Các tin tức tại MEDlatec
Cùng mẹ tìm hiểu quá trình phát triển của thai nhi qua các giai đoạn
- 09/02/2020 | Xét nghiệm sàng lọc NIPT giúp phát hiện dị tật thai nhi
- 12/09/2019 | Những điều mẹ bầu cần biết về siêu âm doppler thai nhi
- 07/02/2020 | Xét nghiệm thai 20 tuần giúp chẩn đoán dị tật thai nhi
1. Quá trình thụ thai và làm tổ
Thụ tinh là sự kết hợp giữa một tế bào đực với một tế bào cái noãn để trở thành trứng. Ban đầu trứng phát triển trong các nang nhỏ chứa đầy chất lỏng. Quá trình rụng trứng thường xảy ra khoảng 2 tuần trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Khi tinh trùng may mắn nhất xâm nhập vào trứng. Ngay lúc này, những đặc điểm di truyền đã hoàn chỉnh, kể cả giới tính.
Trứng sau khi được thụ tinh sẽ được phân chia thành nhiều tế bào. Di chuyển xuống ống dẫn trứng, đi vào tử cung và xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung.
Các tế bào phôi thai cuối cùng được tạo thành trong vòng ba tuần. Các tế bào thần kinh đầu tiên cũng bắt đầu hình thành.
2. Quá trình phát triển của thai nhi tháng đầu
Khi trứng đã thụ tinh phát triển thì túi ối được hình thành. Đồng thời, nhau thai cũng hình thành và phát triển nhanh chóng. Đây là cơ quan quan trọng chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang cho bé.
Lúc này phôi thai có hình dạng với vòng tròn mắt lớn. Các tế bào máu, hệ thống tuần hoàn cũng đang hình thành cùng cấu trúc tạo khuẩn cho mặt và cổ. Tim cũng đang phát triển. Đến cuối tuần thứ 4, ống tim nhỏ sẽ đập khoảng 65 lần/ phút.
Tế bào trứng được thụ tinh trong vòng 24 giờ sau khi tinh trùng thâm nhập
3. Quá trình phát triển của thai nhi tháng thứ 2
Trong giai đoạn này thai nhi có kích thước như một hạt đậu nhỏ. với kích thước khoảng 1.6cm và nặng 1g.
Cơ thể của bé đã phát triển đầy đủ với các đặc điểm về khuôn mặt. Ngón tay, ngón chân cũng đã hình thành và dài ra rõ rệt.
Vào tuần thứ 6, nhịp tim của bé được phát hiện. Sụn đã bị thay thế bởi xương. Hệ tiêu hóa, các cơ quan cảm giác cũng như ống thần kinh cũng bắt đầu phát triển.
4. Quá trình phát triển của thai nhi tháng thứ 3
Thai nhi ở giai đoạn này đã phát triển hoàn thiện hơn với cân nặng khoảng 25g. Hệ thống tuần hoàn cũng như các bộ phận trong cơ thể đã dần hoàn thiện hơn.
Răng và các cơ quan sinh sản đã bắt đầu phát triển. Tuy nhiên cũng rất khó quan sát khi siêu âm.
Sau ba tháng đầu sẽ giảm nguy cơ sảy thai. Đặc biệt, với những mẹ bầu bị ốm nghén, mệt mỏi sẽ cảm thấy có nhiều năng lượng hơn, bớt mệt mỏi hơn so với thời gian đầu.
Thai nhi như một “mầm sống” ở tuần thứ 3
5. Quá trình phát triển của thai nhi tháng thứ 4
Trong tháng này bé sẽ có cân nặng dưới 200g, dài 14.2cm. Lúc này các cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ. Do đó, có thể dễ dàng phát hiện giới tính của thai nhi thông qua siêu âm.
Hệ thần kinh của thai nhi cũng bắt đầu hoạt động trong giai đoạn này. Bạn có thể nghe được nhịp tim của bé thông qua dụng cụ Doppler.
