Các tin tức tại MEDlatec
Có nên trồng răng số 7 không? Thực hiện bằng phương pháp nào?
- 01/10/2023 | Mất răng số 7 hàm dưới có trồng lại được không?
- 01/10/2023 | Mất răng số 7 hàm trên có nguy hiểm không?
- 01/11/2023 | Nhổ răng số 7 có bị hóp má không? Có cần trồng răng giả?
- 01/10/2023 | Tại sao cần trồng răng số 6?
1. Có cần trồng răng số 7 không?
Răng số 7 rất quan trọng lại chỉ mọc một lần duy nhất nên trong trường hợp thực sự cần thiết mới tiến hành nhổ răng số 7.
Khi răng bị sâu quá nghiêm trọng thì cần nhổ bỏ
- Những trường hợp cần nhổ răng số 7:
+ Răng hàm số 7 bị mọc lệch, mọc ngầm khiến cho việc vệ sinh răng miệng và việc nhai thức ăn rất khó khăn.
+ Răng bị sứt mẻ, gãy nứt,... do bị tai nạn, gặp chấn thương khi chơi thể thao, vấp ngã trong sinh hoạt, lao động,...
+ Răng bị sâu nghiêm trọng khiến cho cấu trúc răng bị phá hủy, xảy ra viêm nhiễm, thậm chí có thể dẫn tới viêm tủy, chết tủy,... Lúc này, việc điều trị bảo tồn ko còn tác dụng.
+ Các trường hợp bị viêm chân răng, viêm nha chu,... khiến bệnh nhân bị đau nhức, ăn uống kém và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
- Vì sao cần trồng lại răng số 7?
Nếu không thực hiện trồng răng số 7 sớm, lực nhai của cung hàm sẽ suy giảm, thức ăn chưa được nghiền nát khi đi xuống dạ dày sẽ tạo áp lực cho hệ tiêu hóa và cơ thể cũng sẽ không hấp thụ đầy đủ dưỡng chất từ thực phẩm.
Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh còn có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như tụt lợi, tiêu xương hàm, má hóp, khuôn mặt chảy xệ và già trước tuổi, xô lệch toàn hàm làm suy giảm nghiêm trọng lực nhai, khớp cắn xáo trộn,... Hơn nữa, những bệnh nhân mất răng số 7 cũng thường xuyên bị đau đầu, đau cơ hàm. Nguyên nhân là tình trạng mất răng số 7 khiến cho răng đối diện không được nâng đỡ và tạo ra áp lực lớn lên quai hàm.
2. Trồng răng số 7 bằng những cách nào?
Có nhiều phương pháp trồng răng số 7. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng nhiều nhất:
Hàm giả tháo lắp phù hợp với người cao tuổi
-Hàm giả tháo lắp: Khi sử dụng hàm giả tháo lắp, bệnh nhân có thể dễ dàng vệ sinh hàng ngày. Người già hoặc những trường hợp bị mất nhiều răng thường được áp dụng phương pháp này.
- Sử dụng cầu răng sứ: Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ cần phải mài chân răng của răng bên cạnh răng bị mất. Tuy nhiên, phương pháp trồng răng này vẫn còn nhiều hạn chế vì:
+ Răng số 6 bên cạnh răng số 7 bị mất cũng là loại răng chủ lực cho hoạt động nhai và nghiền nát thức ăn. Nếu bắt buộc phải mài răng số 6 thì có thể khiến chiếc răng này bị yếu đi.
+ Bên cạnh răng số 7 là răng số 8: Tuy nhiên, nếu răng số 8 chưa mọc thì sẽ không thể đảm bảo việc làm cầu nối trong quá trình thực hiện cầu răng sứ.
+ Hơn nữa, nếu áp dụng phương pháp trồng răng này, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải tình trạng tiêu xương hàm và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người bệnh.
Răng Implant cũng có phần chân răng và thân răng tương tự như răng sinh lý. Người bệnh hoàn toàn có thể ăn uống bình thường và không cần thiết phải mài những chiếc răng kế cận răng số 7. Trồng Implant còn có thể phòng tránh được tình trạng tiêu xương ổ răng, đảm bảo tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
3. Chi phí trồng răng hàm số 7
Có rất nhiều phương pháp trồng răng số 7 và mỗi phương pháp lại có những ưu điểm khác nhau, mức giá khác nhau. Hơn nữa, chi phí trồng răng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của người bệnh.
Thông thường, phương pháp hàm giả tháo lắp thường có mức giá thấp nhất nhưng đây không phải là phương pháp tối ưu. Trồng răng Implant có mức giá cao hơn nhưng lại mang nhiều ưu điểm vượt trội, có độ bền cao.
Trồng răng implant được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Bên cạnh đó, mỗi cơ sở y tế lại có mức giá trồng răng khác nhau. Những cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và được đầu tư nhiều loại máy móc hiện đại thì thường có mức giá nhỉnh hơn. Lời khuyên cho bạn là hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Không nên chọn những cơ sở y tế chất lượng kém để tránh “tiền mất tật mang”.
4. Quy trình trồng răng số 7
Quy trình trồng răng số 7 bằng phương pháp trồng răng Implant được diễn ra như sau:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành khám răng, chụp phim CT Scanner 3D,... để hiểu rõ được vị trí răng bị mất, cấu trúc và chất lượng xương hàm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn về các loại trụ Implant cũng như chi phí cụ thể cho bệnh nhân.
- Bước 2: Cấy ghép trụ
+ Trước hết, bác sĩ sẽ gây tê vùng đặt trụ Implant.
+ Thời gian đặt trụ là khoảng 7 - 10 phút.
- Bước 3: Sau 2 ngày ghép trụ, bệnh nhân sẽ được thực hiện lắp răng tạm thời để đảm bảo cho quá trình ăn uống.
- Bước 4: Tái khám để kiểm tra độ nướu.
- Bước 5: Gắn mão sứ lên trên trụ và cố định bằng khớp nối.
Quý khách hàng khám răng miệng ở những cơ sở y tế đáng tin cậy
Trên đây là những thông tin về phương pháp và quy trình trồng răng số 7. Nếu có những vấn đề về sức khỏe răng miệng, đặc biệt là tình trạng mất răng số 7, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám để được khắc phục sớm, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Để được tư vấn thêm và có nhu cầu đăng ký đặt lịch khám sức khỏe răng miệng, mời quý khách hàng liên hệ đến Hệ thống nha khoa MedDental qua số tổng đài 1900 400066, các tổng đài viên sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!