Tin tức

Chất trắng trong não là gì và bệnh thoái hóa chất trắng

Ngày 12/12/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chất trắng chiếm tới 60% não bộ. Khi chất này bị lão hóa sẽ gây nên bệnh thoái hóa chất trắng, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và nhận thức. Cụ thể thoái hóa chất trắng trong não là gì và điều trị ra sao sẽ được chia sẻ thông tin ngay trong bài viết dưới đây.

1. Chất trắng và bệnh thoái hóa chất trắng trong não là gì?

1.1. Về khái niệm chất trắng trong não

Chất trắng nằm trong hệ thần kinh trung ương, cấu thành từ tế bào sao, thần kinh đệm và bó thần kinh. Hoạt động tư duy và tư thế động tác của cơ thể bị chi phối bởi chất trắng. Ngoài ra, chất trắng cũng có vai trò điều phối giao tiếp giữa các vùng ở não.

Hình ảnh giúp hình dung chất trắng trong não là gì

Hình ảnh giúp hình dung chất trắng trong não là gì

Não bộ có đến >60% thành phần chất trắng, còn lại là chất xám. Vậy nhiệm vụ của chất trắng trong não là gì? Đây chính là vùng đảm nhận vai trò truyền tải tín hiệu thần kinh để diễn ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các vùng của não bộ.

Nhờ có chất trắng mà con người có thể tăng khả năng tập trung, suy nghĩ và xử lý vấn đề. Ngoài ra, chất trắng còn góp phần điều tiết tâm trạng, cảm xúc, di chuyển và giúp cơ thể giữ được trạng thái thăng bằng.

1.2. Thoái hóa chất trắng trong não là gì?

Tên gọi chất trắng mô tả màu sắc của chất này ở tủy sống và não. Màu của chất trắng được tạo nên từ lipid của myelin. Có thể hiểu thoái hóa chất trắng là gì? Đơn giản, đây chính là sự lão hóa chất trắng ở não. Tình trạng này xảy ra khi bao myelin quanh sợi trục tế bào thần kinh chịu tổn thương và khiến cho tín hiệu thần kinh không truyền đi chính xác. 

2. Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh thoái hóa chất trắng

2.1. Triệu chứng thoái hóa chất trắng

Nếu xảy ra tình trạng tổn thương, thoái hóa chất trắng, tín hiệu thần kinh không được truyền chính xác nên dẫn đến các triệu chứng điển hình như:

Đi lại khó khăn, vận động kém là một trong các triệu chứng thoái hóa chất trắng

Đi lại khó khăn, vận động kém là một trong các triệu chứng thoái hóa chất trắng

- Rối loạn cảm giác: bị đau và mất cảm giác, ngứa ran, tê bì ở chân tay.

- Giảm khả năng nhận thức và tư duy: do chất trắng đã bị lão hóa nên người mắc bệnh lý này thường suy nghĩ chậm, mất nhiều thời gian để tiếp thu hoặc xử lý vấn đề, ghi nhớ kém, giảm trí nhớ, khả năng sử dụng ngôn ngữ và nói suy giảm. Thậm chí có không ít người thường xuyên rối loạn cảm xúc, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, lo lắng, trầm cảm,...

- Vận động khó khăn: người bị thoái hóa chất trắng thường gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác, khả năng đáp ứng vận động kém, bị yếu cơ, di chuyển gặp khó khăn, dễ té ngã, thăng bằng kém,...

- Các vấn đề về thị giác: nhìn đôi, nhìn mờ, mất khả năng kiểm soát chuyển động và phối hợp mắt.

2.2. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa chất trắng 

Phần lớn các trường hợp thoái hóa chất trắng xuất phát từ yếu tố di truyền chấn thương não hoặc lão hóa não bộ. Trường hợp thoái hóa chất trắng ở người trẻ tuổi thì thường xuất phát từ tình trạng đa xơ cứng hoặc bị tăng bạch cầu loạn dưỡng.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thoái hóa chất trắng trong não tỷ lệ thuận với gia tăng tuổi tác và mắc bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể dễ xuất hiện hơn đối với các trường hợp: tiền sử đột quỵ, viêm mạch máu, cao huyết áp mạn, tiểu đường, Parkinson, tăng Cholesterol.

3. Phương pháp điều trị thoái hóa chất trắng trong não là gì?

3.1. Chẩn đoán bệnh

Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh có thể chẩn đoán thoái hóa chất trắng trong não thông qua các triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh chụp MRI và một số xét nghiệm khác.

Hình ảnh chụp MRI giúp chẩn đoán thoái hóa chất trắng

Hình ảnh chụp MRI giúp chẩn đoán thoái hóa chất trắng

3.2. Điều trị bệnh

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh thoái hóa chất trắng trong não. Việc điều trị bệnh lý này chủ yếu nhằm mục tiêu làm chậm diễn tiến bệnh thông qua điều trị nguyên nhân bệnh lý, kiểm soát triệu chứng bệnh và thay đổi chế độ sinh hoạt của người bệnh.

Ngoài ra, điều trị thoái hóa chất trắng cũng rất cần kiểm soát triệu chứng và yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bỏ hút thuốc và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, tăng huyết áp,... để chất trắng không bị tổn thương nhiều hơn.

Để cải thiện khả năng thăng bằng và vận động của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định vật lý trị liệu. Trường hợp người bệnh có các vấn đề về tâm thần thì cần điều trị tâm lý kết hợp với việc sử dụng một số loại thuốc thần kinh như thuốc chống trầm cảm. Người bị thoái hóa chất trắng nếu đồng thời mất tự chủ tiểu tiện thì cần điều trị thủ thuật kết hợp dùng thuốc và duy trì lối sống khoa học.

Khi người bệnh đã được kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch thì quá trình tiến triển thoái hóa chất trắng sẽ được làm chậm lại. Nhờ đó mà người bệnh cũng giảm thiểu được biến chứng đột quỵ, nhồi máu não. Muốn đạt được hiệu quả ấy, người bệnh cần:- Dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ kết hợp cân bằng trong lối sống và sinh hoạt hàng ngày để duy trì ổn định chỉ số huyết áp.

- Quản lý chỉ số đường huyết ổn định (với người bị tiểu đường).

- Dùng thuốc và thay đổi lối sống để kiểm soát cholesterol.

- Không hút thuốc lá và duy trì tập luyện thể dục đều đặn.

- Không dùng chất kích thích và bia rượu.

- Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu để không xuất hiện tình trạng máu đông.

- Dùng Statin với mục đích giảm viêm mạch máu.

Nội dung chia sẻ trên đây hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để bạn hiểu chất trắng trong não là gì và các vấn đề liên quan đến bệnh thoái hóa chất trắng não bộ. Nếu còn băn khoăn nào về bệnh thoái hóa chất trắng quý khách hàng có thể chia sẻ qua tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được giải đáp cụ thể.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.