Các tin tức tại MEDlatec
Diphenhydramine - Thuốc kháng Histamin, giảm dị ứng, chống say xe
- 17/11/2024 | Điểm danh những loại thuốc bôi viêm da dị ứng hiệu quả
- 17/11/2024 | Etoricoxib - Thuốc hỗ trợ giảm đau và những lưu ý cần biết khi sử dụng
- 17/11/2024 | Cách trị đau họng rát cổ tại nhà hiệu quả, không cần dùng thuốc
- 18/11/2024 | Thuốc xịt mũi Spray: Liều dùng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
- 18/11/2024 | Những lưu ý khi dùng thuốc xoang Nhất Nhất bạn cần ghi nhớ
1. Diphenhydramine là thuốc gì?
Diphenhydramine thuốc nhóm thuốc kháng Histamin, đối kháng thụ thể Histamin H1. Các dạng bào chế phổ biến của loại thuốc này hiện nay là:
- Dạng viên nén, viên bao phim: Hàm lượng 25mg hoặc 50mg.
- Dạng viên nén nhai: Hàm lượng 12.5mg.
- Dạng viên nang: Hàm lượng 25mg hoặc 50mg.
- Dạng dung dịch uống, siro, cồn ngọt: Hàm lượng 12.5mg/5ml.
- Dạng kem, gel và dung dịch dùng tại chỗ: Hàm lượng 1% hoặc 2%.
- Dạng tiêm: Diphenhydramine hydroclorid 10 mg/ml, 50 mg/ml.
Diphenhydramine có thể được điều chế theo nhiều dạng
2. Tác dụng chính của thuốc Diphenhydramine
Tác dụng chính của thuốc Diphenhydramine là giúp giảm triệu chứng dị ứng thông qua cơ chế đối kháng với Histamin, hỗ trợ an thần, chống buồn nôn và chống co thắt.
3. Chỉ định và chống chỉ định
3.1. Chỉ định
Với tác dụng phổ rộng, Diphenhydramine có thể được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:
- Điều trị giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng ở người bị viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng.
- Người cần cải thiện chất lượng giấc ngủ về đêm.
- Người cần chống nôn, phòng chống say xe.
- Người cần điều trị phản ứng loạn trương lực do tác nhân Phenothiazine gây ra.
Diphenhydramine giúp chống nôn, phòng ngừa say xe
3.2. Chống chỉ định
Các trường hợp chống chỉ định, không nên dùng thuốc Diphenhydramine bao gồm:
- Người bị dị ứng với thành phần nào trong thuốc Diphenhydramine hoặc một số loại thuốc kháng Histamin khác sở hữu đặc tính tương tự.
- Người bị hen cấp tính.
- Trẻ sơ sinh, trẻ sinh non.
- Phụ nữ vẫn đang cho con bú.
Ngoài ra, Diphenhydramine cũng không được chỉ định cho mục đích gây tê tại chỗ (tiêm).
4. Liều lượng và cách dùng
4.1. Cách dùng
Cách dùng Diphenhydramine phụ thuộc vào từng dạng điều chế cụ thể. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào chứa hoạt chất này, bạn hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
Diphenhydramine dạng viên có thể dùng theo đường uống
4.2. Liều lượng
4.2.1. Liều dùng cho người lớn
a. Nếu dùng theo đường uống
- Người cần điều trị viêm mũi, cảm lạnh: Liều dùng tương đương 25mg đến 50mg, cách 4 đến 6 tiếng lại uống một lần.
- Người bị bệnh Parkinson: Liều dùng tương đương 75mg/ngày, chia thành 3 lần uống/ngày, mỗi lần uống 25mg. Sau một thời gian, liều dùng có thể tăng lên 50mg/lần, uống 4 lần/ngày.
- Người cần chống nôn, phòng chóng mặt: Uống 25mg đến 50mg, cứ 4 đến 6 tiếng lại uống một lần.
- Người cần an thần, gây ngủ: Uống 50mg/lần, trước lúc đi ngủ khoảng 20 đến 30 phút. Thời gian dùng thuốc không kéo dài quá 7 đến 10 buổi.
- Người cần trị ho: Bổ sung 25mg dạng siro/lần, 4 đến 6 tiếng uống một lần, liều lượng không lớn hơn 150mg/ngày.
b. Nếu dùng theo đường tiêm
Ở người trưởng thành, liều dùng Diphenhydramine tối đa không quá 100mg/liều và không quá 400mg/ngày. Đồng thời, tốc độ tiêm không lớn hơn 25mg/phút. Liều lượng tiêm cụ thể điều chỉnh thay đổi tùy theo đối tượng.
- Người bị viêm mũi dị ứng, cảm lạnh hoặc cần chống loạn trương cơ lực: Từ 10 đến 50mg, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Người cần điều trị chống nôn, phòng phòng chóng mặt: Khi mới điều trị, liều dùng vào khoảng 10mg sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Sau đó, liều dùng có thể tăng lên 20 đến 50mg, cách 2 đến 3 giờ tiêm một lần.
- Người cao tuổi: Khoảng 25mg/lần, tiêm 2 đến 3 lần/ngày, hoặc tăng liều trong trường hợp cần thiết.
