Các tin tức tại MEDlatec
Công thức máu toàn phần và những ý nghĩa trong xét nghiệm
- 15/04/2022 | Mục đích của các xét nghiệm công thức máu là gì?
- 03/06/2022 | Góc tư vấn: Vì sao cần xét nghiệm công thức máu sốt xuất huyết?
- 06/12/2022 | Công thức máu bình thường thể hiện ở các chỉ số xét nghiệm như thế nào?
- 06/12/2022 | Xét nghiệm công thức máu có ý nghĩa như thế nào?
1. Đôi nét giới thiệu về công thức máu toàn phần
Để đánh giá chung về tình hình sức khỏe, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn phần. Phương pháp xét nghiệm máu này còn được gọi là tổng phân tích tế bào máu.
Chúng ta cần nắm được các thành phần trong máu, số lượng và đặc điểm của các tế bào
Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ nắm được một số vấn đề, ví dụ như: thành phần có trong máu: tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu, số lượng tế bào trong máu, đặc điểm của các loại tế bào này,… Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá tình hình sức khỏe của người bệnh dựa trên các đặc điểm huyết học.
Khi đi xét nghiệm công thức máu toàn phần, các thông tin đáng quan tâm là: lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu hoặc huyết sắc tố có trong 1 đơn vị thể tích máu. Đồng thời, kết quả xét nghiệm cũng cho biết các thành phần tế bào trong máu có thay đổi bất thường hay không. Nếu tế bào đột nhiên tăng hoặc giảm, nhiều khả năng bệnh nhân đang mắc bệnh, cần được kiểm tra chuyên sâu để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Thông qua kết quả xét nghiệm, người bệnh có thể phát hiện các vấn đề sức khỏe như: tình trạng nhiễm trùng máu, bệnh thiếu máu hoặc bệnh bạch cầu. Nếu phát hiện các triệu chứng nghi nhiễm bệnh, chúng ta nên chủ động đi xét nghiệm kiểm tra sớm và điều trị kịp thời.
2. Khi nào bệnh nhân nên đi xét nghiệm công thức máu toàn phần?
Chắc hẳn nhiều bạn đang thắc mắc: khi nào nên đi xét nghiệm công thức máu toàn phần? Như đã phân tích ở trên, phương pháp xét nghiệm này hỗ trợ phát hiện nhiều vấn đề sức khỏe, do đó bác sĩ thường xuyên sử dụng để chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm công thức máu toàn phần khá phổ biến
Thông thường, khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, chúng ta sẽ được hướng dẫn đi xét nghiệm công thức máu toàn bộ. Kết quả kiểm tra sẽ giúp bác sĩ theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của từng người, phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh.
Ngày nay, phương pháp xét nghiệm công thức máu toàn phần có thể hỗ trợ phát hiện bệnh nhiễm trùng máu. Do đó, khi bệnh nhân có các triệu chứng như: cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm tím, dễ bị chảy máu, thường xuyên cảm thấy mệt, sốt cao thì bác sĩ sẽ chỉ định đi xét nghiệm máu để kiểm tra.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ cũng là một cách giúp bác sĩ theo dõi diễn biến bệnh của bệnh nhân, đặc biệt là những người mắc bệnh thiếu máu, bệnh đa hồng cầu vera,… Đồng thời, bệnh nhân đang điều trị cũng được hướng dẫn đi xét nghiệm công thức máu định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị. Từ đó, bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ điều trị tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của người bệnh.
3. Những điều bệnh nhân nên chuẩn bị khi đi xét nghiệm công thức máu
Khi đi xét nghiệm công thức máu toàn phần, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề gì? Đối với các phương pháp xét nghiệm máu, chúng ta nên chủ động hỏi bác sĩ để biết mình có cần nhịn ăn trước khi thực hiện hay không? Thông thường, nếu bệnh nhân chỉ xét nghiệm công thức máu thì có thể ăn sáng bình thường, điều này hầu như không ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh có kết hợp xét nghiệm sinh hóa thì nên nhịn ăn trong vòng 8 tiếng trước khi đi xét nghiệm.
