Các tin tức tại MEDlatec
Đi tìm nguyên nhân và cách thức xử trí với mụn nước ở tay
- 24/11/2021 | Cảnh báo những bệnh lý khiến da bị nổi mụn nước
- 09/06/2021 | Nổi mụn nước ở tay có thể là triệu chứng của bệnh gì?
1. Tại sao xuất hiện mụn nước ở tay?
Sự xuất hiện của các mụn nước ở tay thường là do các tác nhân sau:
- Nguyên nhân khách quan
+ Khâu vệ sinh cá nhân kém.
+ Hóa chất có trong các sản phẩm chăm sóc da, xà bông, bột giặt.
+ Yếu tố dị ứng: coban, niken, kim loại,...
+ Một thời gian dài da tay phải chà xát nên bị tổn thương có mụn nước.
+ Sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn khiến da bị nhiễm trùng, phổ biến nhất là herpes.
Hóa chất trong xà phòng giặt có thể là một trong những nguyên nhân làm nổi mụn nước ở tay
- Nguyên nhân chủ quan
Hiện tượng da tay nổi mụn nước cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý về da như:
+ Tay chân miệng: người bị bệnh tay chân miệng thường có rất nhiều mụn nước ở tay và chân. Bệnh thường khởi phát ở họng bằng các vết loét tại cổ họng, amidan, lưỡi rồi lan rộng đến các lòng chi gây đau đớn.
+ Tổ đỉa: người bị tổ đỉa thường xuất hiện triệu chứng da ngứa, đỏ rát, có các nốt mụn nước tập trung thành từng vùng gây nứt hoặc đóng vảy khô.
+ Viêm da tiếp xúc: đặc trưng của bệnh là da bị nổi mụn nước và mẩn ngứa. Bệnh chủ yếu xảy ra khi tiếp xúc với các loại chất hóa học.
+ Viêm da cơ địa: biểu hiện của bệnh thường là nổi mụn nước ở tay hoặc bất cứ vùng nào và có thể gây chảy dịch khi cào gãi làm vỡ mụn.
2. Cách thức xử lý mụn nước ở tay như thế nào mới đúng?
Hầu hết các trường hợp nổi mụn nước ở tay rất khó để tự xác định nguyên nhân. Vì thế người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để biết được vì sao mình gặp phải tình trạng này và có biện pháp điều trị phù hợp.
2.1. Khi nào mụn nước ở tay nên can thiệp y tế?
Khi bỗng nhiên xuất hiện mụn nước ở tay người bệnh nên quan sát hoặc cũng có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc dân gian để xử lý tại nhà nhưng nếu sau 5 ngày mà tình trạng này không chấm dứt hay có dấu hiệu bất thường thì tốt nhất nên tìm đến sự hỗ trợ y khoa. Đặc biệt, khi gặp các vấn đề sau thì cần gặp bác sĩ ngay:
Test dị ứng da để xác định nguyên nhân nổi mụn nước ở tay với trường hợp nghi ngờ dị ứng
- Da tay nổi mụn nước đồng thời cơ thể cũng gặp tình trạng chóng mặt, khó thở, đau đầu.
- Vùng da xung quanh mụn nước tấy đỏ hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Mụn nước lan ra nhiều vùng khác trên cơ thể.
2.2. Biện pháp chẩn đoán mụn nước ở tay như thế nào?
Thường thì khi thăm khám cho bệnh nhân có mụn nước ở tay, bác sĩ da liễu sẽ căn cứ trên các dấu hiệu ngoài da để đưa ra chẩn đoán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghi ngờ và cần có thêm căn cứ thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm phù hợp để đưa ra kết luận chính xác. Các xét nghiệm thường được chỉ định gồm:
- Sinh thiết da: lấy một mẫu da nhỏ ở vùng có tổn thương đưa đến phòng xét nghiệm để tìm tác nhân gây bệnh.
- Test dị ứng da: những trường hợp nghi ngờ mụn nước ở tay xuất phát từ tác nhân dị ứng sẽ tiến hành xét nghiệm này.
2.3. Cách thức điều trị đối với mụn nước ở tay
Việc điều trị mụn nước ở tay muốn đạt được hiệu quả cao nhất cần phải dựa trên căn nguyên gây ra hiện tượng này để đưa ra biện pháp phù hợp. Thông thường, một trong số các phương pháp sau sẽ được bác sĩ chuyên khoa áp dụng: - Dùng thuốc Corticosteroid: các loại thuốc mỡ và kem bôi chứa Corticosteroid có thể dùng để điều trị mụn nước ở tay gây ngứa. Để đẩy nhanh quá trình điều trị nên băng kín vùng da bị tổn thương sau khi bôi thuốc.
Bị nổi mụn nước ở tay trong thời gian dài nên gặp bác sĩ da liễu thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác
- Thuốc kháng sinh: áp dụng với trường hợp mụn nước ở tay có nguy cơ gây nhiễm trùng da.
- Quang trị liệu: sử dụng tia cực tím, thường áp dụng khi đã điều trị bằng phương pháp khác nhưng không hiệu quả. Phương pháp này có thể tiêu diệt vi khuẩn và làm lành tổn thương trên da rất nhanh nên sẽ rút ngắn thời gian điều trị.
Việc điều trị mụn nước ở tay bằng thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như gây buồn ngủ, đau đầu, tác động xấu đến gan và thận,... Vì thế, thuốc chỉ nên dùng khi có sự chỉ định từ bác sĩ và người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc những chỉ định đã được đưa ra, tuyệt đối không tự ý dừng hay thêm thuốc vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị.
Đối với phương pháp quang trị liệu, tuy giúp rút ngắn thời gian điều trị nhưng nó lại có thể gây ra một số tổn thương nhất định và dễ tăng nguy cơ ung thư da nên cần trao đổi kỹ với bác sĩ những rủi ro và lợi ích trước khi thực hiện.
Nói chung, đại đa số trường hợp bị mụn nước ở tay là lành tính và không cần can thiệp y tế khi không bội nhiễm hoặc có những biểu hiện bất thường như đã nói đến ở trên. Người bệnh không nên nặn mụn nước vì khi mụn nước vỡ thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao, thay vào đó nên băng lại để che vết phồng rộp tránh làm cho nó phải chịu thêm tổn thương.
Muốn điều trị hiệu quả mụn nước ở tay người bệnh cần được thăm khám sớm bởi bác sĩ chuyên khoa uy tín. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành có chuyên môn giỏi và kinh nghiệm lâu năm cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế với hai chứng chỉ là ISO 15189:2012 và CAP nên khách hàng có thể yên tâm khi đến đây thăm khám, điều trị mụn nước ở tay.
Mọi thắc mắc về hiện tượng mụn nước ở tay hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám, quý khách hàng có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia y tế của bệnh viện giải đáp và hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!