Các tin tức tại MEDlatec
Chuyên gia chỉ cách phân biệt cúm A và các loại cúm khác
- 20/07/2022 | Cúm A là gì? Phòng và điều trị cúm A như thế nào?
- 21/07/2022 | Các phương pháp xét nghiệm cúm A và vai trò trong việc kiểm soát bệnh
- 19/04/2021 | Giải đáp: Cúm B là gì? Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả
1. Điểm giống nhau giữa bệnh cúm thông thường và cúm A
Trước khi phân biệt cúm A và các loại cúm khác, hãy cùng tìm hiểu những nét giống nhau cơ bản của chúng.
Về nguyên nhân gây bệnh
Đều là một trong những bệnh thuộc loại nhiễm trùng ở đường hô hấp mà thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi nhất để bệnh bùng phát với nguyên nhân do virus. Virus cúm thường được phân ra ba nhóm với tên: A, B, C.
Thời điểm giao mùa khi thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để bệnh cúm phát triển
Về triệu chứng
Thường biểu hiện ở một số dấu hiệu điển hình, cụ thể:
-
Sốt, ớn lạnh.
-
Cơ đau nhức, đau đầu.
-
Cơ thể xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi.
-
Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
-
Hắt hơi, đau họng, ho.
Về con đường lây lan
Chủ yếu trực tiếp từ người sang người khi virus có trong dịch mũi hoặc họng của người bệnh theo giọt bắn ra ngoài trong quá trình nói chuyện hay hắt hơi, ho hoặc qua lây nhiễm gián tiếp từ vật có virus sang cho người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc nhiễm bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt trong các môi trường tập trung đông người hay điểm sinh hoạt công cộng sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho virus phát tán.
2. Phân biệt cúm A và các loại cúm khác
Mặc dù đều có nguyên nhân gây bệnh do virus song nếu như cúm thông thường có triệu chứng đa số là nhẹ, nhanh khỏi và thường không gây nguy hiểm thì cúm A rất khó kiểm soát do tiến triển nhanh và dễ gây các biến chứng.
Triệu chứng chứng thường gặp khi nhiễm cúm:
Virus cúm thường gây ra triệu chứng điển hình như:
-
Mũi bị nghẹt, chảy nước mũi nhiều.
-
Hắt hơi nhiều.
-
Nhức đầu, cơ thể mệt mỏi.
-
Có thể đau họng và ho.
-
Hơi sốt.
Cúm B
Là loại bệnh khá lành tính, không lây lan thành đại dịch với các triệu chứng xảy ra trên toàn thân và đường hô hấp giống như cảm cúm thông thường. Bệnh chỉ có thể lây từ người sang người và không có nhiều chủng.
Đa số người bị cúm B sau vài ngày sẽ khỏi nếu nghỉ ngơi, ăn uống khoa học mà không cần phải điều trị, trừ số ít trường hợp có sẵn bệnh nền nguy hiểm.
Cúm C
Bệnh này có mức độ nguy hiểm thấp nhất trong các loại cúm với các triệu chứng giống như cảm lạnh ở dạng nhẹ, ít gây ra cảm giác khó chịu và cũng không tác động quá lớn đến sinh hoạt. Giống như cúm B, cúm C cũng không gây nên đại dịch.
Cúm A
Cúm A là type cúm gây nhiều triệu chứng và có thể phát triển thành đại dịch cũng như tiến triển nguy hiểm ở những bệnh nhân có sức đề kháng kém.
Những tổ hợp khác nhau của hai kháng nguyên ở vỏ của virus cúm là H và N tạo nên các type khác nhau của virus cúm A. Trong đó có một số chủng phổ biến gồm: H1N1, H3N2, H5N1 và H7N9.
Đây là loại virus có khả năng biến đổi nhanh để tạo thành biến chủng khác nhau qua các mùa, đặc biệt khi chúng gặp một số điều kiện thuận lợi như sống gần gia cầm hay vật nuôi như gà, lợn.
Trẻ em là đối tượng cần thận trọng trước cúm A
Triệu chứng của bệnh có thể gần giống như cúm thông thường, cũng có thể nghiêm trọng hơn, đó là:
-
Sốt cao với thời gian có thể kéo dài 1 tuần hoặc thậm chí 2 tuần với người có sức khỏe yếu.
-
Đau nhức đầu và cơ thể, mệt mỏi kéo dài, chân tay có thể cảm giác tê bì.
-
Cổ họng sưng đau, ho.
-
Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
-
Có thể đau bụng và buồn nôn.
-
Bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có nguy cơ trở nên rất trầm trọng, đe dọa tính mạng, đặc biệt với trẻ em, người cao tuổi hay phụ nữ có thai.
