Các tin tức tại MEDlatec
Điểm danh các loại thuốc trị mụn cóc hiệu quả và an toàn
- 04/06/2022 | Cách điều trị mụn cóc ở trẻ em các bậc phụ huynh nên biết
- 06/11/2021 | Những thông tin không thể bỏ qua trước khi đốt mụn cóc
- 18/01/2021 | Mụn cóc sinh dục là gì? Dấu hiệu và những ảnh hưởng đến người bệnh
- 14/11/2021 | Đâu mới là phương pháp điều trị mụn cóc sinh dục hiệu quả
1. Tổng quan về điều trị mụn cóc
Mụn cóc là một bệnh lý da liễu do một số chủng virus u nhú ở người - HPV gây ra. Trong một vài trường hợp, các nốt mụn cóc sẽ tự tiêu biến mà không cần thực hiện chữa trị sau 6 tháng. Dù vậy, trường hợp này khá hiếm gặp và chủ yếu diễn ra ở trẻ nhỏ.
Mặc dù mụn cóc hầu hết đều lành tính, tuy nhiên vẫn có nhiều loại mụn cóc có xu hướng phát triển nhanh, lây lan rộng nếu để lâu hoặc rất dễ tái phát trở lại. Chính vì thế, việc cần thiết nên làm sau khi bị mụn cóc là điều trị dứt điểm bệnh.
Những biểu hiện cho thấy nên thực hiện điều trị mụn cóc là:
-
Bộ phận sinh dục mọc mụn cóc.
-
Gây đau đớn.
-
Có nhiều biểu hiện đi kèm.
-
Lây lan nhanh sang các khu vực xung quanh.
-
Bị mụn cóc hơn 2 năm.
Mục tiêu chính khi chữa mụn cóc là loại bỏ virus và tiêu diệt các nốt mụn mà không gây ra các vết sẹo. Việc chọn phương pháp điều trị mụn cóc còn dựa vào vị trí, loại mụn và biểu hiện của từng bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được bác sĩ khám và tư vấn phương pháp điều trị mụn cóc phù hợp.
Mụn cóc là bệnh lý da liễu cho chủng virus HPV gây ra
2. Top loại thuốc trị mụn cóc hiệu quả
Trên thế giới hiện vẫn chưa có kỹ thuật hoặc phương pháp để loại bỏ virus gây mụn cóc (HPV) hoàn toàn. Tuy vậy, hiện vẫn có nhiều biện pháp và sản phẩm thuốc trị mụn cóc hỗ trợ đốt cháy mụn cóc, bạc sừng, ngăn ngừa HPV lây lan và loại bỏ các tổn thương da chết. Dưới đây là một vài loại thuốc chữa mụn cóc phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
2.1. Thuốc có chứa Acid salicylic
Acid salicylic là một loại hoạt chất được dùng để loại bỏ lớp ngoài da, làm bạt sừng, hỗ trợ làm mềm da xung quanh mụn cóc và có tính sát khuẩn nhẹ. Sản phẩm thuốc có chứa Acid salicylic thường được dùng để chữa nhiều chứng rối loạn về da như:
-
Vảy nến.
-
Viêm da tiết bã.
-
Mụn trứng cá.
-
Mụn cóc (trừ bộ phận sinh dục).
Acid salicylic thường được bác sĩ kê đơn với nồng độ cao hoặc thấp dưới dạng gel, miếng dán, thuốc mỡ, kem hoặc dạng đóng chai đậm đặc. Bác sĩ sẽ yêu cầu nồng độ thích hợp dựa vào mức độ trầm trọng của mụn cóc.
Tác dụng phụ:
-
Thường gặp: Nóng rát và châm chích nhẹ, có cảm giác vùng da dùng thuốc bị thiêu đốt.
-
Ít gặp: Lở loét, kích ứng da từ mức độ nhẹ đến trung bình, da bị ăn mòn (thường gặp ở trường hợp dùng Acid salicylic quá liều hoặc có nồng độ cao).
Thuốc chữa mụn cóc Acid salicylic
2.2. Thuốc trị mụn cóc Inozium
Đây là một trong sản phẩm thuốc dùng theo toa với 2 thành phần chủ yếu là Salicylic acid và Betamethasone Dipropionate. Trên thị trường hiện nay, Imiquimod được chế xuất dưới dạng kem bôi tại chỗ dùng ngoài da. Sản phẩm này hoạt động tương tự một chất điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch để chữa bệnh vẩy nến, mụn cóc, viêm da thần kinh hoặc các dạng viêm da dị ứng.
Tác dụng phụ:
-
Sưng tấy, lở loét.
-
Có cảm giác nóng rát, phản ứng viêm da cục bộ như xuất hiện mụn nước.
-
Da có biểu hiện ngứa, khô, đỏ, bong vảy, bong tróc hoặc tiết dịch.
-
Toàn thân xuất hiện các biểu hiện như mệt, đau đầu, sốt.
