Các tin tức tại MEDlatec

Công dụng thực sự của thuốc giãn cơ là gì? Nên sử dụng khi nào?

Ngày 14/11/2022
Hiện tượng giãn đau cơ, co cơ xảy ra khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau cơ sẽ có loại thuốc giãn cơ phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Để giúp bạn phân loại các thuốc giãn cơ và làm thế nào để dùng đúng cách những thuốc này, các chuyên gia của MEDLATEC sẽ phân tích qua bài viết sau đây.

1. Mục đích của việc sử dụng thuốc giãn cơ

Hiện tượng chuột rút hay co thắt cơ đột ngột xảy ra là do các nhóm cơ không thể tự chủ hoạt động và cơ căng quá mức. Chuột rút có thể liên quan đến các tình trạng như đau thắt lưng, vai cứng, đau cổ, xơ hóa khớp, viêm khớp dẫn tới đau cơ hoặc thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp.

Hiện tượng co cứng cơ khiến việc đi lại, vận động hay giao tiếp bị ảnh hưởng rất nhiều. Nguyên nhân là vì các bộ phận của não hoặc tủy sống điều khiển khu vực tổn thương bị ảnh hưởng. Một số loại chuột rút thường gặp đó là xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, tứ chi bị co cứng cơ, đa xơ cứng, đau lưng,...

Đau thắt lưng có thể dẫn tới đau cơ, giãn cơ

Thuốc giãn cơ thường được dùng để khắc phục các triệu chứng co thắt cơ hoặc chuột rút, hỗ trợ cải thiện các biểu hiện khó chịu và làm dịu cơn đau cơ. Ngoài các thuốc giãn cơ được kê đơn, người bệnh cũng có thể tìm mua các loại thuốc không kê đơn được bày bán tại các quầy thuốc để điều trị.

2. Kể tên và phân loại một số loại thuốc giãn cơ dùng để điều trị co thắt cơ bắp

2.1. Thuốc kê đơn

Thuốc giãn cơ có khả năng tác động đến hệ thần kinh, tác dụng an thần và làm gián đoạn các tín hiệu do các dây thần kinh gửi lên não. Nhờ vậy mà giúp làm dịu cơn đau và thư giãn các cơ. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc giãn cơ trong khoảng 2 - 3 tuần vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng lâu ngày.

Nhóm thuốc giãn cơ kê đơn thường được chỉ định bao gồm: chlorzoxazone, carisoprodol, metaxalone, cyclobenzaprine, orphenadrine, methoxamine, tizanidine, orphenadrine,...

Thuốc giãn cơ có tác dụng an thần giúp làm dịu cơn đau và thư giãn các cơ

Một số phản ứng phụ bệnh nhân thường gặp phải khi dùng thuốc giãn cơ đó là: buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, căng thẳng, nước tiểu chuyển sang màu cam, màu tím hoặc đỏ, hạ huyết áp khi đang đứng. Chính vì những phản ứng này mà bệnh nhân chỉ được dùng thuốc khi có sự kê đơn và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

2.2. Thuốc giãn cơ không kê đơn

Các thuốc giãn cơ không kê đơn phù hợp cho những người bị co thắt cơ vì nguyên nhân đau đầu do căng thẳng hoặc đau lưng cấp tính. Có 2 nhóm thuốc giãn cơ không kê đơn bạn có thể tham khảo, cụ thể như sau:

  • Acetaminophen: thuốc có tác dụng ức chế cơ thể sản sinh ra các chất gây đau, được bào chế theo dạng viên nén nhai, viên nén tan dạng uống, viên nang và viên nén giải phóng tức thì hoặc kéo dài, dung dịch uống. Các tác dụng phụ phổ biến của loại thuốc này là đau bụng âm ỉ, cảm giác buồn nôn. Người bệnh tốt nhất không nên tự ý dùng thuốc mà cần có sự tư vấn trước từ bác sĩ chuyên môn;

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): chức năng của nhóm thuốc NSAIDs là ức chế cơ thể tiết ra những chất kích thích tình trạng sưng viêm. Ngoài các dạng như viên nén, viên nang hay hỗn hợp thì thuốc còn có dạng viên nhai thích hợp dùng cho trẻ nhỏ. Khi dùng thuốc bệnh nhân có thể bị đau bụng và chóng mặt.

