lan xuống vùng cánh tay, bàn tay nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh tuy không phổ biến như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhưng lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt nửa người, thiếu máu não,...
2. Thế nào là chụp MRI thoát vị đĩa đệm?
MRI - Magnetic Resonance Imaging hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến được sử dụng để chẩn đoán nhiều loại bệnh lý khác nhau. Sóng điện từ phát ra từ máy chụp MRI sẽ tác động đến các mô và tế bào trong cơ thể để kích thích chúng phóng thích ra năng lượng bức xạ. Nguồn năng lượng đó sẽ được bộ phận ghi nhận thu thập lại và xử lý để chuyển về dạng hình ảnh.
Chụp MRI có độ chính xác cao nên được áp dụng rộng rãi trong y khoa. Chụp MRI có thể cho ra hình ảnh rõ nét và chi tiết của các khu vực như cột sống thắt lưng, cột sống cổ.
Chụp MRI giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý
Dựa vào những hình ảnh đó, bác sĩ có thể đánh giá nhiều các vấn đề liên quan như:
- Diễn tiến của bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Mức độ lồi của đĩa đệm.
- Rễ thần kinh có bị khối thoát vị chèn lên hay không?
- Khối thoát vị có gây hẹp ống sống không?
- Có mảnh vỡ nào không?
Việc thu thập được đầy đủ thông tin về bệnh sẽ giúp bác sĩ chuyên ngành đưa ra được liệu trình điều trị phù hợp và hiệu quả với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.
3. Chụp MRI thoát vị đĩa đệm được chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào?
3.1. Chỉ định
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định tiến hành trong các trường hợp sau:
-
Người có triệu chứng đau lưng nhưng chụp CT và chụp X-quang chưa xác định được nguyên do.
Chụp CT hoặc chụp X-quang chỉ giúp phát hiện những chấn thương trên xương như gãy xương, nứt xương,... chứ không thể phát hiện được những tổn thương về cấu trúc mô mềm như đĩa đệm, dây chằng, dây thần kinh,... Do đó, nếu đã thực hiện 2 phương pháp nói trên mà vẫn chưa xác định được nguyên do thì người bệnh sẽ được chỉ định chụp MRI.
-
Trường hợp gặp tổn thương xương khớp, thường là do tai nạn.
Các trường hợp này sẽ phải trải qua nhiều các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong đó bao gồm cả chụp MRI. Việc này giúp các bác sĩ có cơ sở để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có phương hướng điều trị hiệu quả.
-
Nghi ngờ bên trong cơ thể có tổn thương.
Sau khi tiến hành các phương pháp thăm khám lâm sàng và nghi ngờ có tổn thương bên trong cơ thể, người bệnh sẽ được chỉ định chụp MRI để xác định chính xác bệnh lý cũng như nguyên nhân gây bệnh.
3.2. Chống chỉ định
-
Người có các thiết bị kim loại trên người như máy trợ thính, máy trợ tim.
Cấu trúc kim loại trong máy trợ thính và máy trợ tim có thể bị từ trường của máy MRI tác động làm dịch chuyển và gây nguy hiểm.
-
Người có sử dụng máy khử rung, máy tạo nhịp tim nhân tạo.
Tương tự như trên, nguyên lý hoạt động của những máy này cũng có thể bị rối loạn dưới tác động của từ trường của máy chụp MRI.
-
Phụ nữ có thai.
Đặc biệt là phụ nữ đang ở trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy không tuyệt đối chống chỉ định nhưng nên cân nhắc khi chụp MRI cho thai phụ vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Phụ nữ có thai nên cân nhắc kỹ lưỡng về việc chụp MRI
4. Một vài lưu ý khi chụp MRI thoát vị đĩa đệm
Để đảm bảo kết quả chụp MRI được chính xác, người bệnh nên lưu ý một vài điều như sau:
Không mang các thiết bị điện tử, vật dụng kim loại vào phòng chụp
Kết quả hình ảnh MRI có thể bị những đồ vật này làm gián đoạn và dẫn đến sai lệch. Ngược lại, các loại máy móc, thiết bị đó cũng có thể bị máy MRI tác động và gây hư hỏng.
Thông báo với bác sĩ nếu trong người có dị vật
Nếu trên cơ thể người bệnh có bất kì dị vật hay máy móc nào thì cần thông báo trước với kỹ thuật viên. Điều này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho người chụp mà còn đảm bảo tính chính xác của kết quả.
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nhưng hiệu quả của việc chụp MRI thoát vị đĩa đệm vẫn phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ và mức độ đầu tư trang thiết bị máy móc tại cơ sở.
Đây cũng chính là lý do mà bạn nên đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chụp MRI nhanh chóng, chính xác. Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh, MEDLATEC luôn đảm bảo sẽ mang đến cho quý khách hàng những trải nghiệm dịch vụ chất lượng nhất.
Chụp Mri thoát vị đĩa đệm tại MEDLATEC
Bên cạnh đó, khách hàng khi đến chụp MRI tại MEDLATEC cũng sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ nếu có bảo hiểm, giúp tiết kiệm phần nào chi phí.
Nếu có nhu cầu đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!