Các tin tức tại MEDlatec
Giải mã bệnh viêm dạ dày ruột qua 6 vấn đề liên quan
- 03/08/2022 | Góc giải đáp: Đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày?
- 07/05/2022 | Kinh nghiệm điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính
- 16/03/2022 | Nhận diện triệu chứng viêm dạ dày ở trẻ em điển hình nhất
1. Như thế nào là viêm dạ dày ruột?
Viêm dạ dày ruột được hiểu là tình trạng viêm niêm mạc tại đường ruột (dạ dày, ruột non và đại tràng) do nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn, vi rút hay kí sinh trùng. Cụ thể như sau:
-
Virus gây bệnh phổ biến nhất là Norovirus và Rotavirus.
-
Vi khuẩn gây bệnh: Tụ cầu, E.coli, Shigella,...
-
Ký sinh trùng: Giardia intestinalis, Cryptosporidium parvum, Entamoeba histolytica.
Viêm dạ dày ruột gây lên chủ yếu do các vi khuẩn, virus
Viêm dạ dày ruột thường gây ra các cảm giác khó chịu cho người bệnh, song có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng diễn biến nghiêm trọng, đặc biệt là với người bị suy giảm miễn dịch, sức đề kháng kém hoặc trẻ nhỏ. Do đó, sớm phát hiện và có cách điều trị bệnh vẫn là điều cần được chú trọng.
2. Triệu chứng nhận biết viêm dạ dày ruột
Khi mắc bệnh, người bệnh trường xuất hiện các triệu chứng cơ bản như sau:
-
Tiêu chảy kéo dài. Đây cũng là triệu chứng điển hình của bệnh.
-
Đau bụng, buồn nôn và có thể liên tục ói mửa.
-
Có thể sốt cao hoặc xuất hiện các cơn ớn lạnh.
-
Đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, mất sức.
-
Miệng và lưỡi liên tục có cảm giác khô,
-
Đi tiểu ít.
-
Chán ăn, đắng ở miệng.
Tiêu chảy là triệu chứng điển hình của bệnh lý
Nếu xuất hiện tiêu chảy và nôn mửa kéo dài, người bệnh thường có xu hướng bị mất nước nhiều và xuất hiện các biểu hiện như:
-
Hôn mê.
-
Mất nhận thức.
-
Tim đập nhanh bất thường.
-
Người bệnh có dấu hiệu yếu sức.
-
Người bệnh liên tục sốt cao trên 38 độ trong nhiều ngày.
-
,...
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nói trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế được được chẩn đoán nhanh chóng tình trạng và có phương pháp điều trị kịp thời.
3. Biến chứng đối với người bệnh
Viêm dạ dày ruột có thể tự khỏi nhưng cũng có thể phát triển gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe như:
-
Mất nước kéo dài nhiều ngày khiến cơ thể giảm lượng máu cung cấp tới các cơ quan, tụt huyết áp,... dẫn đến ảnh hưởng tới chức năng của thận.
-
Các biến chứng liên quan đến xương khớp, viêm da, viêm kết mạc,...
-
Thành ruột và viêm mạc dạ dày bị tổn thương dễ gây đến tình trạng thiếu men lactose.
-
Với trẻ em bị viêm dạ dày cấp có do vi khuẩn E.coli gây ra có thể gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu tiểu cầu và suy thận.
4. Các cách chẩn đoán cho người bệnh
Thông thường, viêm dạ dày ruột sẽ được chẩn đoán sơ bộ thông qua các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Để loại trừ các tình trạng sức khỏe có biểu hiện tượng tự khác, người bệnh cũng sẽ được chỉ định thực hiện 1 số xét nghiệm chẩn đoán như sau:
-
Xét nghiệm phân nhằm tìm và phát hiện các virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh.
-
Nội soi dạ dày - đại tràng nhằm phát hiện dấu hiệu của bệnh.
5. Cách điều trị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể được điều trị với các phương pháp sau:
Bổ sung nhiều nước
Để bổ sung nhiều nước một các hiệu quả, người bệnh cần lưu ý tới các vấn đề sau:
-
Nên uống khoảng 200ml nước sau mỗi lần đi tiêu chảy.
-
Nếu liên tục ói mửa, nên đợi sau từ 5 - 10 phút mới uống nước. Đồng thời, nên uống một cách chậm rãi, không nên vội vàng.
-
Không uống các loại đồ uống có chứa nhiều đường, có vị ngọt. Thay vào đó, nên uống nước đã đun sôi, nước điện giải.
Người bệnh cần bổ sung nhiều nước và điện giải
Sử dụng thuốc
-
Trong trường hợp bị tiêu chảy quá nhiều, người bệnh có thể sử dụng Loperamide để giảm số lần vệ sinh. Nên có sự tư vấn của bác sỹ trước khi dùng thuốc.
-
Nếu người bệnh gặp tình trạng sốt cao hoặc đau đầu thì có thể sử dụng Ibuprofen hoặc Paracetamol.
-
Sử dụng prochlorperazine hoặc ondansetron để giảm tình trạng nôn mửa của người bệnh.
-
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ sau khi được thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở y tế.
Cải thiện chế độ ăn uống
Khi bị viêm dạ dày ruột, người bệnh nên cố gắng thực hiện chế độ ăn uống như sau:
-
Không sử dụng các món ăn, các loại thực phẩm cay nóng, có chứa nhiều chất béo hay dầu mỡ.
-
Cố gắng ăn sớm nhất có thể, không bỏ bữa và ăn nhiều rau xanh để bổ sung các khoáng chất và nước.
-
Có thể bắt đầu ăn với bánh mì và gạo nguyên cám.
6. Cách phòng ngừa bệnh lý hiệu quả
Để tránh và giảm tối thiểu các nguy cơ mắc bệnh, bạn cần lưu ý và áp dụng các biện pháp sau:
-
Rửa tay thường xuyên và đảm bảo đúng cách với nước, xà phòng nhất là sau khi đi vệ sinh hoặc chế biến đồ ăn.
-
Thường xuyên dọn dẹp nhà ở, khử trùng bề mặt với các đồ vật có nguy cơ bị nhiễm bẩn và nhiễm khuẩn.
-
Nên giặt riêng quần áo hoặc các đồ dùng đã bị nhiễm bẩn trước đó của người bệnh như quần áo, chăn màn. Nên cùng nước nóng là tốt nhất.
-
Không dùng chung khăn tắm hay đồ vệ sinh cá nhân với người bệnh.
-
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi sơ chế cũng như chế biến. Ví dụ như rửa nhiều lần với nước sạch, nấu chín, không ăn đồ quá hạn, đồ ôi thiu.
-
Nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt là khi nghi ngờ mắc bệnh với các dấu hiệu bệnh lý.
-
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Trong đó ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm sạch, rau củ quả tươi.
Bố mẹ nên tập cho bé thói quen rửa tay với nước sạch và nước rửa tay
Trên đây là tổng hợp các thông tin về viêm dạ dày ruột mà MEDLATEC muốn gửi tới bạn đọc. Khi nhận thấy tình trạng sức khỏe không có xu hướng thuyên giảm sau vài ngày, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám chính xác. Trong trường hợp bạn đang cần tìm một địa chỉ kiểm tra - chẩn đoán đảm bảo chính xác thì có thể tham khảo ngay tại Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC.
Với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và đầy đủ, MEDLATEC mang đến chất lượng dịch vụ nhanh nhất - tốt nhất - chính xác nhất và đặc biệt là tiện ích nhất. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn hỗ trợ thăm khám tất cả các ngày trong tuần, thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ.
Quý vị vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch nhanh nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!