Các tin tức tại MEDlatec
Đau bụng Colic là gì? – Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
- 12/11/2021 | Đau bụng âm ỉ trên rốn - Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý chớ nên lơ là!
- 27/08/2022 | Vì sao đau bụng buổi sáng? Cách khắc phục như thế nào?
- 30/09/2023 | Trẻ đau bụng quanh rốn cha mẹ nên làm gì
- 29/02/2024 | Đau bụng cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 19/11/2021 | 7 nguyên nhân chính dẫn đến đau bụng bên trái trên rốn
1. Thế nào là đau bụng colic
đau bụng colic là thuật ngữ y khoa dùng mô tả những cơn đau bụng quặn thắt, thường xuất hiện từng đợt. Tình trạng này xảy ra khi một cơ quan rỗng trong cơ thể như ruột, đường mật, niệu quản hoặc tử cung, bị co thắt mạnh hoặc tắc nghẽn tạm thời dẫn tới triệu chứng đau.
Tình trạng đau bụng colic thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ vài tuần tuổi đến khoảng 3 - 4 tháng tuổi. Trẻ bị đau bụng colic thường khóc kéo dài hơn 3 giờ mỗi ngày, ít nhất 3 ngày trong tuần và kéo dài trên 3 tuần.
2. Nguyên nhân gây tình trạng đau bụng colic
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng colic ở trẻ em và người lớn, bao gồm:
2.1. Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh
Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh (Infantile Colic) là một tình trạng phổ biến, thường xảy ra ở trẻ từ 2 tuần đến 4 tháng tuổi, có thể liên quan đến các nguyên nhân như:
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và phát triển đầy đủ, dẫn đến tình trạng co thắt ruột gây đau bụng.
- Việc bú sữa không đúng tư thế hoặc bú quá nhanh có thể làm trẻ nuốt nhiều khí vào trong bụng, gây đầy hơi và đau bụng.
- Một số trẻ có thể bị dị ứng với protein trong sữa bò hoặc không dung nạp lactose gây ra tình trạng đau bụng.
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây đau bụng colic ở trẻ nhỏ.
- Hay trong một số nghiên cứu cho rằng hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, khiến chúng phản ứng quá mức với các kích thích tiêu hóa, gây đau.
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, dẫn đến tình trạng co thắt ruột gây đau bụng colic
2.2. Nguyên nhân gây bệnh người lớn
Ở người lớn, đau bụng colic có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Sỏi mật, sỏi thận gây tắc nghẽn đường mật hoặc niệu quản, dẫn tới co thắt và đau bụng dữ dội.
- Người mắc hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, táo bón hoặc tắc ruột,... có thể dẫn đến những cơn đau quặn thắt.
- Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus đường tiêu hoá có thể gây co thắt đường ruột.
- Một số người bị đau colic do phản ứng bất thường với thực phẩm như gluten, lactose.
Ở người lớn, đau bụng colic có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
3. Triệu chứng của đau bụng colic
Đau bụng colic thường có các dấu hiệu điển hình như:
- Đau bụng quặn từng cơn, thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Cơn đau có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa các giai đoạn đau dữ dội và giai đoạn không đau.
- Người bệnh có thể bị đầy hơi, trướng bụng. Ở trẻ nhỏ có thể thấy bụng căng cứng, sờ thấy hơi chướng, đặc biệt sau khi bú hoặc ăn, trẻ có thể xì hơi nhiều hơn bình thường.
- Đau bụng khiến trẻ quấy khóc dữ dội (với trẻ sơ sinh), trẻ khóc dai dẳng, không thể dỗ được, chân co lên bụng và có biểu hiện khó chịu. Cơn khóc có thể kéo dài hơn 3 giờ/ngày, ít nhất 3 ngày/tuần và kéo dài hơn 3 tuần.
- Trẻ đau bụng colic thường chán ăn, mất ngủ, hay quấy khóc ban đêm. Một số trường hợp kèm theo táo bón hoặc tiêu chảy, phân thay đổi màu sắc và độ đặc,...
- Ở người lớn, đau bụng colic có thể kèm theo biểu hiện biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, có thể kèm theo sốt nếu có nhiễm trùng.
4. Khắc phục tình trạng đau bụng colic
Để khắc phục tình trạng đau bụng colic, người bệnh cần phải:
4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Bố mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ, tránh các thực phẩm dễ gây đầy hơi như sữa bò, đậu nành, đồ uống có ga,... Nếu trẻ bú sữa công thức, có thể cân nhắc đổi loại sữa phù hợp hơn theo tư vấn của bác sĩ.
- Với người lớn: Với người lớn bị đau bụng colic, cần hạn chế các thực phẩm gây kích thích đường ruột như đồ cay nóng, rượu bia, cà phê và thực phẩm chế biến sẵn.
4.2. Massage bụng
Việc massage bụng có thể giúp giảm đầy hơi, kích thích nhu động ruột hiệu quả. Bạn có thể xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nên giữ trẻ trong tư thế thẳng đứng sau khi bú để hạn chế nuốt hơi vào dạ dày. Quấn khăn ấm quanh bụng hoặc đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay của bố mẹ để giúp giảm cơn đau.
Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ có tác dụng giúp giảm đầy hơi, kích thích nhu động ruột
4.3. Điều chỉnh tư thế bú ở trẻ nhỏ
Để giảm thiểu tình trạng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh, cần đảm bảo trẻ ngậm bắt vú đúng cách để hạn chế nuốt nhiều không khí. Nếu trẻ dùng bình sữa, chọn loại núm vú chống đầy hơi để giảm lượng không khí bé hít vào.
4.4. Bổ sung men vi sinh (Probiotics)
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy lợi khuẩn Lactobacillus reuteri có thể giúp giảm triệu chứng đau bụng colic. Người bệnh nên được bổ sung lợi khuẩn từ các loại thực phẩm như sữa chua, kim chi, hoặc thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ.
4.5. Tạo môi trường yên tĩnh, giảm căng thẳng
Khi đau bụng colic, nên để người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn, đảm bảo không gian xung quanh yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn và ánh sáng mạnh. Có thể dùng âm thanh trắng hoặc tiếng nước chảy để giúp trẻ cảm thấy thư giãn hơn. Với người lớn, thực hành thiền, yoga có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện chức năng tiêu hóa.
4.6. Sử dụng thuốc khi cần thiết (theo chỉ định của bác sĩ)
Trong một số trường hợp đau bụng colic, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc nhằm làm giảm triệu chứng như thuốc giảm đầy hơi, thuốc chống co thắt (Drotaverine, Hyoscine),...
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cho người bệnh đau bụng colic
Nếu tình trạng đau bụng colic kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường (nôn ói, sút cân, tiêu chảy kéo dài…), cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về tình trạng đau bụng colic. Đau bụng colic tuy tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của trẻ và gia đình. Việc nhận diện sớm triệu chứng và áp dụng các biện pháp khắc phục sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng này. Nếu có dấu hiệu bất thường hệ tiêu hoá, hãy đến thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn và điều trị chuyên sâu. Liên hệ hotline: 1900 56 56 56
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!