Khuôn mặt của thai nhi đã hoàn thiện với đầy đủ lông mày, mí mắt. Răng và xương cứng cáp hơn. Thậm chí có thể tự mút tay hoặc có các biểu cảm nhăn mặt.
6. Quá trình phát triển của thai nhi tháng thứ 5
Trong thai kỳ này bé nặng khoảng 300g và dài khoảng 25cm. Mẹ có thể cảm nhận được rõ ràng sự chuyển động của bé.
Lớp lông tơ bắt đầu mọc trên vai, lưng của bé có tác dụng bảo vệ bé trong suốt thai kỳ. Lớp phủ trắng trên da của bé cũng sẽ bảo vệ làn da khi tiếp xúc với nước ối. Sau khi chào đời lớp phủ này sẽ hoàn toàn biến mất.
7. Quá trình phát triển của thai nhi tháng thứ 6
Lúc này bé đã nặng khoảng hơn 600g, dài khoảng 35cm. Thai nhi trong giai đoạn này rất hiếu động. Bé đã phản ứng với âm thanh bằng cách đá hoặc đạp trong bụng mẹ. Khi bé đang nấc cụt, mẹ cũng có thể cảm nhận được.
Thai nhi có thể tự mở hoặc nhắm mắt. Da của thai nhi có màu đỏ và có thể nhìn rõ lớp tĩnh mạch qua da.
8. Quá trình phát triển của thai nhi tháng thứ 7
Trong tháng này bé nặng khoảng 1.5kg và dài khoảng 41cm. Nếu sinh non, em bé vẫn có khả năng sống sót cao nếu như được chăm sóc đặc biệt.
Trong thời gian này mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng các chuyển động mạnh mẽ của bé. Nước ối cũng bắt đầu giảm bớt nên khi đi khám thai các mẹ nên chú ý, để bổ sung bằng cách uống thêm nước dừa. Tránh để tình trạng cạn ối, ảnh hưởng tới thai nhi.
Khám thai định kỳ giúp theo dõi quá trình phát triển của thai nhi
9. Quá trình phát triển của thai nhi tháng thứ 8
Cuối tháng thứ 8 thai nhi phát triển nhanh với cân nặng khoảng 2.3kg, dài 46cm.
Bộ não phát triển nhanh, bé có thể nhìn và nghe được. Hầu hết các cơ quan đều phát triển hoàn thiện, chỉ có phổi là chưa hoàn thiện.
10. Quá trình phát triển của thai nhi tháng thứ 9
Lúc này bố mẹ nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đón bé. Bởi bé có thể chào đời bất kỳ lúc nào với cân nặng lý tưởng từ 2.8 - 3.5kg.
Không gian tử cung lúc khá chật nên mẹ sẽ cảm nhận được bé ít chuyển động hơn. Vị trí của bé nằm ở ngôi thuận với: đầu quay xuống dưới, mặt úp vào trong bụng mẹ để có thể dễ dàng ra đời.
Trên đây là quá trình phát triển của thai nhi qua từng tháng. Các mẹ hãy theo dõi và cảm nhận những thay đổi của cơ thể. Ngoài ra, các mẹ cũng đừng quên đi khám thai định kỳ để theo dõi được toàn diện sức khỏe của thai nhi.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là địa chỉ uy tín được nhiều mẹ bầu tin tưởng và lựa chọn. Đa dạng các gói khám, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Khi đến đây thăm khám, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm về chất lượng chẩn đoán cũng như theo dõi, sàng lọc.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là địa chỉ uy tín được nhiều mẹ bầu tin tưởng và lựa chọn
Hệ thống trang thiết bị hiện đại, được đầu tư đồng bộ đem lại kết quả nhanh chóng chính xác. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tư vấn tận tình giúp mẹ bầu có thể tự bổ sung chế độ ăn uống dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Mọi thắc mắc về sức khỏe cũng như đặt lịch khám sớm xin liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!