-
Nếu nặng, bệnh thường dẫn tới khó thở, viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp. Với trẻ em, khi bệnh diễn tiến tới mức nghiêm trọng có thể khiến trẻ bỏ bú, bỏ ăn, rơi vào trạng thái li bì, co giật.
H1N1 chỉ là một trong nhiều dạng kháng nguyên của virus cúm A
Việc lây lan từ vật nuôi như lợn, ngựa, gia cầm sang cho người hoặc gián tiếp qua dùng chung đồ dùng với người bệnh hoặc chạm vào đồ vật có virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng cũng khá phổ biến ở cúm A.
Nguyên nhân là do khả năng tồn tại của virus này trong môi trường rất lâu và thời gian ủ bệnh cũng dài hơn cúm thông thường.
3. Việc điều trị và phòng ngừa thực hiện như thế nào?
Với cúm thông thường, đa số trường hợp có thể điều trị tại nhà, không cần đi xét nghiệm hay đến cơ sở y tế và khỏi sau khoảng vài ngày. Khi thấy triệu chứng kéo dài, nhất là với những người có bệnh nền thì nên tìm đến sự tư vấn cũng như hướng dẫn từ bác sĩ. Ngoài ra, để nhanh khỏi, người bệnh cần lưu ý:
-
Chú trọng việc nghỉ ngơi, củng cố sức đề kháng, sức khỏe qua việc ăn uống đủ chất, uống nhiều nước ấm, tránh đồ lạnh, khó tiêu hóa.
-
Nếu sốt cao thì sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định, không lạm dụng việc uống kháng sinh.
-
Giữ chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ.
-
Sử dụng nước muối súc miệng, họng để giảm sưng và vệ sinh.
Với cúm A, hiện thuốc đặc trị vẫn chưa có, với các trường hợp bệnh nhẹ có thể nghỉ ngơi, điều trị tại nhà như với cúm thông thường. Tuy nhiên, nên thực hiện thêm các biện pháp sau:
-
Người bệnh cần được cách ly hoặc hạn chế tiếp xúc, đặc biệt là nơi công cộng, tránh lây cho người khác. Tốt nhất là nên bố trí phòng ở, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng.
-
Trong thời gian khoảng 7 ngày nếu bệnh không thuyên giảm hoặc bất cứ khi nào nhận thấy dấu hiệu nguy hiểm, bất thường, người bệnh cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để bác sĩ có thể xử trí kịp thời.
Hầu hết những người bị mắc virus cúm đều có nguy cơ tái nhiễm khi tiếp xúc với các nguồn lây bệnh. Nguyên nhân do khả năng miễn dịch suy giảm và virus lại liên tục có sự biến đổi theo thời gian.
Khẩu trang có thể tránh sự lây bệnh qua giọt bắn chứa virus
Chính vì vậy, việc phòng ngừa nên được chú trọng:
-
Về ăn uống và dinh dưỡng: thực hiện chế độ hợp lý với mục tiêu tăng sức khỏe, đề kháng.
-
Chế độ sinh hoạt khoa học, chú ý tập luyện thể dục thể thao.
-
Giữ gìn vệ sinh cho cá nhân cũng như môi trường xung quanh: rửa tay, đeo khẩu trang, dọn dẹp, khử khuẩn vật dụng sinh hoạt. Những thời điểm hoặc nơi đang xuất hiện dịch bệnh, hạn chế tụ tập đông người.
-
Tiêm vắc xin phòng bệnh, đặc biệt những người có sức khỏe hoặc miễn dịch kém. Hiện nay ở Việt Nam có một số loại vắc xin như Influvac Tetra, Ivacflu-S và Vaxigrip Tetra phòng một số chủng, dành cho người lớn và trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Vắc xin phòng cúm tốt nhất nên được tiêm nhắc lại mỗi năm
Qua bài viết, hy vọng bạn đã có những nhận định cơ bản nhằm phân biệt cúm A và các loại cúm khác. Như đã nói, cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là tiêm vắc xin. Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn chích ngừa loại vắc xin này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt lịch xét nghiệm chẩn đoán cúm A nếu đang có những dấu hiệu nghi ngờ.
Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện đã tiếp nhận nhiều mẫu xét nghiệm virus cúm A/B/H1N1. Các chuyên gia, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động với các ca nhiễm cúm nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà. Với những ca nặng, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị tích cực, hiệu quả cho từng trường hợp.
Mọi yêu cầu đặt lịch xét nghiệm hoặc tiêm ngừa vắc xin cúm A, Quý khách hãy gọi tới số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!