Các tin tức tại MEDlatec
Có thể chữa viêm khớp dạng thấp được không, chữa bằng cách nào?
- 14/05/2021 | Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì để cải thiện tình trạng?
- 13/12/2021 | Có các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp nào và ý nghĩa
- 09/11/2021 | Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức phải làm sao để chấm dứt?
- 25/10/2021 | Cách chữa viêm khớp dạng thấp và các lưu ý ngăn ngừa căn bệnh này
- 01/03/2024 | Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp như thế nào?
1. Tổng quan về bệnh viêm khớp dạng thấp
1.1. Như thế nào là viêm khớp dạng thấp?
Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) là bệnh rối loạn tự miễn gặp phải khi hệ miễn dịch tự quay sang tấn công tế bào ở các tổ chức của khớp khỏe mạnh, khiến khớp bị viêm và sưng đau. Thông thường, bệnh ảnh hưởng đến khớp: ngón tay, bàn tay, cổ tay, đầu gối.
Cổ tay là vùng thường có nguy cơ bị tổn thương do viêm khớp dạng thấp
1.2. Các giai đoạn phát triển viêm khớp
Tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: viêm màng trên khớp gây đau và sưng khớp, dịch khớp tăng đột biến tế bào miễn dịch.
- Giai đoạn 2: mức độ sưng viêm khớp vừa phải nhưng tốc độ lây lan nhanh gây phá hủy sụn, thu hẹp dần khoang khớp nhưng chưa làm khớp bị biến dạng.
- Giai đoạn 3: mất sụn khớp khiến cho phần xương bên dưới sụn lộ ra, sưng khớp nặng khiến người bệnh bị đau nhức dữ dội, khả năng vận động hạn chế, cơ thể suy nhược, thường bị co cứng khớp vào buổi sáng, teo cơ và có nốt sần dị dạng ở khớp.
- Giai đoạn 4: dấu hiệu sưng viêm khớp giảm dần nhưng xương kết hợp và mô xơ hình thành khiến cho chức năng khớp bị hỏng hoàn toàn.
1.3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp
Nếu không phát hiện và viêm khớp kịp thời, sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch, các dây chằng khớp của người bệnh có thể bị phá hủy. Kết quả là khớp bị viêm, sưng đau kéo dài rồi biến dạng và xương bị xói mòn trầm trọng khiến người bệnh khó vận động hoặc không thể vận động. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng khác do viêm khớp dạng thấp tiến triển như:
- Biến chứng tại mắt: nguy cơ bị khô mắt, mù lòa.
- Biến chứng tại miệng: người bệnh bị giảm và rối loạn độ ẩm trong khoang miệng gây nên hội chứng Sjogren.
- Biến chứng tại phổi: nguy cơ bị xơ sẹo phổi làm tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ ở phổi, gây viêm khí quản, bị tăng áp phổi.
- Biến chứng tim mạch: nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường 50%. Người bị bệnh tim nếu bị viêm khớp dạng thấp có thể tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ và tăng phát sinh cơn đau tim 2 - 3.
- Tổn thương thần kinh: người bệnh thường xuyên có các cơn đau dây thần kinh.
- Viêm mạch máu: thu hẹp, giảm kích thước hoặc yếu mạch máu làm cho khả năng lưu thông máu ngày càng kém.
- Một số biến chứng khác: loãng xương, ung thư hạch,...
Người bệnh có thể bị hạn chế vận động do không viêm khớp từ sớm
2. Có thể chữa viêm khớp dạng thấp được hay không, chữa bằng cách nào?
2.1. Có thể chữa bệnh viêm khớp dạng thấp được không?
Người bệnh thường rất quan tâm đến khả năng chữa viêm khớp. Trên thực tế, đây là bệnh lý mạn tính không thể chữa khỏi. Hiện nay, các phương pháp điều trị đều nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng để giảm thiểu tác động đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Điều đáng lưu ý là, nếu chữa viêm khớp dạng thấp được diễn ra sớm bằng phương pháp phù hợp thì triệu chứng của bệnh có thể được cải thiện tương đối hiệu quả.
2.2. Các phương pháp điều trị viêm khớp
Các phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp thường được bác sĩ áp dụng dựa trên thực trạng bệnh của từng bệnh nhân, như:
2.2.1. Điều trị nội khoa
- Thuốc Corticosteroid, điển hình là prednisone.
- Thuốc giảm đau dạng mạnh.
Một số trường hợp có thể được kê thuốc DMARDs để ngăn không cho hệ miễn dịch tấn công bên trong khớp. Nếu các loại thuốc trên đây không có hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc liệu pháp thuốc sinh học.
2.2.2. Phẫu thuật
Tùy vào mức độ phát triển của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định hình thức phẫu thuật phù hợp như:
- Phẫu thuật nội soi: thường áp dụng ở hông, ngón tay, đầu gối, khuỷu tay nhằm lấy đi lớp màng bao quanh gây viêm khớp.
- Phẫu thuật sửa gân: chỉnh sửa đường gân quanh khớp nhằm tránh tình trạng lỏng, vỡ khớp.
- Phẫu thuật chỉnh trục: cố định hoặc điều chỉnh khớp để giảm đau cho người bệnh.
- Thay khớp: loại bỏ bộ phận bị tổn thương ở khớp để thay bằng bộ phận bằng chất liệu kim loại hoặc nhựa.
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cần được thăm khám, chữa trị kịp thời để ngăn chặn biến chứng
2.2.3. Hỗ trợ điều trị
Người bệnh có thể được bác sĩ hướng dẫn chữa viêm khớp dạng thấp bằng biện pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng tại nhà như:
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ di chuyển để giảm thiểu gánh nặng lên khớp.
- Tập vật lý trị liệu để khôi phục dần chức năng của khớp.
- Hướng dẫn vận động nhẹ nhàng để chống dính khớp, co rút gân, teo cơ.
3. Người bị viêm khớp dạng thấp nên lưu ý
Để quá trình chữa viêm khớp dạng thấp đạt được hiệu quả cao nhất, tránh được các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần:
- Thực hiện đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ về việc dùng thuốc, tập luyện tại nhà.
- Ổn định cân nặng hợp lý để không xảy ra tình trạng thừa cân, béo phì tăng áp lực lên khớp.
- Vận động thể chất phù hợp theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh tập quá sức làm tổn thương khớp diễn tiến nghiêm trọng.
- Hạn chế áp lực từ cuộc sống, công việc và duy trì tinh thần lạc quan, thoải mái.
- Nếu có hiện tượng nóng rát, sưng đỏ khớp kèm sốt cao cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay.
Phát hiện để chữa viêm khớp dạng thấp ngay từ giai đoạn bắt đầu là cách tốt nhất để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến khả năng vận động. Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ hoặc khi nghi ngờ dấu hiệu bất thường tại khớp là cách tốt nhất để mỗi cá nhân được kiểm tra, đánh giá chính xác hiện trạng xương khớp của mình.
Chuyên khoa Cơ xương khớp - Hệ thống Y tế MEDLATEC với hệ thống máy móc y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành; là địa chỉ tin cậy để thăm khám, điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch khám hãy liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!