Quá trình lấy mẫu máu xét nghiệm khá đơn giản
Quá trình lấy mẫu máu xét nghiệm khá đơn giản, nhân viên y tế thường lấy khoảng 2ml máu ở tĩnh mạch của bệnh nhân để mang đi phân tích, xét nghiệm. Lượng máu lấy đi xét nghiệm khá nhỏ và không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, do đó bạn hoàn toàn yên tâm. Sau khi xét nghiệm công thức máu toàn phần, bệnh nhân có thể vận động, sinh hoạt bình thường.
4. Kết quả xét nghiệm công thức máu của một người khỏe mạnh
Vậy nếu không gặp vấn đề sức khỏe liên quan tới huyết học, kết quả xét nghiệm máu sẽ phản ánh như thế nào? Chúng ta có thể tham khảo kết quả xét nghiệm dưới đây:
Kết quả xét nghiệm công thức máu toàn phần cho biết tình trạng sức khỏe của mỗi người
Về chỉ số hồng cầu
-
Ở nam giới khỏe mạnh: 4,2 - 5,4 T/l
-
Ở nữ giới khỏe mạnh: 4 -4,9 T/l
Về chỉ số Hemoglobin:
-
Ở nam giới khỏe mạnh: 130 - 160 g/l
-
Ở nữ giới khỏe mạnh: 125 - 142 g/l
Về Hematocrit:
-
Ở nam giới khỏe mạnh: 0.42 - 0.47 L/L
-
Ở nữ giới khỏe mạnh: 0.37 - 0.42 L/L
Về chỉ số bạch cầu: 4 - 10 G/l
Về chỉ số tiểu cầu: 150 - 450 G/l
Nếu các chỉ số trên có sự biến đổi bất thường, bạn cần thêm sự tư vấn của bác sĩ để biết được tình trạng sức khoẻ của mình.
5. Nên đi xét nghiệm công thức máu toàn bộ ở đâu?
Xét nghiệm công thức máu toàn phần khá phổ biến và được thực hiện ở đa số bệnh viện, cơ sở y tế. Tuy nhiên, bệnh nhân nên ưu tiên thực hiện tại đơn vị uy tín, có kinh nghiệm xét nghiệm công thức máu toàn phần. Một địa chỉ chuyên cung cấp các dịch vụ xét nghiệm là Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động và sở hữu đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại.
Hệ thống Y tế đa khoa MEDLATEC chuyên cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, đảm bảo kết quả chính xác
Bệnh viện hiện có Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Đồng thời, MEDLATEC vinh dự là đơn vị y tế đầu tiên ở Việt Nam được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP. Đây là chứng chỉ dành cho các cơ sở y tế có phòng LAB đạt chuẩn quốc tế. Nhìn chung, kết quả xét nghiệm công thức máu nói riêng và các xét nghiệm khác nói chung khi thực hiện tại MEDLATEC luôn đảm bảo độ chính xác cao, giúp bác sĩ phát hiện kịp thời vấn đề sức khỏe của bệnh nhân.
Ngoài ra, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà tiện lợi cho khách hàng. Quý khách có thể theo dõi toàn bộ tiến trình xét nghiệm, từ bước lấy mẫu đến khi nhận được kết quả thông qua app my medlatec.
Để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ xét nghiệm công thức máu toàn bộ và đặt lịch xét nghiệm trước, Quý khách hàng vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Chắc hẳn bài viết này đã giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa của xét nghiệm công thức máu toàn phần. Nếu nghi ngờ mắc bệnh nhiễm trùng, thiếu máu hoặc bệnh bạch cầu, người bệnh nên chủ động thực hiện phương pháp xét nghiệm trên để kịp thời phát hiện, chữa trị bệnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!