Các tin tức tại MEDlatec
Điểm danh 5 triệu chứng đau dạ dày dễ nhận biết nhất
- 28/01/2021 | Tìm hiểu cách chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ an toàn, hiệu quả
- 18/01/2021 | Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để mau chóng hồi phục?
- 03/12/2020 | Lưu ý khi xây dựng thực đơn giảm cân cho người đau dạ dày
1. Các triệu chứng đau dạ dày điển hình
Đau dạ dày nói chung là tình trạng dạ dày bị tổn thương gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Bệnh lý thường gặp nhất là viêm loét dạ dày, đặc điểm bệnh là tái phát nhiều lần, âm ỉ và gây nhiều khó chịu. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, tuy nhiên phổ biến nhất là khi ăn quá no hoặc quá đói, khi căng thẳng hoặc làm việc quá sức.
Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp và gây nhiều khó chịu
Hầu hết bệnh nhân đau dạ dày có những triệu chứng bệnh điển hình và rõ rệt song nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm, chỉ gây cơn đau bụng âm ỉ khiến người bệnh chủ quan và nhầm lẫn trong phán đoán bệnh. Nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc phải căn bệnh này, hãy kiểm tra bản thân có bị những triệu chứng điển hình sau đây không.
1.1. Đau vùng thượng vị
Đây là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân đau dạ dày, cảm giác đau âm ỉ, đau nóng rát và tức vùng bụng khiến người bệnh rất khó chịu. Vị trí đau tập trung nhất là vùng bụng đến ngực, đôi khi có thể lan đến cả sau lưng.
Đau vùng thượng vị ở bệnh nhân đau dạ dày có tính chất cấp tính, nghĩa là xảy ra theo từng đợt. Triệu chứng thường xuất hiện và kéo dài từ 1 - 2 tuần, sau đó giảm dần và biến mất cho đến đợt cấp tính sau.
Đau vùng thượng vị là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân đau dạ dày
Cần phân biệt triệu chứng đau vùng thượng vị do đau dạ dày hay các bệnh lý liên quan khác bằng đặc điểm sau:
-
Đau vùng thượng vị do đau dạ dày: Cơn đau có tính chu kỳ, thường liên quan đến bữa ăn như sau khi ăn quá no hoặc quá đói trước bữa ăn.
-
Đau vùng thượng vị do ung thư dạ dày: Cơn đau không có tính chu kỳ, thường kéo dài triền miên thay vì khởi phát theo đợt.
-
Đau vùng thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng: Đặc điểm chu kỳ khá giống với đau dạ dày nên khó phân biệt qua triệu chứng, cảm giác đau nặng nhất là khi thức ăn vào.
-
Đau vùng thượng vị do loét tá tràng: Cơn đau thường xuất hiện nhất khi đói và sẽ giảm dần sau khi ăn.
Chỉ dựa trên triệu chứng này rất khó xác định bệnh nhân bị đau dạ dày hay bệnh lý tiêu hóa, thậm chí là rối loạn tiêu hóa cấp tính. Vì thế cần kết hợp với triệu chứng khác và đôi khi cần xét nghiệm để chẩn đoán.
1.2. Chán ăn, ăn uống kém
Đau dạ dày thường khiến bệnh nhân chán ăn, kém ăn uống do triệu chứng bệnh gây ra cũng như thức ăn không được tiêu hóa tốt. Sau bữa ăn, đau dạ dày khiến việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng nên người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, cảm giác khó chịu. Vì thế bệnh nhân cũng không muốn ăn và không thèm ăn.
Ngoài ra sau khi ăn, bệnh nhân còn bị triệu chứng bỏng rát, đau vùng thượng vị.
Đau dạ dày thường gây ra tình trạng chán ăn, khẩu vị kém
1.3. Buồn nôn, nôn
Triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở bệnh nhân đau dạ dày mà các bệnh lý xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày,… cũng gặp phải. Nôn nhiều và buồn nôn gây ảnh hưởng đến nhiều đến khẩu vị, ăn uống và cả sức khỏe của người bệnh.
Nôn nhiều kèm theo thức ăn và dịch vị dạ dày dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm đau họng và các vấn đề sức khỏe khác. Nôn nhiều dễ khiến bệnh nhân mất nước, rối loạn điện giải. Các trường hợp này cần được truyền dịch, bổ sung điện giải để tránh biến chứng nặng như hạ huyết áp, trụy tim mạch,…
1.4. Ợ hơi
Đây là triệu chứng quan trọng để phán đoán bệnh đau dạ dày. Bệnh nhân dễ bị ợ chua, ợ hơi kèm theo triệu chứng đau vùng thượng vị.
Hơi thức ăn hoặc thậm chí thức ăn trào lên thực quản hoặc họng còn gây tổn thương, đau vùng ức mũi hoặc sau xương ức.
1.5. Chảy máu tiêu hóa
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ gây xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh có thể phát hiện triệu chứng này khi có biểu hiện: nôn ra máu tươi hoặc đen lẫn với thức ăn, phân màu đỏ tươi hoặc đen. Cùng với đó, chảy máu tiêu hóa khiến bệnh nhân bị thiếu máu, cảm giác hoa mắt, choáng váng, tụt huyết áp.
Khi bị chảy máu tiêu hóa, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị
Nếu chảy máu tiêu hóa nặng và không kiểm soát có thể khiến bệnh nhân thiếu máu nghiêm trọng, gây sốc và đe dọa tới tính mạng người bệnh trong thời gian ngắn.
2. Cần là gì khi gặp triệu chứng của bệnh đau dạ dày?
Nhiều người bệnh chủ quan khi đau dạ dày khởi phát triệu chứng dạng cấp tính theo từng đợt, khiến bệnh tiến triển nặng nguy hiểm đến sức khỏe.
Khi gặp các dấu hiệu bệnh nghi ngờ trên, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân có phải do đau dạ dày hay vấn đề sức khỏe khác. Nếu chẩn đoán đau dạ dày, bệnh nhân cần được điều trị tích cực tránh bệnh tiến triển thành biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng có thể áp dụng 1 số mẹo để giảm triệu chứng đau dạ dày cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn:
Chườm nóng: Chườm bằng nước nóng hoặc muối rang nóng sẽ giúp làm dịu cơn đau vùng thượng vị do đau dạ dày.
Massage vùng bụng: Bằng cách Massage xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, triệu chứng đau vùng thượng vị và đầy hơi, khó tiêu sẽ được cải thiện.
Ăn bánh mì, bánh quy: Không chỉ khi đau dạ dày, bình thường người bệnh cũng nên ăn một lát bánh mì nhỏ giữa các bữa ăn hoặc trong bữa ăn chính để giảm hoạt động của acid dạ dày, từ đó giảm triệu chứng đau dạ dày.
Uống sữa ấm: Sữa ấm rất tốt cho người bệnh đau dạ dày, nhất là khi triệu chứng đau vùng thượng vị hành hạ. Khi vào dạ dày, sữa sẽ tạo thành lớp bảo vệ tự nhiên ở vùng tổn thương, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Ly sữa ấm sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày
Nắm rõ về triệu chứng đau dạ dày trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chứng bệnh tiêu hóa này và phát hiện sớm bệnh khi bản thân hoặc người xung quanh gặp phải.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!