Nhóm thuốc NSAIDs có khả năng ức chế cơ thể tiết ra những chất kích thích tình trạng sưng viêm

Nếu lạm dụng một số loại thuốc điều trị co thắt cơ như carisoprodol trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Không chỉ có vậy, các thuốc giãn cơ điều trị co thắt cơ còn có thể dẫn đến suy nhược hệ thần kinh trung ương, gây ra biểu hiện mất tập trung và kém tỉnh táo. Vì vật nếu như đang phải dùng thuốc điều trị thì bệnh nhân không nên tham gia vào các hoạt động như lái xe, leo núi hoặc vận hành máy móc.

Đồng thời nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về rối loạn chức năng não bộ, tâm thần, trên 65 tuổi và mắc các bệnh lý về gan thì cần trao đổi với bác sĩ ngay trước khi điều trị bằng thuốc giãn cơ.

3. Các loại thuốc giúp cải thiện chứng co cứng cơ

3.1. Thuốc kê đơn

Đối với những trường hợp bị co cứng cơ thì chỉ được sử dụng những thuốc trị co cứng, tuyệt đối không dùng thuốc này để điều trị cho những người bị co thắt cơ bắp. Một số thuốc trị cứng cơ đó là:

  • Dantrolene: dùng cho những trường hợp bị co cứng cơ do tổn thương dây thần kinh trong chấn thương tủy sống, đột quỵ, bệnh đa xơ cứng. Chức năng của Dantrolene là giúp làm giãn các cơ đang co cứng, xoa dịu cơn đau và hỗ trợ bệnh nhân có thể vận động dễ dàng hơn. Khi dùng thuốc bệnh nhân có khả năng sẽ cảm thấy buồn ngủ, choáng, chóng mặt, mệt mỏi,...;

  • Diazepam: chỉ định trong những ca bị viêm hoặc chấn thương gây co cứng cơ. Công dụng chủ yếu của Diazepam là giúp an thần, ngăn cản cơ co cứng nhưng cũng gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi và suy nhược cơ bắp;

  • Baclofen: tác dụng chính là giảm thiểu các triệu chứng co cứng cơ xuất phát từ nguyên nhân đa xơ cứng. Các phản ứng phụ có thể gặp phải khi dùng loại thuốc này đó là mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược và buồn ngủ.

Thuốc trị co cứng là dành cho những người bị co cứng cơ, tuyệt đối không dùng thuốc này cho người bị co thắt cơ bắp

3.2. Các thuốc khác

Ngoài những thuốc chính giúp cải thiện chứng co cứng cơ, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác tuy không phải là thuốc giãn cơ nhưng cũng chứa các thành phần có công dụng kiểm soát triệu chứng cơ cứng cơ:

  • Clonidine: cơ chế hoạt động của Clonidin là ngăn chặn dây thần kinh gửi tín hiệu đau tới não. Vì tác dụng phụ của thuốc khá nhiều nên cần hạn chế dùng kết hợp Clonidine với những thuốc giãn cơ khác (ví dụ như tác dụng phụ tăng huyết áp);

  • Benzodiazepin: đây là một loại thuốc an thần giúp cơ bắp được thư giãn và thả lỏng hơn. Bệnh nhân dùng thuốc này thường sẽ gặp các biểu hiện khác như buồn ngủ, mất cân bằng và giảm trí nhớ. Đặc biệt sau một thời gian dùng thuốc cơ thể sẽ quen với sự có mặt của thuốc nên bạn sẽ phải giảm liều dùng từ từ trước khi dừng hẳn thuốc;

  • Gabapentin: loại thuốc này được chỉ định để điều trị chứng co giật nhưng cũng được áp dụng cải thiện chứng cơ cứng cơ.

Khi dùng thuốc giãn cơ cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra

Bài viết trên là tổng hợp các thông tin cần biết về một số loại thuốc giãn cơ, trong đó bao gồm các thuốc dùng cho chứng co thắt cơ và thuốc dùng cho co cứng cơ. Mong rằng với những chia sẻ này bạn sẽ sớm khắc phục được những vấn đề do co cơ gây nên và phục hồi được chức năng vận động như bình thường.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.