Các tin tức tại MEDlatec
Có những phương pháp chụp X - quang cột sống thắt lưng nào? Khi nào nên chụp?
- 01/12/2019 | Chụp cộng hưởng cột sống thắt lưng được chỉ định khi nào?
- 26/08/2019 | Tất tần tật mọi vấn đề về chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng
- 02/08/2019 | Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng để làm gì, khi nào cần?
- 23/07/2019 | Trước khi chụp cộng hưởng từ cột sống bạn cần biết
1. Ưu điểm và các phương pháp chụp X-quang cột sống thắt lưng
1.1. Ưu điểm của chụp X-quang cột sống thắt lưng
X-quang cột sống được thực hiện để kiểm tra đường cong của cột sống hoặc các khuyết tật của cột sống. Tia X được sử dụng trong kỹ thuật này là một dạng bức xạ tương tự sóng vô tuyến hoặc ánh sáng của một chùm đèn pin, có khả năng xuyên qua nhiều vật thể, tạo ra hình ảnh bằng cách chiếu một máy dò để gửi hình ảnh tới máy tính. Theo đó, trên hình ảnh tia X, những mô đặc trong cơ thể sẽ có màu trắng còn các mô ít đặc hơn sẽ có màu xám.
Hình ảnh chụp X-quang cột sống
Kỹ thuật này đang được áp dụng phổ biến bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội:
- Chụp lại tình trạng cột sống ở nhiều tư thế khác nhau nên dễ dàng phát hiện tổn thương.
- Thấy được cấu trúc của các khu vực lân cận như quai ruột, thành bụng.
- Chỉ ra dấu hiệu thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ hoặc những bất thường ở cột sống chưa biểu hiện ra bên ngoài.
- Kỹ thuật thực hiện đơn giản, chi phí thấp nhưng lại cho biết tình trạng thực tế của cột sống như: vôi hóa, gai, thoái hóa,…
1.2. Phương pháp chụp X-quang cột sống thắt lưng
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có thể được chỉ định thực hiện phương pháp chụp X-quang cột sống thắt lưng sau:
- Chụp thẳng, nghiêng cột sống cổ, lưng, thắt lưng và đốt cùng cụt: Phương pháp này thường thực hiện đối với các chấn thương, dị tật bẩm sinh, hình bệnh lý; giúp phát hiện các dấu hiệu xẹp trượt hay vỡ thân đốt, thoái hoá cột sống,...
- Chụp chếch ¾ của cột sống thắt lưng: Mục đích chụp X-quang trong trường hợp này là phát hiện lỗ ghép nếu có dấu hiệu chèn ép động mạch sống của cột sống hoặc rễ thần kinh. Theo đó, tia X sẽ được chiếu chếch một góc 45 độ với bình diện thẳng của cột sống cổ.
2. Chụp X-quang cột sống thắt lưng - khi nào cần?
Nên chụp X-quang cột sống thắt lưng khi bị tê bì dai dẳng, thường xuyên đau âm ỉ trong thời gian dài, bị chấn thương tại lưng hoặc trong các trường hợp sau:
Người trên 60 tuổi mắc bệnh loãng xương hay đau lưng nên chụp X-quang
- Người trên 60 tuổi mắc bệnh loãng xương.
- Bị nứt, gãy xương cột sống.
- Có khối u nang, u ở xương.
- Vẹo bất thường đường cong tự nhiên của cột sống.
- Ngắn, xẹp đốt sống một cách bất thường.
- Trật khớp ở mức độ nhẹ.
- Có hiện tượng đĩa đệm bị xẹp hoặc nhân nhầy bị tràn ra bên ngoài.
- Cột sống bị chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh.
- Xuất hiện tình trạng gai xương mọc một cách bất thường.
- Thoái hóa đốt sống lưng.
- Có các gai xương nhỏ ở cột sống, nhất là đầu xương sống.
Nhờ có những hình ảnh thu được từ kỹ thuật chụp X-quang cột sống mà bác sĩ biết được thực trạng cột sống cũng như các tổn thương đang xảy ra tại đây, từ đó kết luận được mức độ tiến triển của bệnh, có hay không tình trạng thoái hóa cột sống…
3. Những vấn đề cần lưu ý về X-quang cột sống thắt lưng
3.1. Chụp X-quang cột sống thắt lưng giúp chẩn đoán bệnh gì?
Phương pháp chụp X-quang cột sống thắt lưng giúp chẩn đoán:
Chụp X-quang có thể giúp chẩn đoán thoái hóa cột sống
- Bệnh thoái hóa cột sống.
- Bệnh lao cột sống.
- Tình trạng cột sống bị dị tật bẩm sinh.
- Chấn thương cột sống.
- U tủy sống.
- Viêm cột sống dính khớp
3.2. Ý nghĩa của kết quả chụp X-quang cột sống thắt lưng
- Kết quả bình thường
+ Không có bất thường nào về hình dạng, kích thước, ngoại hình, xếp hàng và số lượng xương cột sống.
+ Mô mềm quanh đốt sống cho hình ảnh bình thường.
+ Không tìm thấy dị vật, khớp bị trật, gãy xương.
- Kết quả bất thường
+ Tồn tại dị vật, khớp bị trật, xương bị gãy.
+ Cột sống cong một cách bất thường.
+ Có bất thường ở một hoặc nhiều xương trong cột sống.
+ Tìm thấy gai xương hoặc bệnh đĩa đệm biểu hiện bằng sự xuất hiện của một không gian hẹp ở phía giữa xương cột sống.
3.3. Một số vấn đề cần lưu tâm
- Đây là kỹ thuật chỉ nên áp dụng đối với những tổn thương nhẹ hoặc khi có dấu hiệu bất thường ở vùng cột sống.
- Thận trọng khi thực hiện với trẻ em và phụ nữ có thai bởi dễ xảy ra biến chứng do chụp X-quang.
- Không nên mang theo đồ kim loại trong người khi chụp X-quang để tránh tác dụng không tốt do việc tiếp xúc với các tia bức xạ gây ra.
- Chụp X-quang khó phát hiện được tổn thương dây thần kinh.
- Trước khi tiến hành chụp cần thông báo chi tiết cho bác sĩ biết về tình trạng cơ thể đang gặp phải để bác sĩ biết và có chỉ định đúng trước khi thực hiện chụp để tránh những hệ lụy không đáng có.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín tại Hà Nội. Khi có bất thường tại cột sống và băn khoăn về việc chụp X-quang cột sống thắt lưng bạn có thể gọi tới hotline 1900 56 56 56, tại đây, các chuyên viên y tế sẽ tư vấn, giải đáp thắc mắc để bạn biết được nên thực hiện kỹ thuật này hay không trong trường hợp của mình, nhờ đó có biện pháp kịp thời để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín tại Hà Nội
Để tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân, hiện Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có kết hợp với các đơn vị bảo hiểm như Bảo hiểm dầu khí PVI, Bảo hiểm Viettinbank (VBI), Bảo hiểm nhân thọ Manulife, Korea Life Insurance, Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life,… tại 2 cơ sở:
- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 42 - 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!