Các tin tức tại MEDlatec

Điểm danh nguyên nhân tiểu ra máu và phương pháp điều trị bệnh

Ngày 15/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Tiểu ra máu có thể do chế do chế độ ăn uống nhưng cũng có thể tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, khi phát hiện dấu hiệu bất thường này, bạn cần nhanh chóng đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, tìm nguyên nhân tiểu ra máu và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. 

1. Khi nào tiểu ra máu là do bệnh lý?

Phần lớn tiểu ra máu là do yếu tố bệnh lý, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều như vậy. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn phân biệt tình trạng tiểu ra máu là do bệnh lý và do nguyên nhân khác:

Tiểu ra máu do nhiều nguyên nhân gây ra

1.1. Tiểu ra máu không phải do bệnh lý

- Nước tiểu có màu đỏ do một số loại thực phẩm: Khi thấy nước tiểu có màu đỏ hồng, bạn đừng vội kết luận đó là tình trạng tiểu ra máu. Lúc này, bạn cần nhớ lại những thực phẩm mà bạn đã dùng trong các bữa ăn trước đó. Một số loại thực phẩm khiến nước tiểu chuyển màu đỏ hồng.

- Nước tiểu đỏ do thuốc: Một số loại thuốc có thể khiến cho nước tiểu của bạn chuyển sang màu đỏ giống như máu, có thể kể đến thuốc kháng sinh Metronidazol hay Rifampicin,…

- Tiểu ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt: Khi đang trong những ngày “đèn đỏ”, nước tiểu của bạn thường có lẫn máu kinh. Do đó, khi tiểu xong, bạn sẽ thấy nước tiểu có màu hồng.

Ăn quả mâm xôi có thể khiến nước tiểu màu hồng

- Tiểu ra máu trong hoặc sau khi quan hệ: Khi “yêu” quá mức có thể gây ra tổn thương cho cơ quan sinh dục nên dẫn tới tình trạng tiểu ra máu. Nữ giới thường dễ gặp phải tình trạng này hơn so với nam giới.

1.2. Hướng dẫn nhận biết tiểu ra máu do bệnh lý

Tình trạng tiểu ra máu là khi có lẫn hồng cầu trong nước tiểu. Đôi khi có thể nhận biết hiện tượng này bằng mắt thường (trong trường hợp nước tiểu có lẫn nhiều máu). Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân cần được thực hiện xét nghiệm mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng này.

Nước tiểu lẫn máu có thể được chia làm 2 loại như sau:

- Tiểu ra máu đại thể: Có thể quan sát, nhận biết bằng mắt thường vì lượng máu trong nước tiểu nhiều. Màu nước tiểu thường có yếu tố liên quan tới thuốc hay thực phẩm đỏ nghi ngờ.

- Tiểu ra máu vi thể: Những trường hợp này rất khó để quan sát bằng mắt thường. Phần lớn bệnh nhân tình cờ phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu định kỳ hoặc phát hiện khi kiểm tra một số bệnh có liên quan.

2. Một số nguyên nhân tiểu ra máu thường gặp

Dưới đây là một số nguyên nhân tiểu ra máu thường gặp:

- Bỏng do điện giật , nhiễm ký sinh trùng sốt rét, chấn thương thận, khối u bất thường tại thận.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Kèm theo tiểu ra máu, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số biểu hiện như buốt khi tiểu, tiểu nhiều lần, nước tiểu có mùi hôi và đục, đau lưng và đau ở hai bên hông,…

Tiểu ra máu do sỏi bàng quang

-Viêm nhiễm tại thận như viêm thận bể thận- áp xe thận: Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường niệu đạo, nó có thể ngược dòng và gây nhiễm khuẩn ở niệu quản, thận. Đây cũng chính là một trong những những nguyên nhân gây viêm thận, viêm bể thận. Ngoài biểu hiện tiểu ra máu, người bệnh còn bị tiểu rắt, nôn, buồn nôn, đau thắt lưng, bị sốt và có cảm giác ớn lạnh.

- Sỏi thận và sỏi bàng quang: Những chất cặn trong nước tiểu có nguy cơ hình thành sỏi đường tiết niệu, trong đó phổ biến nhất là sỏi thận, sỏi bàng quang,… Khi bị sỏi tiết niệu, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như tiểu khó, tiểu ra máu, đau thận,…

- Tiểu máu sau gắng sức: Thường gặp ở những bệnh nhân tập thể dục với cường độ mạnh, lao động nặng nhưng không bổ sung đủ nước.

- Phì đại tiền liệt tuyến: Đây là căn bệnh thường gặp ở nhóm nam giới ở độ tuổi trung niên. Khi tuyến tiền liệt phát triển bất thường có thể gây chèn ép niệu đạo, ảnh hưởng đến dòng tiểu. Từ đó, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như tiểu ra máu, đau buốt khi tiểu, tăng tần suất tiểu, hay tiểu đêm, vừa tiểu xong đã muốn đi tiểu, bí tiểu,…

- Đặt ống thông tiểu: Một số trường hợp gặp chấn thương, sau phẫu thuật hoặc do yếu tố bệnh lý,… thường gặp nhiều khó khăn khi đi tiểu. Chính vì thế, người bệnh thường được đặt ống thông tiểu. Những ống này sẽ được đặt vào bàng quang để nước tiểu có thể dễ dàng lưu thông ra bên ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây nhiễm trùng đường tiết niệu, dẫn tới tình trạng tiểu ra máu.

- Dùng một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể gây ra những tác dụng phụ. Thậm chí dùng lâu dài có thể làm suy giảm chức năng thận và gây ra tình trạng lẫn máu trong nước tiểu.

- Ung thư: Một số loại bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang,… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tiểu ra máu. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải một số triệu chứng khác như đau vùng chậu, đau khi xuất tinh, giảm cân không rõ nguyên nhân, đau xương, có lẫn máu trong tinh dịch,…

3. Điều trị tiểu ra máu bằng phương pháp nào?

Để chẩn đoán chính xác bệnh, các bác sĩ cần thực hiện một số phương pháp như xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng, chụp bể thận, nội soi bàng quang, soi kính hiển vi đối pha,…

Thực hiện xét nghiệm để nhận biết chính xác tiểu ra máu

Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

- Với những trường hợp bệnh nhẹ, các bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để cải thiện triệu chứng.

- Với những trường hợp nặng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, chẳng hạn như mổ lấy sỏi,…

- Trong trường hợp bệnh nhân ung thư: Cần điều trị bệnh bằng một số phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.

Cần đi khám ngay nếu tiểu ra máu kèm theo các dấu hiệu bất thường

Hi vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân tiểu ra máu. Nếu còn thắc mắc hoặc muốn đặt lịch kiểm tra sức khỏe đường tiết niệu, mời bạn gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ nhân viên tư vấn của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn cụ thể.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.