Các tin tức tại MEDlatec

Giải mã nguyên nhân gây ra tiêu chảy sốt ớn lạnh

Ngày 20/10/2021
Đau bụng tiêu chảy kèm theo sốt và cơn ớn lạnh là những triệu chứng bệnh khiến nhiều người vô cùng lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Theo các chuyên gia, tiêu chảy sốt ớn lạnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và cần phải có phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp, kịp thời để hạn chế nguy cơ biến chứng. 

1. Những nguyên nhân gây tiêu chảy sốt ớn lạnh

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị tiêu chảy sốt ớn lạnh, nhưng những đối tượng có nguy cơ cao là trẻ nhỏ, người già và những người thường xuyên ăn thức ăn nhiễm khuẩn, sống trong môi trường ô nhiễm.

Tiêu chảy kèm theo tình trạng sốt ớn lạnh thường là biểu hiện của bệnh tiêu chảy cấp. Trong đó, nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp có thể là do bệnh nhân bị nhiễm phải một số loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Chẳng hạn như bệnh nhân bị nhiễm virus rota, vi khuẩn Salmonella,… khi ăn phải một số loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn đã bị ôi thiu do để lâu ngày hoặc tiếp xúc với phân người bệnh bị nhiễm khuẩn.

Khi bị tiêu chảy cấp: Người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng và có hiện tượng sủi bọt, phân có dính chất nhầy, thậm chí có lẫn máu trong phân. Một số trường hợp có thể kèm theo sốt và ớn lạnh.

Tiêu chảy do bệnh viêm đại tràng

Ngoài tiêu chảy cấp, tình trạng tiêu chảy sốt ớn lạnh còn có thể do một số bệnh về đường tiêu hóa gây ra, chẳng hạn như:

Bệnh viêm đại tràng mạn tính hay bệnh viêm đại tràng co thắt: Khi lớp lót bên trong đại tràng bị viêm gây ra hiện tượng rối loạn chức năng đại tràng và dẫn tới một số biểu hiện như tiêu chảy, đau và chướng bụng, khó thở và sụt cân.

Trào ngược dạ dày: Những bệnh nhân mắc một số bệnh lý về dạ dày, nhất là tình trạng trào ngược dạ dày cũng có thể gây ra tiêu chảy, ớn lạnh và đôi khi có kèm theo sốt nhẹ. Bên cạnh đó, người bệnh còn thấy khó chịu do dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng,…

Lồng ruột: Bệnh lồng ruột thường xảy ra ở trẻ em. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh là tiêu chảy, sốt, nôn và buồn nôn, chướng bụng, da nhợt nhạt,…

Trẻ bị lồng ruột cũng gây tiêu chảy kèm sốt, ớn lạnh

Tắc ruột: Bệnh tắc ruột phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 3 tháng đến 2 tuổi. Bệnh gây ra sự tắc nghẽn mạch máu đến ruột cùng với một số triệu chứng như tiêu chảy sốt ớn lạnh và nếu tình trạng tắc nghẽn này kéo dài sẽ có thể gây hoại tử ruột, vỡ ruột, rất nguy hiểm.

2. Phương pháp điều trị tình trạng tiêu chảy sốt ớn lạnh

Dưới đây là những biện pháp giúp khắc phục tình trạng tiêu chảy kèm theo sốt và ớn lạnh:

  • Bù nước và bù điện giải

Đây là phương pháp rất hữu ích đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh tiêu chảy. Khi đi ngoài quá nhiều lần, cơ thể sẽ bị mất nước và mất cân bằng điện giải khiến bệnh nhân có thể bị suy nhược, tụt huyết áp, vô cùng mệt mỏi,… Tùy theo mức độ bệnh mà mức độ mất nước, mệt mỏi của mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Điều quan trọng là bệnh nhân cần sớm được bồi hoàn lượng nước đã mất.

Người bệnh tiêu chảy nên bổ sung nước hoặc dung dịch điện giải

Bệnh nhân nên uống nhiều nước trong thời gian bị tiêu chảy hoặc có thể sử dụng dung dịch điện giải oresol theo hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất. Cha mẹ cần cẩn trọng hơn khi cho trẻ nhỏ sử dụng oresol. Chú ý về hạn sử dụng và nếu đã pha thuốc trong vòng hơn 24h thì không nên sử dụng mà hãy pha liều thuốc mới để đảm bảo hiệu quả.

Với một số trường hợp tiêu chảy sốt ớn lạnh chưa mua được thuốc điện giải oresol thì có thể thay thế bằng cách pha nước đường với muối tinh, hay nấu cháo và cho một chút muối để giúp người bệnh nhanh chóng cân bằng điện giải. Bệnh nhân cũng có thể uống nước ép trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

Với những trường hợp mất nước nghiêm trọng và cơ thể không hấp thu dung dịch điện giải bằng đường uống, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp truyền tĩnh mạch. Phương pháp này giúp bệnh nhân được cung cấp đủ lượng muối khoáng và nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, không nên tự truyền tĩnh mạch tại nhà mà cần truyền tĩnh mạch tại bệnh viện để được bác sĩ theo dõi.

  • Phương pháp hạ sốt tại nhà

Một số phương pháp giúp hạ sốt mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà chẳng hạn như:

+ Người bệnh nên nghỉ ngơi trong phòng thoáng nhưng cần tránh gió lùa.

+ Nới lỏng quần áo cho bệnh nhân, cần lựa chọn những bộ đồ rộng rãi và thấm hút mồ hôi.

+ Dùng khăn ấm để lau vùng cổ, vùng nách, vùng bẹn của bệnh nhân.

+ Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ

  • Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Những bệnh nhân bị tiêu chảy sốt ớn lạnh cũng cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng. Trong thời gian này, người bệnh cần bổ sung những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, nên đảm bảo ăn chín uống sôi, nên ăn chậm và có thể chia nhỏ các bữa ăn để tránh tình trạng khó ăn, buồn nôn. Nên chú ý bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ như các loại trái cây và rau củ. Có thể ăn sữa chua để giúp bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, giảm tình trạng co thắt ruột.

Không nên ăn những loại đồ ăn khó tiêu như đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, các loại hải sản, các loại đồ ăn quá mặn, rượu bia, các loại đồ uống có gas, những đồ ăn tái sống, đồ ăn để lâu ngày, đồ ăn bị ôi thiu,…

Nếu đã áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng tiêu chảy sốt ớn lạnh vẫn kéo dài và những triệu chứng ngày càng nghiêm trọng thì bạn không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ điều trị nhanh chóng, tránh những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám sớm để tiết kiệm tối đa thời gian khám bệnh.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.