Các tin tức tại MEDlatec

Giải đáp thắc mắc: Phù chân có phải sắp sinh?

Ngày 26/05/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khi mang thai, phụ nữ thường phải trải qua nhiều sự thay đổi của cơ thể để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Trong đó, phù chân là một hiện tượng rất phổ biến ở các sản phụ, nhất là thời điểm 3 tháng cuối của thai kỳ. Vậy tình trạng phù chân có phải sắp sinh? Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, các mẹ bầu đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích của bài viết nhé!

1. Phù chân có phải sắp sinh?

Phần lớn các chị em phụ nữ khi mang thai đều hoang mang trước tình trạng chân tay trở nên phù nề. Đặc biệt, hiện tượng này thường phổ biến hơn hoặc tiến triển nặng nề hơn vào những tháng gần cuối thai kỳ. Đây cũng là thời điểm mẹ bầu bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ nên nhiều người thắc mắc rằng phù chân có phải sắp sinh? Theo bác sĩ, khi bào thai phát triển lớn hơn sẽ chiếm nhiều diện tích trong khoang bụng của mẹ. Đồng thời gây ra một sức ép rất lớn lên các tĩnh mạch dưới và gây cản trở máu lưu thông dẫn đến phù nề.

Phù nề chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Đối với những chị em đang mang thai ở tháng thứ 9 của thai kỳ thì biểu hiện phù nề chân có thể được xem là dấu hiệu cảnh báo em bé sắp chào đời. Đi kèm với tình trạng phù chân thì cơ thể thai phụ còn xuất hiện một số dấu hiệu khác như thường xuyên đi tiêu, xuất hiện cơn co tử cung, đau mỏi lưng nhiều, bụng bầu nặng nề và tụt xuống, dịch âm đạo ra nhiều hơn,... Đặc biệt, nếu mẹ bầu nhận thấy cơ thể thay đổi bất thường với những biểu hiện dưới đây thì cần phải đi thăm khám bác sĩ để theo dõi tình trạng thai nhi. Cụ thể như:

  • Tử cung ra máu báo hoặc vỡ nước ối.

  • Tần suất xuất hiện các cơn gò bụng ngày một nhiều hơn.

  • Thường xuyên bị tiêu chảy.

  • Cảm thấy phần bụng ngày càng tụt xuống dưới và xương chậu nở rộng hơn.

2. Nguyên nhân khiến chân mẹ bầu bị phù

Ngoài việc thắc mắc phù chân có phải sắp sinh không thì bạn đọc còn muốn biết tại sao chân phụ nữ khi mang bầu thường bị phù nề? Theo bác sĩ, tình trạng phù nề ở mẹ bầu có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân dưới đây:

  • Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ phải tăng cường sản sinh một lượng chất lỏng và máu nhiều hơn bình thường khoảng 50% để nuôi dưỡng bào thai. Điều này cũng khiến cho lòng tĩnh mạch bị giãn do máu dồn xuống chân nhiều hơn dẫn đến tình trạng phù nề. Đây cũng là nguyên nhân gây phù chân phổ biến nhất ở các mẹ bầu.

Phù chân do các tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép

  • Khi thai nhi phát triển, tử cung của mẹ bầu cũng dần lớn hơn khiến cho các tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép và chịu thêm nhiều áp lực. Trong khi đó, các tĩnh mạch này có chức năng vận chuyển máu từ chi dưới trở về tim nên khi chịu áp lực lớn thì một phần lưu lượng máu sẽ dồn ngược trở về chân. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho chân sản phụ trở nên sưng phù, đặc biệt triệu chứng này thường thể hiện rõ rệt ở vị trí mắt cá và bàn chân.

  • Trong quá trình mang thai, hormone cơ thể mẹ bầu sẽ có sự thay đổi và dẫn đến hiện tượng phù chân. Sự thay đổi của hormone sẽ khiến cho các thành tĩnh mạch trở nên mềm hơn. Do đó, trong quá trình bơm máu từ các chi dưới lên tim thường gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh những nguyên nhân được kể trên, tình trạng phù chân ở sản phụ còn có thể xuất phát từ một số yếu tố khác. Điển hình như:

  • Mẹ bầu thường xuyên mang các loại giày, dép có gót cao.

  • Chế độ ăn uống thiếu Kali và thừa Natri.

  • Do tính chất công việc nên mẹ bầu thường phải làm những việc nặng nhọc hoặc đứng quá lâu.

  • Thời tiết nắng nóng cũng là một yếu tố khiến tình trạng phù chân ở mẹ bầu trở nên nặng nề hơn.