Lưu ý: Người ghép tạng và những bệnh nhân bị suy yếu hệ thống miễn dịch không được dùng thuốc Inozium để hạn chế các rủi ro không đáng có.
2.3. Thuốc trị mụn cóc Cantharidin
Cantharidin là một loại chất béo không mùi, không màu nằm trong nhóm terpenoid, được sản sinh bởi loài bọ cánh cứng. Theo nhiều nghiên cứu, Cantharidin có chứa độ tính nhẹ, một đốt chủ yếu được dùng để ngăn mụn cóc phát triển và chữa mụn cóc.
Các thành phần trong thuốc Cantharidin có thể khiến vùng da quanh vùng mụn cóc phồng rộp và sau khi các vết phồng rộp lành thì mụn cóc sẽ rụng đi. Trên thực tế, sản phẩm thuốc này chỉ hoạt động phía trên bề mặt da, lớp biểu bì bên trong không bị ảnh hưởng, vì vậy không để lại vết sẹo.
Vì có thể gây kích ứng da và có tính độc nhẹ, nên thuốc Cantharidin chỉ nên dùng tại chỗ khi được bác sĩ chuyên môn chỉ định. Một số phản ứng phụ là có thể gây đau đớn nhẹ và khó chịu. Đối với những nốt mụn cóc nổi dưới lòng bàn chân, việc dùng thuốc Cantharidin có thể gây nhiễm trùng hoặc gây viêm mô tế bào nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ.
Ngoài ra, những đối tượng sau không nên dùng thuốc chữa mụn cóc Cantharidin:
-
Vết bớt, nốt ruồi, da tổn thương không được chẩn đoán.
-
Mụn cóc xuất hiện ở mí mắt, niêm mạc miệng, mũi, hậu môn và quanh vùng bộ phận sinh dục.
Thận trọng: Nên sử dụng một cách thận trọng thuốc Cantharidin ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý về tuần hoàn khá. Đôi lúc, sản phẩm thuốc có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc không mong muốn.
Thuốc điều trị mụn cóc Cantharidin
2.4. Thuốc trị mụn cóc Gel Dvelinil
Đây là loại thuốc điều trị mụn cóc đến từ thương hiệu thuốc của Nga. Thuốc Gel Dvelinil được chế xuất dưới dạng gel với 3 hoạt chất chủ yếu là Natri Hydroxit, Kali hydroxit và nước cất. Công dụng chính của thuốc trị mụn này là chữa các loại mụn cóc, mụn thịt, sẹo lồi và những nốt ruồi lớn.
Cơ chế hoạt động của Gel Dvelinil là loại bỏ các tế bào da chết, tăng trưởng sản sinh các tế bào da mới. Sản phẩm này chỉ tác dụng lên các vùng da chịu tổn thương, không gây sẹo và không làm ảnh hưởng đến các vùng da xung quanh.
Gel Dvelinil được coi là sản phẩm thuốc điều trị mụn cóc an toàn, lành tính và ít khi gây ra các phản ứng phục trầm trọng. Tuy nhiên, những bệnh nhân sở hữu làn da nhạy cảm có thể bị ngứa, bị kích ứng da hoặc đỏ nhẹ khi dùng thuốc.
Thuốc gel chữa mụn cóc Gel Dvelinil
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị mụn cóc
Khi sử dụng thuốc trị mụn cóc, người bệnh cần tham khảo trước ý kiến với bác sĩ để được chỉ dẫn cụ thể, nhằm bảo đảm mang lại hiệu quả và hạn chế phát sinh phản ứng phụ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý những điểm sau trong khi chữa bệnh để tránh các rủi ro:
-
Chỉ nên bôi thuốc trực tiếp vào các nốt mụn cóc, tránh thoa thuốc vào các vùng da lành để tránh phá hủy tế bào da khỏe mạnh cũng như tránh làm da bị xót. Đồng thời không nên thoa thuốc chữa mụn cóc lên các khu vực da nhạy cảm
-
Dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ cũng như theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã in trên bao bì. Người bệnh không nên lạm dung thuốc để tránh phát sinh tác dụng phụ hoặc quá liều.
-
Sau khi tiếp xúc với mụn cóc và bôi thuốc cần vệ sinh tay thật sạch để ngăn ngừa sự lây lan. Không nên cố gắng loại bỏ mụn cóc tại nhà hoặc cào gãi bừa bãi để không gây nhiễm trùng và làm da bị tổn thương.
-
Tạo thói quen lành mạnh như ăn uống khoa học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tập thể dục thường xuyên,... để hỗ trợ điều trị chữa mụn cóc hiệu quả.
Cần rửa tay thật sạch sau khi bôi thuốc và tiếp xúc với mụn cóc
Trên đây, bài viết đã giới thiệu top các loại thuốc trị mụn cóc được đánh giá cao. Tuy nhiên, các thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo việc sử dụng thuốc nên theo chỉ định của bác sĩ, các bạn không nên tự ý dùng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, các bạn nên thăm khám trực tiếp tại chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Và để đặt lịch hẹn khám, Quý khách hãy liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!