Các tin tức tại MEDlatec
Giải đáp thắc mắc: Tiêm vắc xin cho bà bầu cần lưu ý điều gì?
- 11/04/2021 | Hỏi đáp: Khi nào tiêm vắc xin cúm cho bà bầu hiệu quả nhất?
- 25/04/2021 | Tư vấn: Có cần thiết phải tiêm vắc xin quai bị cho bé không?
- 25/04/2021 | Bị sưng tại chỗ tiêm vắc xin cần làm gì và tư vấn của chuyên gia
1. Tiêm vắc xin cho bà bầu cần lưu ý điều gì - niềm băn khoăn của nhiều thai phụ
Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn do những thay đổi phù hợp để nuôi dưỡng thai, vì thế nguy cơ mắc bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm cao hơn. Một số bệnh truyền nhiễm mắc trong thai kỳ còn đe dọa đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Để bảo vệ mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh, tiêm phòng vắc xin là biện pháp đơn giản mà hiệu quả được khuyến cáo.
Bà bầu có thể tiêm phòng 1 số vắc xin trong thai kỳ
Vậy tiêm vắc xin cho bà bầu cần lưu ý điều gì? Để đảm bảo hiệu quả tiêm phòng cũng như ngăn ngừa biến chứng có thể gặp phải, bà bầu cần lưu ý những điều sau:
1.1. Lưu ý tới thời điểm tiêm phù hợp
Các loại vắc xin khác nhau được điều chế khác nhau, có thể chứa virus sống, virus giảm độc lực, virus bất hoạt hoặc chỉ chứa kháng nguyên virus. Vì thế thời điểm tiêm các loại vắc xin là khác nhau, với vắc xin cần thời gian tạo miễn dịch lâu hơn hoặc chứa virus sống có thì đều được khuyến cáo nên tiêm trước thai kỳ.
Với những vắc xin này, phụ nữ có ý định mang thai nên hoàn thiện mũi tiêm cuối cùng trước khi mang thai từ 1 - 3 tháng.
Thời điểm tiêm phòng vắc xin với bà bầu rất quan trọng
Vắc xin bất hoạt an toàn hơn, có thể tiêm trong thai kỳ để giúp cơ thể mẹ hình thành kháng thể miễn dịch. Điều quan trọng là kháng thể miễn dịch của mẹ có thể truyền cho thai nhi, giúp trẻ sinh ra được bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh trong những tháng đầu tiên.
1.2. Theo dõi sau tiêm phòng
Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể mẹ bầu có thể gặp phải những phản ứng tại chỗ hoặc nguy hiểm hơn là phản ứng sốc, dị ứng. Nếu không xử lý y tế kịp thời, phản ứng cơ thể này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai. Do đó các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu sau tiêm phòng vắc xin nên ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút, nếu không có biểu hiện bất thường có thể tiếp tục theo dõi tại nhà.
1.3. Chăm sóc sau tiêm phòng
Sau khi tiêm phòng, cơ thể cần thời gian thích ứng và tạo miễn dịch kháng bệnh. Để quá trình này diễn ra thuận lợi hơn, người mẹ nên lưu ý chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là các loại rau xanh và trái cây giàu Vitamin.
2. Những vắc xin không nên tiêm trong thai kỳ
Những vắc xin sau được khuyến cáo nên hoàn thành trước khi mang thai từ 1 - 3 tháng, tùy theo từng loại vắc xin để đảm bảo an toàn và hiệu quả phòng bệnh trong suốt quá trình mang thai.
Vắc xin sởi - quai bị - Rubella kết hợp nên hoàn thành trước khi mang thai
2.1. Vắc xin sởi - quai bị - rubella kết hợp
Vắc xin này giúp cơ thể đồng thời tạo miễn dịch với 3 bệnh lý nguy hiểm dễ lây truyền qua đường hô hấp là Sởi, quai bị và Rubella. Đặc biệt với mẹ bầu, nếu mắc những bệnh này trong thời gian thai kỳ, thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng lớn như: suy dinh dưỡng thai, dị tật thai, thai chết lưu, thai sinh non,… Virus Rubella có khả năng xâm nhập vào thai, ảnh hưởng tới sự hoàn thiện của não, mắt, tim, tai của thai nhi và gây ra nhiều di chứng sức khỏe.
Thời gian tiêm phòng của loại vắc xin này là hoàn thành trước khi mang thai tối thiểu từ 2 - 3 tháng.
2.2. Vắc xin viêm gan B
Viêm gan B cũng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt nếu mẹ nhiễm viêm gan B, virus có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở, khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe như: viêm gan, xơ gan sớm.
Phụ nữ độ tuổi sinh sản được khuyến cáo nên chủ động tiêm phòng vắc xin viêm gan B để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như ngăn ngừa lây nhiễm cho trẻ khi mang thai.
2.3. Vắc xin thủy đậu
Thủy đậu nếu mắc phải trong thời gian thai kỳ, trẻ sinh ra có thể bị dị tật và gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì thế nếu bạn chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng, chưa hoàn thành đủ các mũi tiêm vắc xin thủy đậu thì nên chủ động đi tiêm phòng trước khi mang thai.
2.4. Vắc xin kết hợp bạch hầu - ho gà - uốn ván
Đây là loại vắc xin kết hợp 1 mũi tiêm duy nhất, giúp phòng ngừa đồng thời 3 bệnh nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe của mẹ và thai này.
Vắc xin cúm nên tiêm phòng trước thai kỳ 1 - 2 tháng
3. Những vắc xin có thể tiêm trong thai kỳ
Khi mang thai, những vắc xin sau được các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tiêm phòng:
3.1. Vắc xin uốn ván
Uốn ván do vi khuẩn gây bệnh tồn tại rất bền vững trong môi trường tự nhiên, mẹ có thể mắc phải qua các vết thương hở nhưng phổ biến nhất là trong quá trình sinh nở. Nên tiêm phòng vắc xin uốn ván nếu mang thai lần đầu và chưa tiêm phòng trong 5 năm gần đây. Cần hoàn thành đầy đủ 2 mũi tiêm, mũi tiêm đầu tiên trong 3 tháng giữa thai kỳ và mũi tiêm thứ 2 trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng, sau mũi tiêm thứ nhất tối thiểu 1 tháng.
3.2. Vắc xin ho gà hoặc vắc xin kết hợp bạch cầu - ho gà - uốn ván
Loại vắc xin này thai phụ có thể tiêm trong tuần thai từ 27 - 35 để phòng bệnh ho gà sớm ở trẻ sơ sinh.
Vắc xin uốn ván nên hoàn thành trước khi sinh 1 tháng
Điều quan trọng là mẹ bầu cần tiêm đủ vắc xin ở thời điểm thích hợp trước hoặc trong thai kỳ để đảm bảo cơ thể và thai nhi được bảo vệ tốt nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!