Các tin tức tại MEDlatec

Dấu hiệu u não là gì? Bệnh lý này có phòng ngừa được không?

Ngày 17/07/2024
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Dấu hiệu u não không quá cụ thể và thường đến muộn, dễ bị nhầm lẫn với nhiều loại bệnh lý khác nên khiến người bệnh chủ quan. Bệnh khi phát hiện ở giai đoạn muộn thường không có hiệu quả điều trị như mong muốn, tiên lượng xấu. Mặc dù vậy, việc tìm hiểu thông tin về bệnh lý này và nắm được một số biểu hiện cảnh báo cần lưu ý là điều cần thiết.

1. Tổng quan về bệnh u não

U não là tình trạng một lượng lớn tế bào não phát triển một cách bất thường, mất kiểm soát. U não được chia thành u não lành tính và u não ác tính (ung thư), cả 2 loại u não này đều nguy hiểm. 

U não có thể xuất hiện từ các tế bào não, các tế bào đệm ở hệ thần kinh trung ương hoặc từ những bộ phận khác rồi đi theo máu lên não. Trường hợp này được gọi là u di căn não. Theo ghi nhận, bệnh u não chiếm khoảng 2% trong số các ca bệnh ung thư ở mọi độ tuổi. Trong đó, những người từ 85 tuổi trở lên có tỷ lệ bị bệnh cao nhất. 

U não là bệnh lý có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh

Tốc độ phát triển và vị trí của các tế bào u não sẽ quyết định đến mức độ nặng nhẹ và khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí là tính mạng của người bệnh. 

2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Cho đến nay, nguyên nhân cụ thể gây u não ở hầu hết các ca bệnh ghi nhận được là không thể xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u não bao gồm:

  • Độ tuổi: Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đa số các ca bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi 85 - 89. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp phổ biến với trẻ em dưới 15 tuổi. 
  • Tính di truyền: Có khoảng 5 - 10% bệnh lý ung thư do di truyền, trong đó u não chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số các ca bệnh ung thư trên thế giới. Theo đó, tỷ lệ di truyền của bệnh u não được đánh giá là khá thấp. 
  • Chế độ ăn kém lành mạnh: Hợp chất N-nitroso có ở trong chế độ ăn hàng ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các khối u não. 
  • Thừa cân - béo phì: Khoảng 2% các trường hợp trong tổng số ca bệnh ghi nhận được ở Anh mỗi năm đến từ nguyên nhân này.
  • Chưa từng bị thủy đậu: Một báo cáo được thực hiện vào năm 2016 trên tờ Cancer Medicine cho thấy, những người chưa từng bị thủy đậu có nguy cơ bị u thần kinh đệm cao hơn người đã từng mắc phải đến 21%. 
  • Phơi nhiễm hóa chất: Người thường xuyên làm việc trong điều kiện môi trường phải tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 
  • Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ.

Có nhiều yếu tố tiềm ẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh u não

3. Dấu hiệu u não

Theo các chuyên gia, dấu hiệu u não sẽ được chia ra thành 2 nhóm như sau:

3.1. Những dấu hiệu bệnh u não do áp lực nội soi

  • Đau đầu: Diễn ra với tần suất dày đặc, nhất là vào sáng sớm khi thức giấc, ho, hay hắt hơi,...
  • Động kinh: Trung bình khoảng 8/10 ca bệnh bị co giật. 
  • Sụp mí mắt, mờ mắt, thị lực suy giảm, đồng tử không đồng đều. 
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Thiếu sự tỉnh táo.
  • Bất ổn tâm lý, cảm xúc thay đổi nhanh chóng, trầm cảm,...
  • Các dấu hiệu khác như bị sốt, huyết áp thấp, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, nhạy cảm hơn với nhiệt độ

3.2. Các dấu hiệu của bệnh do vị trí khối u gây nên

Tùy thuộc vào vị trí tồn tại của khối u mà dấu hiệu u não của từng trường hợp cũng khác nhau:

