Các tin tức tại MEDlatec

Dạ dày có tiêu hóa được xương không và cách xử lý khi nuốt phải dị vật

Ngày 04/12/2024
Chắc hẳn hầu như ai cũng từng vô tình nuốt phải xương khi ăn uống. Mảnh xương sau đó có thể xâm nhập sâu xuống dạ dày. Vậy, dạ dày có tiêu hóa được xương không và cần xử lý như thế nào nếu chẳng may nuốt phải xương? MEDLATEC sẽ cùng bạn đọc giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

1. Dạ dày có tiêu hóa được xương không? 

Khi vô tình nuốt phải xương, mảnh xương thường tiếp tục xâm nhập xuống dạ dày. Khu vực dạ dày là nơi tập trung enzyme và axit amin hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Xương động vật nói chung đều chứa thành phần khoáng chất như canxi, phốt pho,... khiến dạ dày không thể phân hủy hoàn toàn ngay cả khi được tác động bởi axit, enzyme. 

Lời giải đáp cho thắc mắc dạ dày có tiêu hóa được xương không là "không thể"

Thực tế, dạ dày chỉ tiêu hóa được một phần nào đó của mảnh xương. Và đương nhiên phần xương còn lại sẽ di chuyển đến những cơ quan khác trong hệ tiêu hóa. Đối với mảnh xương nhỏ, không quá cứng, chúng ít khi gây nguy hiểm. Tuy vậy với mảnh xương lớn, cạnh sắc nhọn, chúng lại có khả năng gây tổn thương, đặc biệt là tại niêm mạc dạ dày, kéo theo đó là nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

2. Sự nguy hiểm khi nuốt phải xương

Như vậy, bạn đã được giải đáp câu hỏi: dạ dày có tiêu hóa được xương không. Thực tế, việc nuốt phải những dị vật như xương cá, xương gà, xương vịt,... dễ gây nguy hiểm cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Cụ thể, chúng có thể bị mắc trên ống tiêu hóa, thực quản cho đến hậu môn tác động tiêu cực đến sức khỏe. 

Theo đó, nếu dị vật bị mắc tại vùng họng, thanh quản, người bị hóc xương thường phải nội soi qua đường miệng. Quá trình nội soi, bác sĩ sẽ tìm cách loại bỏ dị vật. 

Trường hợp không loại bỏ kịp thời, mảnh xương hay dị vật tiếp tục di chuyển đến ống tiêu hóa gồm những hệ cơ quan như thực quản, dạ dày, hệ thống ruột non và ruột già gây hàng loạt biến chứng nghiêm trọng. Khi mắc tại thực quản, xương có thể gây viêm nhiễm, nhiễm trùng, áp xe,... 

Khi nuốt phải xương sắc nhọn, nạn nhân có nguy cơ bị thủng dạ dày

Khi xương di chuyển xuống dạ dày, ruột non và ruột già có thể sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng toàn ổ bụng hoặc nhiễm trùng khu trú. Nhiều trường hợp, dị vật sắc nhọn còn gây thủng dạ dày, ruột nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, người bị hóc xương thường được chỉ định phẫu thuật, rửa ổ bụng hoặc áp dụng một số biện pháp xử lý khác. 

Thực tế đã có trường hợp bệnh nhân bị xương đâm thủng thực quản, dạ dày,... Vì vậy trong khi ăn uống, bạn nên nhai kỹ, ăn chậm và không nên quá vội vã. 

3. Triệu chứng ở người bị mắc dị vật đường tiêu hóa

Trong quá trình ăn uống, ngoài xương, mọi người có thể bị mắc nhiều loại dị vật khác nhau hạt trái cây, tăm, miếng thịt lớn,... Việc nhận biết sớm tình trạng mắc dị vật sẽ giúp chúng ta xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Trong đó, triệu chứng thường gặp ở người bị hóc xương hay dị vật là:

  • Có cảm giác như bị mắc, khó nuốt hoặc đau mỗi khi nuốt. 
  • Không thể ăn hoặc uống một cách bình thường. 
  • Mỗi khi nuốt thức ăn, nước uống, bệnh nhân lại bị nôn. 
  • Cảm thấy khó thở, đau tức ngực, đau và nóng rát tại khu vực phía xương ức. 

