Các tin tức tại MEDlatec
Giải đáp thắc mắc: bệnh lao phổi có đi làm được không?
Giải đáp thắc mắc: bệnh lao phổi có đi làm được không?
Lao phổi chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, là bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan nghiêm trọng. Đây cũng là lý do khiến nhiều người băn khoăn không biết bệnh lao phổi có đi làm được không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về điều này thì bài viết sau sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
1. Tổng quan về bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm mạnh, do trực khuẩn lao gây nên, là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm phổi do trực khuẩn lao. Người bị lao phổi thường có triệu chứng: ho ra máu, ho kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, đau ngực, sốt, khó thở,...
Cơ chế lây nhiễm và hình thành bệnh lao phổi
Một số trường hợp gọi là lao tiềm ẩn vì bị vi khuẩn lao tấn công nhưng lại không có triệu chứng nào. Đối với bệnh lý này, người bệnh không biết mình mang bệnh và cuộc sống của họ cũng không chịu bất cứ ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển lao hoạt động với sự bùng phát triệu chứng chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng.
Để biết bệnh lao phổi có đi làm được không thì trước tiên bạn cần biết về con đường lây nhiễm của bệnh lao phổi gồm:
- Sinh hoạt chung: nếu sinh hoạt chung môi trường sống, đồ dùng với người bị lao thì rất dễ lây bệnh.
- Đường hô hấp: trực khuẩn lao trong cơ thể người bệnh có thể phát tán ra không khí khi họ nói chuyện, hắt hơi, ho,... và tồn tại trong môi trường không khí tới nhiều tháng liền. Người khỏe mạnh khi tiếp xúc với môi trường chứa khuẩn lao thì khả năng cao cũng sẽ bị lây bệnh.
- Cọ xát: cọ xát gần với bệnh nhân lao phổi cũng có nguy cơ lây bệnh vì khi vi khuẩn lao có mặt ở các vết thương hở của người bệnh sẽ có điều kiện phát tán trong không khí và nếu tiếp xúc với chúng, người bình thường sẽ bị lây bệnh.
Con đường lây nhiễm lao và triệu chứng nhận biết bệnh lao phổi
- Từ mẹ sang con: xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp giữa 2 mẹ con.
- Đường tình dục: hôn nhau chính là con đường để vi khuẩn lao lây lan. Vì thế, khi một trong hai người bị lao phổi thì tốt nhất là hãy hạn chế tiếp xúc và quan hệ tình dục để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm lao phổi.
2. Người bị bệnh lao phổi có đi làm được không?
2.1. Có đi làm được không khi bị bệnh lao phổi?
Người mắc bệnh lao phổi có đi làm được không là mối quan tâm chung của đại đa số bệnh nhân lao. Từ những con đường lây nhiễm nêu trên thì có thể thấy rằng lao phổi có thể lây nhiễm nhanh và rất dễ dàng, vì thế, nếu bị lao phổi và chưa được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn thì người bệnh không được đi làm.
Khi người bệnh lao phổi ho, sổ mũi, hắt hơi,... vi khuẩn lao sẽ phát tán ra không khí và từ đó khiến cho người bình thường bị lây bệnh. Vì thế, chỉ khi các triệu chứng của lao phổi được điều trị khỏi thì nguy cơ lây bệnh mới không còn. Trường hợp không được phát hiện và điều trị thì một bệnh nhân lao phổi trung bình mỗi năm có thể lây truyền cho 10 - 15 người. Trong thời gian đang điều trị bệnh, người bệnh nên ở nhà để không lây lan bệnh cho những người xung quanh.
Có một số bệnh nhân đã tiếp xúc với khuẩn lao nhưng không khởi phát triệu chứng, không lây nhiễm. Đây là trường hợp lao tiềm ẩn. Tuy nhiên, ngay cả lao tiềm ẩn thì vẫn có nguy cơ tiến triển lao phổi bất cứ lúc nào nếu gặp điều kiện thuận lợi. Có đến 1/2 người bị nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn trong vòng 2 năm sẽ phát triển thành lao hoạt động, số còn lại không khởi phát hoặc khởi phát muộn hơn. Vì thế, bất cứ khi nào bệnh nhân lao phổi cũng có nguy cơ lây bệnh cho cộng đồng, nhất là ở trong điều kiện không gian chật hẹp, không gian kín, các cuộc họp đông người.
2.2. Trường hợp nào người bị lao phổi được đi làm?
Như vậy, bệnh lao phổi có đi làm được không câu trả lời đã được nói đến phía trên. Khi còn khả năng lây nhiễm cho người khác thì bệnh nhân lao phổi không nên đi làm. Như vậy cũng có nghĩa là khi họ đã được điều trị khỏi bệnh, vi khuẩn lao không còn khả năng lây nhiễm nữa thì họ có thể đi làm bình thường.
Số đông bệnh nhân lao phổi thể hoạt động nếu được điều trị tích cực sẽ giảm dần triệu chứng và không còn khả năng lây nhiễm sau ít nhất 2 tuần. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sau 2 tuần họ có thể đi làm bình thường mà vẫn cần hoàn thành hết phác đồ điều trị trong khoảng 6 - 9 tháng để ngăn chặn triệt để nguy cơ lây và tái phát bệnh. Sau khi đã được điều trị khỏi và đi làm lại, người bệnh vẫn cần tái khám đúng lịch hẹn để đánh giá nguy cơ tái phát lao.
Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để biết được chính xác bệnh lao phổi có đi làm được không
Mặc dù người đang điều trị lao phổi được khuyến cáo không đi làm và chỉ đi làm lại sau khi đã điều trị khỏi; nhưng triệu chứng bệnh ở mỗi người không giống nhau nên khoảng thời gian điều trị khỏi cũng khác nhau. Thời gian đi làm trở lại sau khi bị lao phổi phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả điều trị của người bệnh.
Mặt khác, mặc dù đã được điều trị khỏi thì lao phổi vẫn có thể tái phát. Vì thế, việc khám sức khỏe định kỳ hoặc theo mốc thời gian được bác sĩ hẹn là điều mà bệnh nhân lao phổi không nên bỏ qua.
Hy vọng những thông tin đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc trả lời được băn khoăn bị bệnh lao phổi có đi làm được không. Thời gian hồi phục để đi làm lại của mỗi bệnh nhân không giống nhau nên muốn có được câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này với trường hợp của mình, tốt nhất người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để biết được tình trạng sức khỏe hiện tại và có câu trả lời cụ thể về thời điểm có thể đi làm.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến bệnh lao phổi, quý khách hàng có thể trao đổi qua số điện thoại 1900 56 56 56 để nhận được thông tin hữu ích từ tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!