Các tin tức tại MEDlatec
Đau mắt đỏ cần kiêng gì? Điểm danh 5 loại thực phẩm cần tránh
- 01/03/2024 | 9 cách giúp bạn phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả
- 22/08/2024 | Đau mắt đỏ có lây không và những vấn đề liên quan
- 29/08/2024 | Bệnh đau mắt đỏ - Tổng hợp những thông tin cần biết
1. Tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ
Mặc dù không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng đau mắt đỏ gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và có khả năng lây lan nhanh và nguy cơ bùng dịch. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu đau mắt đỏ cần kiêng gì thì bạn cũng nên biết nguyên nhân, biểu hiện của bệnh để sớm phát hiện cũng như có biện pháp phòng tránh phù hợp.
Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ thực tế chỉ là tên gọi theo dân gian của bệnh viêm kết mạc dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm ở lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (hay lòng trắng của mắt) và phần kết mạc mi. Bất kể ai cũng có thể bị đau mắt đỏ với khả năng lây lan nhanh thông qua tiếp xúc.
Đau mắt đỏ có thể lây nhiễm qua tiếp xúc và nguy cơ bùng phát thành dịch
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ rất đa dạng, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến là:
● Sự xâm nhập và tấn công của virus dẫn đến viêm nhiễm, mắt đỏ, đổ ghèn, ngứa, sưng mi, giảm thị lực,… Những trường hợp do virus, khả năng lây từ người bệnh sang người lành do tiếp xúc với nước mắt chứa mầm bệnh.
● Các loại vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus,… là nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh đau mắt đỏ. Những trường hợp, mắt chảy ghèn vàng hoặc xanh nhạt, nhất là vào buổi sáng sớm làm hai mí mắt dính lại, chảy nước mắt, ngứa,… Nếu người bình thường tiếp xúc với nước mắt hoặc dịch tiết từ nước mắt mang vi khuẩn cũng có thể sẽ bị lây bệnh.
● Những vật có khả năng gây dị ứng như lông thú cưng, phấn hoa, bụi,… gây kích ứng mắt dẫn đến viêm kết mạc, mắt có biểu hiện ngứa, chảy nước mắt. Nếu đau mắt đỏ do dị ứng thì không có khả năng lây lan.
Đau mắt đỏ có thể xảy ra với bất kỳ ai dù là người lớn hay trẻ em
2. Đau mắt đỏ cần kiêng gì?
Để nhanh khỏi đau mắt đỏ, bệnh nhân cần chú ý tránh 5 loại thực phẩm sau đây.
Thực phẩm có tính cay, nóng
Đồ cay, nóng có thể khiến cho các triệu chứng đau mắt đỏ trở nên nghiêm trọng hơn, cảm giác đau rát nhiều khiến người bệnh khó chịu. Chính vì vậy, bệnh nhân đau mắt đỏ không nên sử dụng hành, tỏi, ớt, tiêu, thịt dê, thịt chó,… trong quá trình điều trị bệnh cho đến khi đau mắt đỏ khỏi hoàn toàn.
Thực phẩm có mùi tanh
Những loại hải sản như tôm, cua, ốc, cá,… có mùi tanh sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, thời gian điều trị đau mắt đỏ kéo dài. Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này.
Rau muống
Rau muống là một trong những đáp án cho câu hỏi đau mắt đỏ cần kiêng gì mà bạn không nên bỏ qua. Thành phần trong rau muống sẽ tăng sinh gỉ mắt khiến cho mắt càng khó chịu, ngứa ngáy và cản trở quá trình vệ sinh. Điều này sẽ làm quá trình điều trị đau mắt đỏ kéo dài hơn.
Đau mắt đỏ cần kiêng gì? - Rau muống
Mỡ động vật
Nếu bạn đang bị đau mắt đỏ thì cần kiêng mỡ động vật. Hàm lượng mỡ cao sẽ gây cản trở quá trình hồi phục của mắt. Do đó, bệnh nhân bị đau mắt đỏ có thể sử dụng dầu thực vật để thay thế mỡ động vật. Mỡ động vật không chỉ khiến tình trạng viêm kết mạc mắt nghiêm trọng hơn mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như béo phì, gan nhiễm mỡ,… Vì thế, kể cả khi bạn không bị đau mắt đỏ cũng hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.
3. Một số lưu ý dành cho người bị đau mắt đỏ
Không chỉ tìm hiểu các loại thực phẩm nên kiêng, bệnh nhân bị đau mắt đỏ cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để bệnh nhanh khỏi:
● Ngoài những loại thực phẩm mà bệnh nhân đau mắt đỏ cần kiêng kể trên thì các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá cũng có thể khiến tình trạng viêm nặng hơn. Rượu, bia sẽ kích thích khiến các triệu chứng của đau mắt đỏ khó chịu hơn. Nicotin trong thuốc lá sẽ kích thích khiến mắt làm việc nhiều dẫn đến bệnh lâu khỏi. Vì vậy, nếu bạn không muốn tình trạng đau mắt đỏ kéo dài thì cần tránh xa những loại này.
● Không được tự ý mua thuốc điều trị, nhất là kháng sinh khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như kháng kháng sinh, viêm giác mạc,…
● Nên để mắt nghỉ ngơi nhiều hơn khi có hiện tượng đau mắt đỏ. Làm việc liên tục sẽ làm cho mắt điều tiết nhiều. Đặc biệt, ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử đều không có lợi cho mắt nên bạn cần hạn chế sử dụng.
● Vệ sinh mắt đều đặn mỗi ngày với dung dịch nước muối sinh lý nhằm loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và chất thải từ phản ứng viêm. Nhờ đó giúp mắt nhanh khỏi hơn.
● Tuyệt đối không sử dụng chung các vật dụng cá nhân, cách ly với những người xung quanh để tránh lây nhiễm mầm bệnh.
● Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A tốt cho mắt, vitamin C hỗ trợ chức năng miễn dịch.
● Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày, uống nhiều nước, bổ sung các loại nước ép từ rau, củ, quả tươi để hỗ trợ tăng sức đề kháng.
● Tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị an toàn, tốt nhất.
MEDLATEC là đơn vị uy tín thăm khám và điều trị các vấn đề về mắt hiện nay
Hiện nay, các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện thăm khám, theo dõi và điều trị bệnh đau mắt đỏ. Sau khi đã kiểm tra, thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, bác sĩ chuyên khoa của MEDLATEC sẽ lên phương án điều trị và tư vấn chế độ chăm sóc, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp cho bạn.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về đau mắt đỏ cần kiêng gì. Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC. Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của hệ thống sẽ hỗ trợ 24/7 để giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!