Hầu hết người bị mắc dị vật đều cảm thấy khó nuốt, đau khi nuốt 

Trường hợp bị mắc tại đường tiêu hóa, dị vật có thể gây tình trạng tắc nghẽn đoạn hậu môn, hành tá tràng. Khi đó, người bệnh sẽ biểu hiện một vài triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn ói ra thức ăn. 

Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Triệu chứng đặc trưng ở người bị mắc dị vật lúc này là lên cơn sốt, đau họng, dịch đờm và thức ăn bị tắc trong họng, nôn ói.

Để hạn chế tối đa nguy hiểm thì ngay sau khi nhận thấy bị hóc hoặc nuốt phải dị vật, bạn cẩn thận trọng theo dõi biểu hiện của cơ thể, thông báo kịp thời cho người thân để được đưa đến cơ sở y tế gần nhất. 

4. Hướng xử lý cho người bị mắc xương, dị vật tại đường tiêu hóa

Nếu mắc ở khu vực họng, hạ họng, bệnh nhân thường được chỉ định gắp dị vật trực tiếp. Thế nhưng, nếu dị vật đã xâm nhập sâu hơn vào đường tiêu hóa như di chuyển xuống khu vực dạ dày, thực quản, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định biện pháp xử lý khác. 

Bệnh nhân có thể được gắp dị vật trong khi nội soi

Cho đến nay, kỹ thuật xử lý phổ biến nhất áp dụng cho người bị hóc dị vật là nội soi kết hợp gắp dị vật. Ưu điểm của kỹ thuật này là an toàn, vừa hỗ trợ chẩn đoán vừa can thiệp loại bỏ dị vật, hạn chế tối đa nguy hiểm cho bệnh nhân. 

Sau bước kiểm tra lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh chụp X-quang, nhằm kiểm tra vị trí cụ thể của dị vật trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh nhân còn được chỉ định làm thêm các xét nghiệm tiền mê trước khi nội soi loại bỏ dị vật trong đường tiêu hóa. 

Với phương pháp nội soi dị vật tại thực quản, bác sĩ cần dùng đến ống nội soi chuyên dụng để tiến hành gắp dị vật bị mắc trong những khu vực như dạ dày. Trường hợp dị vật quá lớn, dễ gây tổn thương khi tiến hành nội soi, bác sĩ có thể cân nhắc biện pháp mổ mở để loại bỏ dị vật. 

Đối với trường hợp bị mắc dị vật nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc biện pháp phẫu thuật mở

Nếu dị vật trong đường tiêu hóa đã gây tổn thương để lại biến chứng như hình thành ổ áp xe, thì sau khi được gắp dị vật, bệnh nhân cần tiếp tục nằm viện điều trị. Sau khi mổ loại bỏ dị vật, bệnh nhân thường phải điều trị kháng sinh ngăn ngừa viêm nhiễm.

Hóc xương hay mắc dị vật tại đường tiêu hóa có thể đe dọa đến tính mạng của nạn nhân nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy để hạn chế tình trạng này, bạn hãy áp dụng thói quen ăn uống lành mạnh, loại bỏ xương cứng, đồ ăn cứng dễ gây hóc, khi ăn cần tập trung, hạn chế nói chuyện, xem điện thoại, tivi hoặc chạy nhảy, nô đùa (đối với trẻ nhỏ)... 

Hy vọng rằng thông qua chia sẻ chi tiết trong bài viết này, bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi dạ dày có tiêu hóa được xương không. Thực tế, dạ dày không thể tiêu hóa hoàn toàn xương. Do vậy, bạn cần ăn uống từ tốn, tránh tình trạng hóc xương gây tổn thương đường tiêu hóa. Nếu cần tư vấn thêm, Quý khách có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.