Các tin tức tại MEDlatec
Dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn, nên dùng thuốc tẩy giun nào?
- 28/11/2015 | Cách phát hiện các loại thịt nhiễm giun sán
- 22/04/2019 | Vì sao nên làm xét nghiệm giun sán
- 21/01/2020 | Xét nghiệm giun sán giúp phát hiện tình trạng nhiễm giun sán
- 23/03/2022 | Một số bệnh giun sán hay gặp ở trẻ - thông tin cha mẹ nào cũng cần
- 23/12/2022 | Nhiễm trùng não do giun sán có nguy hiểm không và cách điều trị
- 30/11/2023 | Xét nghiệm giun sán ở đâu - gợi ý địa chỉ được nhiều người lựa chọn
1. Nhiễm giun ở người lớn là gì?
Giun là một loại ký sinh trùng phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc phải trong đời. Một số loài giun có khả năng lây nhiễm và ăn thịt người, với kích thước đa dạng từ rất nhỏ đến rất lớn có những loài dài hơn 0,9 mét.
Giun ký sinh trong ruột người và hút máu, các chất dinh dưỡng ở đây
Một số loại giun thường gặp trong cơ thể người
- Giun đũa: Là loại giun ký sinh có kích thước lớn, có thể dài đến 35 cm, hình dạng ống và màu sắc từ trắng đến hồng. Đầu và đuôi chúng thon nhọn, trông như một chiếc đũa nên mới có tên gọi này.
- Giun móc: sinh sống ở tá tràng, cơ thể có 2 cặp răng giống như chiếc móc giúp chúng bám vào niêm mạc ruột và hút máu. Khi giun móc hút nhiều máu, màu sắc của chúng càng đậm và ngược lại.
- Giun tóc: cũng là loại giun hút máu trong ruột người, giun tóc có màu phớt hồng hoặc trắng sữa. Giun cái dài từ 30 đến 50 mm, trong khi giun đực dài từ 30 đến 35mm.
- Giun kim: mang đặc điểm đầu hơi phình ra, trên vỏ có khía, màu trắng sữa. Giun kim đực dài từ 2 đến 5mm với đuôi cong và có gai sinh dục, trong khi giun kim cái dài từ 9 đến 12mm, có đuôi nhọn và thẳng với tử cung chứa trứng.
2. Người lớn bị nhiễm giun bằng cách nào
Người lớn lây nhiễm bệnh chủ yếu qua trứng giun. Trong môi trường thích hợp, giun cái đẻ hàng ngàn quả trứng hằng ngày. Tuy nhiên, giun không lây lan trực tiếp từ người sang người hoặc qua trứng giun, vì trứng cần 3 tuần để sinh trưởng hoàn thiện trước khi lây nhiễm sang con người.
Thông thường trứng giun và ấu trùng thâm nhập vào cơ thể bằng những cách:
- Ăn phải thực phẩm nhiễm trứng giun: Trứng gắn vào thực phẩm như rau quả, nếu không được rửa sạch hoặc gọt vỏ, trứng giun vẫn bám trên bề mặt thực phẩm. Khi vào cơ thể vật chủ, trứng nở thành giun. Người có thói quen tiêu thụ các thực phẩm sống như: rau sống, thịt tái, thịt chua, nem chua,… cũng có nguy cơ mắc giun sán cao hơn hẳn người không dùng các thực phẩm này.
Các món ăn từ thịt, cá, hải sản sống thường mang theo ký sinh trùng và trứng giun
- Uống nước bị ô nhiễm: Trứng giun có thể xâm nhập vào cơ thể qua việc uống nước bị ô nhiễm, nước chưa được đun sôi.
- Tiếp xúc với đất ô nhiễm: Việc đi chân trần trên đất, không rửa tay sau khi tiếp xúc với đất cũng là một con đường lây nhiễm. Thêm vào đó, trứng giun móc có thể nở trong đất và giải phóng ấu trùng có khả năng xuyên qua da và ký sinh trong cơ thể.