4.2.2. Liều dùng cho trẻ em
a. Nếu dùng theo đường uống
- Trẻ từ 2 đến dưới 6 tuổi: Uống 6.25mg/lần, cách 4 đến 6 tiếng lại uống một lần, liều dùng tối đa không vượt quá 37.5mg/ngày.
- Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: Uống 12.5mg đến 25mg/lần, cách 4 đến 6 tiếng lại uống một lần. Trường hợp trị ho, liều dùng không lớn hơn 75mg/ngày.
b. Nếu dùng theo đường tiêm
- Điều trị dị ứng, chống nôn, chóng mặt, chống say xe: 1.25mg/kg sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều lượng sử dụng tối đa trong ngày không quá 300mg.
- Điều trị chống loạn trương lực cơ: Diphenhydramine sử dụng để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều lượng từ 0.5 đến 1mg/liều.
Lưu ý: tất cả các thông tin liều lượng ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ.
5. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Diphenhydramine
5.1. Tác dụng phụ thường gặp
- Buồn ngủ nhẹ.
- Đau nhức đầu.
- Kích động.
- Dịch tiết phế quản có xu hướng đặc hơn bình thường.
- Buồn nôn.
- Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, táo bón.
- Đau bụng.
- Chán ăn.
- Miệng khô.
- Niêm mạc khô.
- Cân nặng tăng.
Diphenhydramine thường gây buồn ngủ nhẹ
5.2. Tác dụng phụ ít gặp
- Tụt huyết áp.
- Nhịp tim tăng.
- Mất ngủ.
- Trầm cảm.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Phát ban.
- Phù mạch.
- Khó đi tiểu.
- Đau nhức cơ.
- Hay bị run.
- Mắt nhìn mờ.
- Chảy máu mũi.
- Phế quản co thắt.
- Viêm gan,…
5.3. Tác dụng phụ khó xác định tần suất
- Xét nghiệm kiểm tra cho thấy tình trạng mất bạch cầu hạt.
- Nổi mề đay.
- Khó thở.
- Bị phù mạch.
6. Lưu ý cần biết trước khi sử dụng thuốc Diphenhydramine
6.1. Tương tác của thuốc
Khả năng tương tác của thuốc Diphenhydramine thể hiện qua một số điểm sau:
- Diphenhydramine có xu hướng gia tăng tác dụng phụ khi người bệnh dùng chung với các loại thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương như thuốc ngủ, thuốc an thần.
- Diphenhydramine làm tăng tác dụng của nhiều loại thuốc kháng Cholinergic khi kết hợp cùng nhau.
- Diphenhydramine có thể tương tác với nhiều loại thuốc chuyển hóa CYP2D6.
Mọi người cần thận trọng khi dùng chung Diphenhydramine với những loại thuốc khác
6.2. Xử lý khi uống quá liều, quên liều
Sử dụng quá liều Diphenhydramine có thể khiến người dùng bị giãn đồng tử, rơi vào trạng thái kích động, xuất hiện ảo giác,... Trường hợp bị ngộ độc thuốc nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải rửa dạ dày kết hợp một số biện pháp giải độc khác. Để hạn chế rủi ro không đáng có, bạn phải luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng dùng Diphenhydramine.
Trường hợp không uống đủ liều Diphenhydramine quy định trong ngày, bạn chỉ cần bổ sung nếu nhớ ra. Thế nhưng nếu nhận thấy sắp đến lúc phải uống liều kế tiếp, không cần phải bổ sung liều thuốc đã quên trước đó.
6.3. Những lưu ý khác
Trước khi dùng thuốc Diphenhydramine bạn cần ghi nhớ thực hiện một vài lưu ý quan trọng sau:
- Không dùng thuốc Diphenhydramine hơn 2 tuần liên tục nếu chưa tham khảo tư vấn của bác sĩ.
- Không uống rượu bia khi dùng thuốc.
- Liệt kê đầy đủ những loại thuốc đang dùng cho bác sĩ nắm rõ trước khi được kê đơn dùng thuốc Diphenhydramine.
- Thông báo tình trạng sức khỏe, bệnh lý đang mắc phải để bác sĩ khám cho trước khi được kê đơn sử dụng Diphenhydramine.
- Thận trọng khi cho trẻ nhỏ dùng những loại thuốc chứa Diphenhydramine.
- Luôn chú ý theo dõi thay đổi bất thường trong cơ thể. Nếu nhận thấy biểu hiện khác lạ, bạn nên tạm ngừng dùng thuốc và thông báo kịp thời cho bác sĩ hoặc nhờ người đưa đến cơ sở y tế để được trợ giúp
- Dùng thuốc thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng Diphenhydramine.
Dễ thấy rằng Diphenhydramine có tác dụng kháng Histamin khá tốt. Tuy nhiên việc sử dụng sử dụng loại thuốc này cần phải thận trọng. Để hạn chế rủi ro, biến chứng không mong muốn khi dùng thuốc, bạn hãy kiểm tra sức khỏe, tham vấn ý kiến của bác sĩ. Một địa chỉ y tế uy tín bạn có thể tìm đến là Hệ thống Y tế MEDLATEC với bề dày kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài của MEDLATEC - 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!