3. Tình trạng phù chân là bất thường khi nào?

Mặc dù, phù chân khi mang thai được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng trong một số trường hợp tình trạng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất thường. Do đó, các mẹ bầu không nên chủ quan và cần phải đi thăm khám khi cảm thấy chân trở nên sưng phù kèm theo một số biểu hiện bất thường khác. Cụ thể như:

  • Thường xuyên đau đầu, tần suất cơn đau ngày càng nhiều hơn và mức độ nặng nề hơn.

  • Biểu hiện sưng phù chân ngày một nặng nề hơn. Bên cạnh đó, tình trạng này kéo dài và không có sự thuyên giảm mặc dù mẹ bầu đã dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.

Phù chân kèm theo triệu chứng bất thường của thị giác

  • Xuất hiện một số vấn đề liên quan đến thị giác, chẳng hạn như nhìn lờ mờ,...

  • Ngoài bàn chân, mắt cá và bắp chân thì tay và mặt cũng có biểu hiện phù nề nặng.

  • Phần dưới xương sườn thường xuyên bị đau dữ dội.

  • Thường xuyên buồn nôn và nôn.

Vậy những biểu hiện trên đây kèm theo phù chân có phải sắp sinh không? Mặc dù phù chân cũng được xem là dấu hiệu sắp sinh khi xuất hiện ở tháng cuối cùng của thai kỳ nhưng những biểu hiện trên đây thường được chẩn đoán là tiền sản giật. Đây là một hội chứng nảy sinh do tình trạng cao huyết áp thai kỳ kèm theo sự gia tăng nồng độ Protein trong nước tiểu. Nếu mẹ bầu không phát hiện sớm có thể dẫn đến hiện tượng co giật gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi và mẹ.

4. Giải pháp giúp giảm phù chân ở mẹ bầu

Hiện tượng sưng phù chân trong thời kỳ mang thai là một biểu hiện sinh lý bình thường và sẽ hoàn toàn mất đi sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, tình trạng này cũng khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu hoặc gây cản trở trong những sinh hoạt hằng ngày. Do đó, ngoài việc giải đáp phù chân có phải sắp sinh không thì các bác sĩ còn gợi ý cho sản phụ một số biện pháp giúp giảm bớt triệu chứng sưng phù ở chân. Cụ thể gồm:

  • Không nên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài: mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng và hạn chế đứng yên một chỗ quá lâu. Không nên vắt chéo chân mà hãy duỗi thẳng chân khi ngồi để tạo cảm giác thoải mái và giúp máu lưu thông dễ dàng.

Hạn chế đứng quá lâu khi mang thai

  • Dùng gối kê cao chân khi nằm, đồng thời khi ngủ nên nằm nghiêng về bên trái nhằm giảm bớt áp lực cho các tĩnh mạch chủ trong quá trình vận chuyển máu về tim. Ngoài ra, tư thế ngủ này cũng giúp cho tử cung giảm thiểu nguy cơ chèn vào các tĩnh mạch ở khung chậu.

  • Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng và massage cho bàn chân. Những bài tập này sẽ máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm bớt triệu chứng sưng phù ở chân và hạn chế nguy cơ chuột rút ở bắp chân.

  • Lựa chọn những loại giày dép thấp, thoải mái để đi lại. Tuyệt đối không mang những loại giày, dép có đế cao hoặc quai chật.

  • Không nên mang tất chân nhiều vì một số loại tất ôm bó sát vào chân sẽ khiến cho bắp chân hoặc mắt cá chân bị buộc chặt gây cản trở sự lưu thông máu.

  • Không mặc những trang phục quá bó sát vào cơ thể.

  • Mỗi ngày nên dành khoảng 15 - 20 phút để ngâm chân trong nước ấm để giảm triệu chứng sưng phù và giúp cơ thể thư giãn.

Ngâm chân bằng nước ấm khoảng 20 phút mỗi ngày

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, trung bình mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 2 - 2.4 lít nước.

  • Đối với những trường hợp phù chân do thiếu chất Kali thì mẹ bầu nên tăng cường bổ sung Kali bằng các thực phẩm như rau củ quả. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai không nên ăn mặn nhiều, hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh hoặc có chứa thành phần cafein.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc cảm thấy hài lòng với phần giải đáp cho thắc mắc phù chân có phải sắp sinh. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã chia sẻ thêm một số giải pháp hữu ích giúp giảm bớt triệu chứng phù chân. Do đó, bạn đọc đừng quên lưu lại và chia sẻ những thông tin này cho người thân và bạn bè nhé!

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.