- Tiếp xúc với đồ vật mang trứng giun: Nguy cơ đặc biệt cao khi bạn không có thói quen rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, không cắt ngắn móng tay.
3. Dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn
Khi giun sán làm tổ trong cơ thể, cơ thể chúng ta sẽ "gửi" đi những tín hiệu báo động qua các triệu chứng đặc trưng sau đây:
- Đau bụng quặn thắt: Cơn đau bụng thường xuyên tái diễn, đặc biệt ở vùng bụng dưới là một trong những dấu hiệu báo động đầu tiên vì giun chủ yếu ký sinh trong ruột non, ruột già. Trong quá trình ký sinh, ruột bị kích thích gây cảm giác đau do ký sinh trùng làm tắc nghẽn hệ bài tiết phân.
- Rối loạn tiêu hóa: Khi giun xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể tiết ra các độc tố gây ra triệu chứng như đầy bụng, nôn mửa, táo bón và rối loạn tiêu hóa hoặc cảm giác bụng căng tức, khó chịu sau khi ăn. Tình trạng này là dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn.
- Giảm cân bất thường: Dù ăn uống nhiều nhưng cơ thể không hấp thụ và tụt cân do giun đã ăn hết các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Da phát ban, nổi mẩn ngứa không rõ nguyên nhân: Ký sinh trùng hút chất dinh dưỡng và thải ra các độc tố khiến nồng độ bạch cầu trong máu tăng cao, cơ thể xảy ra viêm loét, sưng đỏ và nổi mẩn ngứa.
- Ngứa hậu môn: Nếu nhiễm giun kim, vào ban đêm chúng sẽ chui ra quanh hậu môn để sinh sản, ngoài cảm giác ngứa còn có thể thấy những sợi trắng như sợi chỉ bò ra quanh hậu môn.
- Cơ thể mệt mỏi, khó tập trung: Nhiễm giun làm cơ thể cạn kiệt dinh dưỡng, đồng thời chúng cũng sản sinh độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Đau cơ và khớp: Khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ và khớp, bạn có thể trải qua cảm giác đau nhức ở cơ bắp và mô mềm. Dấu hiệu nhiễm giun ở người lớn này dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác và thường bị bỏ qua.
- Cảm giác có sinh vật di chuyển dưới da, cùng với việc da nổi các vết đỏ ngứa: Một số loại giun, như giun móc hoặc giun lươn, có thể gây ra hiện tượng này, làm da ngứa dữ dội.
4. Làm gì khi phát hiện những dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn?
Khi có những dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn, bạn không nên quá lo lắng vì hoàn toàn có thể tiêu diệt chúng thông qua uống thuốc tẩy giun. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo về việc điều trị dự phòng bằng thuốc tẩy giun cho người lớn như sau:
- Trẻ em gái ở tuổi dậy thì, người trưởng thành và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản: Nên tẩy giun định kỳ 1 - 2 lần/năm, sử dụng một liều duy nhất mebendazole 500mg hoặc albendazole 400mg.
- Với phụ nữ đang có thai, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc tẩy giun. Liều khuyến nghị với phụ nữ mang thai là mebendazole 500mg hoặc albendazole 400mg với một liều duy nhất.
Tuy nhiên, với từng trường hợp cụ thể và một số loại giun, bác sĩ có thể kê đơn liều nhắc lại sau 1 tháng.
Hai hoạt chất mebendazole và albendazole có tác dụng lên nhiều loại giun sán.
Ngoài tẩy giun khi có các dấu hiệu nêu trên, nên phòng ngừa giun bằng cách tẩy giun định kỳ 2 lần/năm. Đây là việc làm cần thiết để giúp cơ thể có cơ hội được loại bỏ ký sinh trùng gây hại và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, cơ thể sẽ hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn khi đường ruột sạch ký sinh trùng. Hơn nữa, việc tẩy giun còn góp phần ngăn ngừa các bệnh lý nghiêm trọng do giun sán gây ra.
Những khuyến cáo, thông tin về thuốc tẩy giun trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Để đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!