Các tin tức tại MEDlatec
Giải đáp: Thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
- 12/06/2021 | Các phương pháp điều trị thoát vị bẹn phổ biến hiện nay
- 14/11/2020 | Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ nên biết
- 12/06/2021 | Các dấu hiệu điển hình của thoát vị bẹn bạn nên biết
1. Tổng quan về tình trạng
Khi có sự kết hợp giữa hai yếu tố là thành bụng và tăng áp lực xảy ra tại chỗ thoát vị sẽ gây thoát vị bẹn. Các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn hay các điểm yếu của thành bụng trên nếp bẹn xuống dưới da, hoặc có thể là xuống vùng bìu.
Thoát vị bẹn thường xuất hiện ở nam giới
Thoát vị bẹn có những đặc điểm và dấu hiệu nhận biết sau:
Ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, nam giới có tỷ lệ mắc nhiều hơn so với nữ.
-
Người bệnh đau tức vùng bẹn bìu, trong đó, một bên bìu to lên không gây đau diễn ra không liên tục.
-
Nếu ít vận động và nằm nghỉ sẽ hết cảm giác tức. Vì vậy mà nó gây sự chủ quan cho người bệnh.
-
Do đó khi không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ nặng hơn và gây đau đớn vì sự chèn ép các cơ quan trong khoang bụng và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Các nguyên nhân gây bệnh thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn có 3 nguyên nhân chính gây bệnh. Mọi người cần biết để hạn chế nguy cơ gặp phải.
-
Bẩm sinh, khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã tồn tại ống phúc tinh mạc.
-
Cơ thành bụng yếu cũng là nguyên nhân chính gây bệnh, bao gồm những nhóm sau: béo phì, tuổi già, vết mổ vùng bẹn,… hoặc làm việc nặng nhọc thường xuyên.
-
Một số yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng như: bị táo bón kinh niên, bệnh ho kéo dài, cổ chướng, có các khối u lớn trong ổ bụng hay u đại tràng, thai kỳ,…
2. Các triệu chứng, biến chứng và chẩn đoán bệnh
Bệnh thoát vị bẹn có những triệu chứng và biến chứng cần lưu ý sau.
Triệu chứng
Các triệu chứng thường xuất hiện không rõ ràng ở giai đoạn đầu và người bệnh chỉ có cảm giác tức nhiều ở vùng bẹn. Thời gian sau, khối thoát vị sẽ không tránh khỏi trường hợp to lên và bệnh nhân sẽ thấy khối phồng ở vùng bẹn một bên hoặc hai bên. Khối phồng sẽ không xuất hiện khi nằm xuống, còn khi di chuyển, đi đứng hoặc ho, hắt xì hơi sẽ thấy rõ khối phồng. Khối thoát vị có thể được đẩy lên ổ bụng, tuy nhiên thời gian về sau khi có các biến chứng kẹt và nghẹt thì khối không thể di chuyển được.
Biến chứng
Những biến chứng thường gặp của bệnh là: người bệnh đau đột ngột, đau nhiều, dữ dội ở vùng bẹn, nhiệt độ cơ thể tăng gây nên sốt, mạch nhanh, có màu đỏ, tím hoặc sẫm ở chỗ khối phồng thoát vị. Đây là các biến chứng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời để ngăn ngừa tình trạng hoại tử khi các tạng trong túi thoát vị thiếu máu nuôi dưỡng, đe dọa tính mạng người bệnh.
Chẩn đoán
Dựa trên các triệu chứng và khám lâm sàng là chủ yếu. Bên cạnh đó là các phương pháp như siêu âm, CT-scan, hay X-quang cũng được áp dụng để xác định rõ vị trí, kích thước túi thoát vị và tình trạng quai ruột bên trong túi thoát vị.
3. Thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không? Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có khả năng chữa khỏi và không ảnh hưởng đến việc có em bé.
Các mẹ phải điều trị dứt điểm bệnh thoát vị bẹn trước khi mang thai để không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi
Ở trường hợp bệnh nhân mắc phải là nữ, có thể thụ thai. Tuy nhiên, việc mang thai gây áp lực ổ bụng làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Và khi đó, phẫu thuật chắc chắn có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bệnh nên được chẩn đoán và phẫu thuật sớm trước khi mang thai.
Tuy nhiên, ở nam giới, bệnh là một trong các yếu tố gây xoắn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh. Như vậy sẽ gây tình trạng tinh hoàn hoại tử, tăng nguy cơ vô sinh.
4. Điều trị
Phẫu thuật cắt bỏ túi thoát vị là phương pháp điều trị phổ biến. Biện pháp này còn giúp tái tạo thành bụng vững chắc. Có 2 phương pháp phẫu thuật là:
-
Phẫu thuật mổ hở: Tạo một vết cắt qua đó bịt kín chỗ bị thoát vị đó và đồng thời củng cố lại thành bụng cho bệnh nhân.
-
Phẫu thuật mổ nội soi: Tạo một vài vết cắt nhỏ và sử dụng các dụng cụ đặc biệt bịt kín khối thoát vị. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật nội soi được đánh giá cao. Bởi nó có các ưu điểm là an toàn, không gây biến chứng, thời gian để phẫu thuật ngắn chỉ trong vòng 30 đến 60 phút và ít gây đau đớn. Và sau phẫu thuật, người bệnh có thể xuất viện sớm sau 2 đến 3 ngày và hoạt động nhẹ nhàng sau 1 - 2 tuần.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh chủ yếu
Ngoài ra còn có phương pháp điều trị bảo tồn đối với trẻ dưới 6 tuổi, vì trẻ nhỏ ít bị nghẹt, ống phúc tinh mạc có thể bịt lại. Và người già yếu có các bệnh lý không thể phẫu thuật được.
Phẫu thuật mổ thoát vị bẹn thường rất ít rủi ro, tuy nhiên vẫn tồn tại các trường hợp bệnh bị tái phát lại sau 3 năm.
5. Cách phòng ngừa
Khi đã có những yếu tố đã kể trên, nên lưu ý và hạn chế những yếu tố sau:
-
Bổ sung các loại trái cây, rau quả trong thực đơn hàng ngày. Chất xơ trong các loại thực phẩm đó sẽ giúp dễ tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh táo bón.
-
Không hút thuốc hay hút thuốc thụ động, một trong những nguyên nhân gây bệnh ho mãn tính.
-
Nên hạn chế mang vác vật nặng.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
-
Đến bệnh viện gần nhất ngay khi có những dấu hiệu bất thường trên.
6. Cách phát hiện bệnh sớm ở bé trai
Bé trai thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh thường có nguyên nhân chính là bẩm sinh. Vì vậy, cần quan sát để phát hiện những dấu hiệu lạ trên cơ thể bé và chữa trị sớm để tránh các biến chứng về sau.
-
Xuất hiện khối phồng từ nhỏ, ngay khi ra đời. Đối với bé trai, khối phồng ở vùng bẹn, bìu còn đối với bé gái thì ở vùng mu-môi lớn. Và khối phồng tăng kích thước khi bé ho, khóc hay chạy nhảy.
-
Ở vùng ống bẹn, bìu có thể sờ được túi thoát vị, trong túi chứa một khối mềm, không đau.
Các bé sẽ cảm thấy khó chịu, hay khóc khi bị bệnh thoát vị bẹn
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh thoát vị bẹn và trả lời cho câu hỏi thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không. Nếu có các triệu chứng bất thường như trên, hãy đến các trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và chữa trị để không có các biến chứng về sau.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!