Dấu hiệu bệnh lý không quá điển hình, dễ bị nhầm lẫn

  • Thùy trán: Đây là nơi kiểm soát những hoạt động của tay chân và một phần tính cách. Vì vậy, khối u ở thùy trán có thể khiến bệnh nhân gặp phải các vấn đề về tay, chân, tai, mũi, họng, hành vi bị bất ổn…
  • Thùy thái dương: Khối u ở khu vực này có thể khiến người bệnh bị mất trí nhớ tạm thời, gặp khó khăn trong việc nghe và nói. 
  • Thùy đỉnh: Bệnh nhân có khối u ở thùy đỉnh sẽ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu, viết, nuốt và bị mất cảm giác ở một phần nào đó của cơ thể. 
  • Thùy chẩm: Khối u ở vị trí này có thể làm ảnh hưởng đến thị lực (hoa mắt, mờ mắt,...). Bệnh nhân cũng khó có thể xác định được màu sắc lẫn kích thước của các vật thể.
  • Tiểu não: Bệnh nhân có khối u nằm ở tiểu não có thể mất thăng bằng khi đi đứng, chuyển động mất sự kiểm soát. 
  • Thân não: Gặp khó khăn khi nói và nuốt. Khi đi đứng bị loạng choạng và khó khăn hơn. 
  • Tuyến yên: Người bệnh bị tăng cân, lượng đường ở trong máu tăng cao hơn, bị vô sinh, rò rỉ sữa từ vú mà đang không trong giai đoạn cho con bú. Tâm trạng thường xuyên thay đổi, huyết áp tăng cao.
  • Tuyến tùng: Mất ngủ thường xuyên, có cảm giác mệt mỏi và hay đau đầu, khi đi lại bị mất thăng bằng. 
  • Tủy sống: Người bệnh có dấu hiệu bị đau, tê hoặc yếu ở nhiều bộ phận khác nhau. Một số trường hợp có thể mất kiểm soát đối với những cơ quan như bàng quang, ruột, làm tác động đến hệ bài tiết và tiêu hóa. 

4. Chẩn đoán u não như thế nào?

Việc chẩn đoán bệnh lý sẽ được thực hiện thông qua quá trình đánh giá chi tiết về các phản xạ của hệ thần kinh. Bác sĩ sẽ đánh giá chức năng hoạt động của các dây thần kinh ở sọ não còn tốt không với các bài kiểm tra như:

  • Dùng kính soi đáy mắt.
  • Kiểm tra sức mạnh và phản xạ của các cơ bắp.

Chụp CT sọ não để chẩn đoán bệnh

Kế đến, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm một vài loại xét nghiệm khác để có được kết luận chính xác nhất như:

  • Chụp X-quang hộp sọ.
  • Chụp CT vùng đầu.
  • Chụp MRI vùng đầu.
  • Chụp mạch.
  • Sinh thiết.

5. Những phương pháp điều trị bệnh lý 

Trong cơ thể, não chính là bộ phận duy nhất không thể thay thế. Đó cũng là lý do vì sao, sau khi hoàn tất phẫu thuật thì u não vẫn có thể tái phát. Vì vậy, trong quá trình điều trị, bác sĩ thường chỉ định nhiều phương pháp cùng lúc để làm tăng hiệu quả. Những biện pháp điều trị bệnh u não phổ biến gồm:

  • Phẫu thuật.
  • Hóa trị.
  • Xạ trị.
  • Sử dụng Steroid.
  • Dùng thuốc hỗ trợ.

6. U não có phòng ngừa được hay không?

Theo các chuyên gia, u não không thể đề phòng một cách triệt để vì chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác. Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa chỉ làm hạn chế tỷ lệ bị mắc bệnh như:

Thay đổi thói quen sống lành mạnh giúp hạn chế nguy cơ bị u não

  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Có chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn, đi ngủ sớm và hạn chế thức khuya.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh với các loại rau củ quả giàu vitamin C. Đồng thời, bạn nên hạn chế những món ăn chứa nhiều Nitrit điển hình như thịt xông khói, các loại đồ đóng hộp, đồ chiên nướng,...
  • Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng.
  • Thăm khám sức khỏe, sàng lọc ung thư định kỳ để có biện pháp điều trị phù hợp khi phát hiện bệnh từ sớm. 

Nhìn chung, việc nắm rõ các dấu hiệu u não sẽ giúp bạn theo sát tình hình sức khỏe của chính mình và những người xung quanh. Qua đó, nếu có bất cứ dấu hiệu nào đáng ngờ, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám và tư vấn thêm. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.