Các tin tức tại MEDlatec
Điểm danh các nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu
- 12/07/2024 | Nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không? Thực phẩm “vàng”cho đường tiết niệu
- 17/07/2024 | Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
- 22/07/2024 | Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
1. Hệ tiết niệu có cấu tạo như thế nào và có nhiệm vụ gì?
Hệ tiết niệu cung với nhiều cơ quan trong cơ thể có vai trò duy trì sự cân bằng của nước và các chất hóa học. Hệ thống quan trọng này bao gồm 4 cơ quan là thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là vấn đề rất phổ biến
Trong đó cơ quan chính là thận nằm ở 2 bên góc xương sườn 11 và cột sống thắt lưng. Thận có hình hạt đậu và có vai trò bài tiết các chất thải ra khỏi máu nhờ bộ phận nhỏ có tên là nephron. Mỗi đơn vị lọc nephron, mỗi nephron được tạo thành từ 2 phần chính là cầu thận và ống thận. Trong cầu thận có các cuộn mạch máu bên trong, máu được đi qua các cuộn mạch để bài tiết chất thải, chất thải được đổ ra các ống thận gồm nhiều ống lượn để tái hấp thu lại nước và các chất cần thiết khác, chất thải sau khi được cô đọng lại sẽ đổ ra ống góp và để đổ ra bể thận.
Nước tiểu sẽ từ thận đi xuống 2 ống mỏng chính là niệu quản, chiều dài của cơ quan này khoảng 20 đến 25 cm. Để tránh tình trạng ứ đọng nước tiểu, các cơ niệu quản phải hoạt động co thắt liên tục để đẩy nước tiểu ra khỏi thận. Sau đó, lượng nước tiểu sẽ được thải vào bàng quang.
Bàng quang có hình quả bóng và đây là một cơ quan rỗng, được cố định bởi hệ thống dây chằng gắn với xương chậu cùng với một số cơ quan khác. Nhiệm vụ của bàng quang là lưu trữ nước tiểu. Bàng quang có thể chứa được gần 0.5 lít nước tiểu trong vòng từ 2 đến 5 tiếng.
Để phòng tránh tình trạng rò rỉ nước tiểu, các cơ vòng được đóng chặt quanh lỗ bàng quang với niệu đạo. Chiều dài niệu đạo của nam giới và nữ giới khác nhau và đây là điểm khác biệt duy nhất giữa hệ tiết niệu của nam giới và nữ giới . Niệu đạo của nữ giới nằm ở giữa âm vật và âm đạo và có chiều dài từ 3,8-5,1 cm. Niệu đạo của nam giới dài khoảng 20cm, vừa có nhiệm vụ đào thải nước tiểu và vừa có nhiệm vụ truyền tinh dịch khi xuất tinh. Do đặc điểm cấu tạo, phụ nữ thường có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn so với nam giới.
2. Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì? Triệu chứng như thế nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở bất cứ cơ quan nào trong đường tiết niệu. Tuy nhiên, các cơ quan trong hệ tiết niệu dễ gặp phải vấn đề này là bàng quang và niệu đạo.
Các triệu chứng của bệnh còn phụ thuộc vào cơ quan nào của hệ tiết niệu đang bị viêm nhiễm. Nhìn chung, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra một số triệu chứng như sau:
Người bệnh đi tiểu nhiều lần và dễ bị đau buốt khi tiểu
- Cảm giác nóng rát hoặc đau buốt khi đi tiểu.
- Tăng số lần đi tiểu và mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu thường rất ít.
- Mức độ khẩn cấp của việc đi tiểu cũng tăng lên đáng kể.
- Nước tiểu có đặc điểm bất thường, chẳng hạn như đục hơn, có màu như nước trà đặc, có lẫn máu, có mùi hôi.
- Nữ giới bị nhiễm trùng đường tiểu hay có biểu hiện đau ở vùng chậu. Trong khi đó, nam giới bị bệnh lại hay đau ở vùng trực tràng.
- Khi nhiễm trùng đường tiết niệu trên gây ảnh hưởng đến thận, sẽ vô cùng nguy hiểm. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và dẫn đến sốc, tử vong. Một số dấu hiệu cảnh báo về tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên như đau ở 2 bên lưng, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn,...
3. Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu
Mặc dù các cơ quan trong hệ tiết niệu đã được cấu tạo đặc biệt để có thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, đôi khi việc phòng thủ thất bại khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và có thể phát triển mạnh khi tấn công lên bàng quang. Như vậy, nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến chính là vi khuẩn. Sau khi xâm nhập, những vi khuẩn này sẽ gây ra những ổ viêm tại các cơ quan đường tiết niệu.
Vi khuẩn là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu
E.Coli là loại vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang khá phổ biến. Thông thường, chúng sẽ từ đường hậu môn xâm nhập vào niệu đạo. Ở nữ giới, do niệu đạo gần với âm đạo nên một số tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng tấn công niệu đạo hơn so với nam giới và cuối cùng dẫn đến viêm nhiễm hệ tiết niệu.
Ngoài nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu nêu trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh cùng được tính đến, bao gồm:
- Cấu tạo của hệ tiết niệu: Niệu đạo càng ngắn thì vi khuẩn càng dễ di chuyển đến bàng quang và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
- Hoạt động tình dục: Nếu hoạt động tình dục quá thường xuyên, nhất là ở nữ giới thì nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng hệ tiết niệu cũng sẽ cao hơn những người có tần suất hoạt động tình dục vừa phải. Bên cạnh đó, những trường hợp có nhiều bạn tình, thì nguy cơ nhiễm bệnh cũng cao hơn.
- Do sử dụng một số biện pháp kiểm soát sinh sản, chẳng hạn như màng tránh thai, thuốc diệt tinh trùng,...
- Do giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh cũng khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn.
- Giai đoạn sinh nở, nhất là những trường hợp sinh mổ thì nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu sẽ cao hơn.
- Do có dị tật bẩm sinh ở các cơ quan đường tiết niệu cũng có thể ảnh hưởng đến đường di chuyển của nước tiểu, thậm chí nước tiểu có thể bị trào ngược dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Sự tắc nghẽn trong đường tiết niệu do sỏi thận hay tăng sinh tuyến tiền liệt cũng là điều kiện thuận lợi để gây ra nhiễm trùng đường tiểu.
- Suy giảm hệ miễn dịch.
- Do phải sử dụng ống thông tiểu.
- Do phẫu thuật đường tiết niệu hoặc từng thăm khám hệ tiết niệu, nếu các dụng cụ y tế không được xử trí đảm bảo cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
MEDLATEC với hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại là địa chỉ tin cậy, được nhiều khách hàng lựa chọn
Trên đây là những thông tin cơ bản về triệu chứng và nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu có biểu hiện nghi ngờ bệnh và có nhu cầu đặt lịch khám sớm, quý khách hàng có thể liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!